Thursday, 15 November 2018

HỢP TÁC VỚI MỸ (Vũ Quang Việt)




Vũ Quang Việt
1 tháng 6 năm 2015
Viet-Studies 14-11-2018

Vài lời nói thêm
(11/13/2018)
Bài này viết từ năm 2015 nhưng chỉ được trao đổi trong nhóm nhỏ những người quan tâm. Có lẽ công bố bây giờ cũng không muộn.

*
Tập Cập Bình tháng 10 mới đây bỏ 4 ngày thăm căn cứ quân sự miền nam TQ, lên tiếng cho rằng TQ sẽ không từ bỏ một tấc đất thuộc chủ quyền của họ và lệnh cho lực lượng quân sự TQ ở thế sẵn sàng chiến đấu. Cuộc họp mới đây giữa Mỹ và TQ (9/11/2018) cũng thất bại vì Mỹ đòi hỏi TQ thi hành cam kết không quân sự hoá biển Đông và tôn trọng quuyền tự do hàng hải và không lưu ở đó mà TQ đang vi phạm. Còn TQ đòi hỏi Mỹ chấm dứt thực hiện quyền đi lại của chiến hạm Mỹ, và trả lời lấp liếm cho rằng TQ bồi đắp và xây dựng là ở vùng lưỡi bò (gần 80% biển Đông Nam Á) thuộc chủ quyền của họ, không phải với mục đích quân sự mà là “xây dựng những cơ sở an ninh nhất định đáp lại các mối đe dọa tiềm năng từ bên ngoài”, và “không có chuyện tự do hàng hải và đường bay trên không bị cản trở”. Tất nhiên hiện nay TQ chưa đủ lực để cản trở nhưng trong tương lai khi điều kiện chín muồi, họ sẽ đòi hỏi các nước khác xin phép và cho tầu chiến ra bảo vệ hoạt động khai thác của họ ở vùng lưỡi bò (tức là Biển Đông Nam Á) như đánh cá, khai thác dầu khí và khoáng sản và xua đuổi các nước khác “xâm phạm lãnh thổ họ”.

Tình hình ở Biển Đông Nam Á căng thẳng hơn trước, không chỉ vì Trump trở thành Tổng thống Mỹ. Thực tế là cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã thấy rõ ý đồ muốn kiểm soát biển Đông Nam Á của TQ và đều muốn có những hành động không chấp nhận những bãi cát mà TQ đã xây lên từ khu vực thuộc hải phận quốc tế và muốn ngăn chặn TQ biến chúng thành căn cứ quân sự. Mỹ đã cho tầu chiến đi vào trong vùng 12 dặm quanh các vùng TQ bồi lên ở vùng biển quốc tế mà theo Luật Biển LHQ không thể thuộc chủ quyền của riêng ai.

Tuy thế trong hiện tại và tương lai, không có nghĩa là Mỹ muốn và có khả năng quân sự và chính trị để cô lập TQ như đã làm với Liên Xô trước đây. Ngay cả các nước khu vực cũng không muốn thế, vì nó ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế đang có với TQ của mọi nước. Tuy vậy, các nước có quyền lợi ở Biển Đông Nam Á đều có thể hợp tác nhằm tự vệ và bảo vệ quyền lợi chung như quyền đi lại và quyền tham dự khai thác khu vực quốc tế ở biển Đông, theo đúng như Luật Biển LHQ. Qua tuyên bố của Phó Tổng thống Pence (4/10/2018), Mỹ cũng “muốn có một quan hệ mang tính xây dựng đối với Bắc Kinh mà sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta cùng nhau thay vì rẽ lối lớn mạnh” và “quả quyết rằng chúng tôi sẽ không lùi bước chừng nào quan hệ với TQ chưa đặt trên nền tảng công bình, có qua có lại, và tôn trọng chủ quyền của chúng tôi”.

Tuy thế trong hiện tại và tương lai, không có nghĩa là Mỹ muốn và có khả năng quân sự và chính trị để cô lập TQ như đã làm với Liên Xô trước đây. Ngay cả các nước khu vực cũng không muốn thế, vì nó ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế đang có với TQ của mọi nước. Tuy vậy, các nước có quyền lợi ở Biển Đông Nam Á đều có thể hợp tác nhằm tự vệ và bảo vệ quyền lợi chung như quyền đi lại và quyền tham dự khai thác khu vực quốc tế ở biển Đông, theo đúng như Luật Biển LHQ. Qua tuyên bố của Phó Tổng thống Pence (4/10/2018), Mỹ cũng “muốn có một quan hệ mang tính xây dựng đối với Bắc Kinh mà sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta cùng nhau thay vì rẽ lối lớn mạnh” và “quả quyết rằng chúng tôi sẽ không lùi bước chừng nào quan hệ với TQ chưa đặt trên nền tảng công bình, có qua có lại, và tôn trọng chủ quyền của chúng tôi”.

Như thế, nhu cầu hiển nhiên là việc thiết lập một cơ chế mới gồm các nước tham gia hợp tác chiến lược bảo vệ hòa bình và công lý, kể cả việc hợp tác khai thác tài nguyên ở vùng biển quốc tế (the Area) trong Biển Đông Nam Á, mà tài nguyên ở đó theo đúng Luật Biển LHQ là tài nguyên chung của nhân loại (Điều 136, Luật Biển) đặt dưới sự quản lý khai thác của Cơ quan Công quyền Đáy Đại dương Quốc tế (International Seabed Authority). Có thể gọi đó là Ủy ban liên quốc gia thực hiện Luật Biển LHQ nhằm bảo vệ hoà bình và khai thác chung ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông Nam Á. Tất nhiên các thành viên sẽ chào đón Trung Quốc tham gia nếu họ đồng ý với những điểm cơ bản của Ủy ban, đó là Luật Biển LHQ, bời vì TQ cũng có quyền lợi ở đó.

*
1. Trung Quốc đã nhanh chóng vươn lên thành một cường quốc kinh tế, với dự trữ ngoại tệ lên tới 3 800 tỷ USD vào cuối năm 2013, có GDP năm 2013 tính bằng USD là 9.2 ngàn tỷ, bằng 55% GDP của Mỹ (16.8 ngàn tỷ) và gần gấp đôi Nhật (4.8 ngàn tỷ) mà vào năm 1970, chỉ bằng 14% Nhật và 4% Mỹ. Nếu TQ tăng với tốc độ trung bình năm là 5% và Mỹ là 3% thì TQ sẽ bằng Mỹ vào năm 2045, sau 32 năm. Dù dân chúng sẽ vẫn có mức thu nhập thua xa Mỹ và nhiều nước khác, TQ vì có có nền kinh tế lớn, và lại là một nước độc tài, có thể dễ dàng đẩy cao thêm tỷ lệ GDP chi cho quân sự. Và TQ hiện nay đã thực sự làm thế, tăng chi cho quân sự từ 1.7% GDP những năm 1990 lên 2.1% những năm gần đây, nhưng dù thế, khó có thể so với Mỹ có lúc lên đến gần 6% GDP và hiện nay là 3.8% ; đó là chưa kể tới chi tiêu của các nước đồng minh của Mỹ. Với mục tiêu phục hồi giấc mộng bá vương ít nhất là ở châu Á, TQ đã và đang xây dựng lực lượng hải quân, tuyên bố và có hành động kiểm soát Biển Đông Nam Á, lợi dụng lúc Mỹ đang phải chi phí lớn cho các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. TQ đang trở thành mối đe dọa cho rất nhiều nước ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhưng trơ trọi một mình. Vì thế, cuộc phiêu lưu quân sự nhằm đòi hỏi quyền lợi này chỉ thành công nếu các nước trong khu vực, Mỹ và đồng minh của Mỹ bấm bụng chịu nhường để tránh chiến tranh hoặc rã đám vì lợi ích riêng. TQ chỉ chờ có thế.

2. Chính sách bành trướng và yêu sách đòi chủ quyền trên vùng biển quốc tế, và tranh chấp chủ quyền với nước khác là lý do mà một số nước khu vực nghĩ đến chiến lược liên minh với Mỹ nhằm tự bảo vệ mình. Nhưng cũng chính vì vậy, chữ đồng minh (alliance) hay liên minh đã được dư luận ở Việt Nam dùng rất tùy tiện hoặc hiểu một cách tùy tiện. Vậy đồng minh là gì ? Nội dung của đồng minh nếu có với Mỹ là gì ? Trên cơ sở mục tiêu nào cho phép đánh giá vào thời điểm hiện nay và trong tương lai gần, có thể có tình thế nghiêm trọng đến mức mà người Mỹ cần liên minh với VN để sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình, coi như nhiệm vụ bảo vệ VN cũng là nhiệm vụ bảo vệ chính mình không ? Nếu tình thế chưa đến mức nghiêm trọng thì cấu trúc hợp tác với Mỹ và các nước nên mang hình thức gì nhằm bảo vệ hòa bình ở khu vực Biển Đông Nam Á Nam Á ? Câu hỏi sau là vấn đề bài viết lý giải.







No comments:

Post a Comment

View My Stats