Thursday 22 November 2018

MẸ NẤM - NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH PHÁT BIỂU TẠI LỄ TRAO GIẢI TỰ DO BÁO CHÍ QUỐC TẾ (Danlambao)





Vào tháng Tám khi còn ở nhà tù Việt Nam, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay tin chị được trao giải Tự do Báo chí Quốc tế của Uỷ ban Bảo vệ các Nhà báo. May mắn thay, chị sẽ được tự do và có mặt ở New York để nhận giải. Việt Nam đã trục xuất Mẹ Nấm, tên mà bạn đọc hay gọi chị, sang Hoa Kỳ cùng với gia đình.

Ảnh: DLB

Nhưng chị không lấy thế làm vui. Chị thấy giải thưởng là "không phải cho bản thân tôi," chị nói trong chuyến viếng thăm tòa soạn báo Washington Post vào tuần qua, mà cho tất cả các anh chị em blogger và những người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, nhiều người trong họ vẫn còn bị giam cầm.

Hơn nữa chị thích ở lại quê hương mình hơn để tiếp tục hoạt động, chị vừa nói với chúng tôi vừa nhìn chăm chú phòng báo chí chúng tôi với ánh mắt ao ước. Việt Nam cần tự do báo chí, chị nói, nhưng toàn bộ truyền thông đều do nhà nước làm chủ và nhà nước kiểm soát. Vào mỗi ngày thứ Ba, các cơ quan truyền thông đều nhận được lệnh của họ-đăng bài này lên, gỡ bài kia xuống, bài này thì ca tụng, bài nọ thì dối trá-từ những viên chức truyền đạt lại những chỉ thị của Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản.

Những người đồng nhận giải với Quỳnh vào thứ Ba hiển nhiên cũng có cùng cảm giác vui buồn lẫn lộn về niềm tự hào về sự công nhận các hoạt động dấn thân của họ nhưng buồn vì những hoạt động ấy vẫn còn nguy hiểm ở rất nhiều nơi trên thế giới. Những người khác được vinh danh là Amal Khalifa Idris Habbani, người đã bị hành hung, đe dọa và giam cầm vì trong thập niên qua chị đã tường thuật các cuộc biểu tình và tham nhũng ở Sudan; Luz Mely Reyes, người bị các nhà độc tài Venezuela truy lùng vì các phóng sự điều tra trung thực của chị; Anastasiya Stanko, người đã bất chấp sự sách nhiễu của lực lượng chiếm đóng Nga và cả chính quyền của chị ở Ukraine; và Maria Ressa, người sáng lập và giám đốc quản trị Rappler, trang báo mạng độc lập thường xuyên bị Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines dọa dẫm và đả kích.

Đối mặt với sự ngoan cường như vậy, người Mỹ chỉ có thể tự hỏi: Những người này làm sao có được can đảm như thế? "Tôi phải hoàn toàn trung thực mà nói, " Quỳnh nói với chúng tôi. "Tôi rất sợ, khi họ lần đầu giam tôi trong 10 ngày. Tôi nghĩ đến các con, và tôi nghĩ tôi sẽ dừng lại. Rồi tôi nhận thức rằng đấy chính là điều mà chính quyền muốn. Họ muốn tôi câm miệng lại. Và tôi nghĩ, nếu mình gục ngã trước sợ hãi thì tôi sẽ không còn là chính mình nữa. Tôi không muốn nêu gương xấu cho con." Cứ như thế, Mẹ Nấm- "Nấm" là tên gọi thân mật con gái của chị, hiện nay 12 tuổi- vẫn kiên trì qua bao lần vào tù.

Tuần qua khi chúng tôi đặt câu hỏi và lắng nghe những câu chuyện của những người nhận giải thưởng này, chị Reyes cũng lắc đầu ao ước tự do của chúng tôi, "Tôi đến đây, tôi nghĩ, đây là phòng báo chí," chị nói. "Tôi nhớ phòng báo chí." Cách đây không lâu, báo chí Venezuela cũng tự do tường thuật trung thực và chỉ trích. Sự can trường của chị Reyes và hoạt động gian nan vất vả của chị-cũng như của Mẹ Nấm, và của các chị Habbani, Stanko, và Ressa nhắc ta nhớ rằng tự do mỏng manh biết bao nhiêu, nhưng quý giá vô cùng.


*
Nguồn:
The Washington Post  November 18, 2018

--------------------------


Phát biểu của blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại buổi lễ trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2018 do Uỷ Ban Bảo Vệ Ký Giải CPJ trao tặng vào tối ngày 20/11/2018 tại New York, Hoa Kỳ.

Bên cạnh Mẹ Nấm của Việt Nam, còn có những nhà báo khác cũng được vinh danh gồm có: bà Amal Khalifa Idris Habbani, một nhà báo độc lập người Sudan; Luz Mely Reyes - nhà báo người Venezuela; Anastasiya (Nastya) Stanko - nhà báo và thành viên của phong trào "Ngưng Kiểm Duyệt" của Ukraine; bà Maria Ressa của Phillippines.

VIDEO :

-------------------------


Toàn cảnh buổi lễ của Ủy ban Bảo vệ Ký giả vinh danh những người được trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2018, trong đó có blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Việt Nam

VIDEO :
Published on Nov 20, 2018







No comments:

Post a Comment

View My Stats