VOA Tiếng Việt
09/11/2018
Đảng Dân chủ sẽ sử dụng thế đa số của họ ở Hạ viện để
đảo ngược những gì mà họ cho là sự bỏ mặc của Đảng Cộng hòa đối với chính sách
đối ngoại của Tổng thống Donald Trump và thúc đẩy các chính sách hà khắc hơn đối
với Nga, Ả Rập Xê-út và Bắc Triều Tiên.
Dân biểu Eliot Engel sẽ lãnh đạo Ủy bao Đối ngoại Hạ viện
Dân biểu Eliot Engel, ứng viên Dân chủ sẽ lãnh đạo Ủy
ban Đối ngoại Hạ viện, nói rằng họ sẽ tìm kiếm sự cho phép của Quốc hội để sử dụng
hành động quân sự ở những nơi như Iraq và Syria. Những trên những hồ sơ nóng bỏng
như Trung Quốc và Iran, ông thừa nhận rằng họ không thể làm gì nhiều để thay đổi
nguyên trạng.
Là đảng kiểm soát Hạ viện, Đảng Dân chủ sẽ quyết định
đạo luật nào sẽ được Hạ viện xem xét và sẽ có vai trò lớn hơn trong việc định
hình chính sách chi tiêu và soạn thảo các dự luật.
“Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ xét lại một số vấn
đề bởi vì nó được chính quyền Trump đưa ra, nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi có
nghĩa vụ xem xét các chính sách và thực hiện giám sát,” ông Engel nói.
Nga
và can thiệp bầu cử
Đảng Dân chủ đang lên kế hoạch điều tra về Nga, chẳng
hạn như về những mối quan hệ làm ăn có thể và xung đột lợi ích giữa ông Trump
và Nga.
Từ góc độ chính sách, Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm
soát sẽ thúc đẩy trừng phạt Nga vì can thiệp vào bầu cử Mỹ và các hoạt động như
sáp nhập lãnh thổ của Ukraine và sự can dự vào nội chiến ở Syria.
Hạ viện sẽ thúc đẩy thêm lệnh cấm vận. Họ cũng có thể
áp lực ông Trump thực thị tất cả các lệnh trừng phạt trong một đạo luật mà ông
miễn cưỡng ký thành luật hồi tháng Tám năm 2017.
Các vị dân biểu Dân chủ cũng quyết sẽ thúc đẩy mạnh
mẽ hơn nỗ lực có được thông tin về cuộc gặp thượng đỉnh hồi mùa hè rồi của
Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhà Trắng cho đến nay vẫn chỉ công bố
ít chi tiết về cuộc gặp này.
“Thật lố bịch khi có một cuộc gặp thượng đỉnh như thế
giữa hai nhà lãnh đạo mà Quốc hội vẫn còn mù tịt về nó,” ông Engel nói.
Ông còn nói rằng vấn đề Nga can thiệp bầu cử ‘vẫn
chưa hề được giải quyết’.
Bắc
Triều Tiên
Phe Dân chủ nói họ quyết tâm có được thêm thông tin
về cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo với nhà lãnh
đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và lo lắng rằng ông Trump rất háo hức có được
‘thỏa thuận tuyệt vời’ mà ông nhượng bộ cho ông Kim quá nhiều.
Ông Engel dự định triệu tập các quan chức chính quyền
ra điều trần về tình trạng của các cuộc đàm phán. Tuy nhiên phe Dân chủ cũng sẽ
cẩn thận để không bị xem là can thiệp vào ngoại giao và nỗ lực ngăn chặn cuộc
chiến hạt nhân.
“Tôi nghĩ cần phải có sự đối thoại với họ. Nhưng
chúng ta không mơ mộng hão huyền rằng họ sẽ có thay đổi nào đó đột phá,” ông
Engel nhận định.
Trung
Quốc
Dân chủ kiểm soát Hạ viện dự đoán là sẽ không đem lại
thay đổi nào lớn trong chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ. Họ sẽ tổ chức thêm
nhiều cuộc điều trần và yêu cầu được báo cáo nhiều hơn, nhưng thái độ của hai đảng
lâu nay vẫn là e ngại Trung Quốc và điều đó sẽ không thay đổi.
Các dân biểu Dân chủ hàng đầu, chẳng hạn như ông
Adam Schiff, người sẽ lên lãnh đạo Ủy ban Tình báo Hạ viện, đã cùng với các đồng
nghiệp Cộng hòa ủng hộ các biện pháp trấn áp Trung Quốc, chẳng hạn như đạo luật
xem các công ty công nghệ ZTE và Huawei là đe dọa an ninh mạng hàng đầu.
Tuy nhiên, ông Engel thừa nhận Mỹ cần Trung Quốc như
là một đối tác, nhất là trong vấn đề đối phó với Bắc Triều Tiên. “Tôi nghĩ
chúng ta cần cẩn thận không đả kích,” Engel nói.
Chiến
tranh thương mại
Cũng giống như Đảng Cộng hòa, phe Dân chủ cũng bị
chia rẽ về cuộc chiến thương mại của ông Trump. Một số người cho rằng thương mại
tự do giúp đem lại công ăn việc làm trong khi một số thành viên khác của đảng
Dân chủ muốn bảo vệ công nhân trong những ngành nghề như thép và chế tạo.
Mặc dù Tổng thống Trump có quyền hạn đáng kể trong
lĩnh vực thương mại, phe Dân chủ nói rằng họ muốn ông Trump phải giải trình nhiều
hơn, trong đó có mức tăng thuế quan quá cao đánh vào Trung Quốc vốn ảnh hưởng đến
nông dân và các bang chế tạo, nhất là ở vùng Trung Tây. Ngay cả khi họ không áp
lực ông Trump quá mức về thương mại thì Đảng Dân chủ sẽ yêu cầu ông đảm bảo rằng
các thỏa thuận thương mại phải có các chuẩn mực lao động và môi trường.
Thỏa
thuận hạt nhân Iran
Đảng Dân chủ bất bình trước việc ông Trump rút ra khỏi
thỏa thuận hạt nhân với Iran mà cựu Tổng thống Barack Obama đạt được hồi năm
2015. Nhưng họ không thể làm gì được gì khi nào Đảng Cộng hòa còn nắm giữ Nhà
Trắng.
Engel nằm trong số các đảng viên Dân chủ phản đối thỏa
thuận hạt nhân Iran nhưng ông nói rằng ông Trump nên làm việc với các đồng minh
quan trọng như các nước châu Âu. “Tôi nghĩ điều mà chúng ta nên làm là sửa chữa
lại những thiệt hại trong quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh mà ông Trump đã gây
ra,” ông nói.
---------------------------
XEM
THÊM
Thùy Dương – RFI
Đăng ngày 08-11-2018
Chủ
đề chính của các báo Pháp hôm nay vẫn là kết quả bầu cử giữa kỳ ở Mỹ. Nhiều báo
dành trang nhất cho đề tài này.
Theo Le Monde "Trường phái Trump đang bám rễ
vào chính trường Mỹ, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một con đường trải đầy
hoa hồng sẽ chờ đón tổng thống Donald Trump trong hai năm tới. Hạ Viện trong
tay đảng Dân Chủ sẽ khiến mọi chuyện phức tạp, rắc rối hơn".
Le Monde ra sạp từ chiều hôm qua, chạy tít lớn
: « Bầu cử giữa kỳ, hai nước Mỹ đối lập. Chiến thắng rõ ràng của phe
Dân Chủ ở Hạ Viện, phe cộng Hòa củng cố vị trí ở Thượng Viện ».Tờ báo thiên
hữu Le Figaro nhận định : « Trump có thế mạnh cho năm 2020 ».
Chính quyền Trump đã vượt qua thử thách bầu cử giữa kỳ. Sự thắng lợi của phe cộng
Hòa ở Thượng Viện cho phép ông Trump hy vọng có được nhiệm kỳ tổng thống thứ
hai.
Trong khi đó, báo kinh tế Les Echos nhận định
: « Trump sẽ phải lãnh đạo với một Quốc Hội bị chia rẽ.» Còn
nhật báo thiên tả Libération ca ngợi chiến thắng của các nữ ứng viên phe Dân Chủ
: « Đối mặt với Trump : Những người phụ nữ chinh phục chiến thắng ».
Xã luận của báo Le Monde « Sự ăn sâu bám rễ
của trường phái Trump » nói về hai bài học rút ra từ kỳ bầu cử giữa kỳ
Mỹ : Bài học thứ nhất là nền dân chủ không thể bị hủy diệt. Sự tham gia của 114
triệu cử tri Mỹ không chỉ cho thấy sự tham gia tích cực của người dân trong bối
cảnh chính trị Mỹ bị phân cực mạnh mẽ, mà còn là dấu hiệu cho thấy người dân vẫn
còn tin tưởng vào nền dân chủ. Bài học thứ hai là sự chia rẽ sâu sắc rất đặc
trưng cho xã hội Mỹ vẫn còn dai dẳng.
Tổng thống Trump đã thành công trong việc đưa Tòa tối
cao ngả sang cánh hữu, nay với sự củng cố của của phe Cộng Hòa ở Thượng Viện có
thể bắt đầu chiến dịch tái tranh cử cho năm 2020. Trường phái Trump đang bám rễ
vào chính trường Mỹ, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một con đường trải đầy
hoa hồng sẽ chờ đón tổng thống Donald Trump trong hai năm tới. Hạ Viện trong
tay đảng Dân Chủ sẽ khiến mọi chuyện phức tạp, rắc rối hơn.
Báo cánh tả Libération cũng có cùng quan điểm với Le
Monde về điểm trên và nhấn mạnh việc phe Dân Chủ nắm được Hạ Viện là một thất bại
của tổng thống Mỹ Donald Trump và ông sẽ gặp nhiều khó khăn trong hai năm tới.
Cũng theo Libération, chiến thắng của đảng Dân Chủ lần này là « sự
khích lệ trở lại » đối với các nền dân chủ trên toàn thế giới. Trái với
điều mọi người thường lo sợ, làn sóng chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao khắp nơi
trên thế giới có thể không phải là không thể chống đỡ nổi.
Quyền
lực của Nhà Trắng trong chính sách đối ngoại
Ở trang Quốc Tế, báo Le Figaro quan tâm đặc biệt đến
chính sách đối ngoại của Mỹ sau kỳ bầu cử giữa kỳ. Trong bài viết « Nhà
Trắng chế ngự về đối ngoại », Le Figaro nhận định là ở các nền dân chủ
phương Tây, các giai đoạn « sống chung » về chính trị luôn là
bài trắc nghiệm về khả năng nguyên thủ một quốc gia thỏa hiệp được với phe đối
lập.
Trong lịch sử Mỹ gần đây, các kỳ bầu cử giữa kỳ đều
khiến chính quyền phải thay đổi phần nào chính sách đối ngoại. Chẳng hạn, hồi
năm 2006, chiến thắng của phe Dân Chủ đã khiến tổng thống George Bush thay đổi
sách lược ở Irak và tạo thuận lợi để có quan hệ hòa dịu hơn với Iran. Năm 2010,
chiến thắng của phe Cộng Hòa lại khiến tổng thống Obama ủng hộ chiến dịch can
thiệp quân sự ở Lybia do Pháp và Anh cầm đầu. Bốn năm sau, sự thất bại của phe
Dân Chủ lại thúc đẩy Obama chú ý hơn tới thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Năm nay, ngay sau kỳ bầu cử giữa kỳ, phe Dân Chủ hy
vọng chiến thắng ở Hạ Viện sẽ giúp họ gây được sức ép với chính quyền Trump
trên một số hồ sơ đối ngoại, chẳng hạn cuộc điều tra về sự can dự của Nga vào bầu
cử tổng thống Mỹ 2016, chính sách của Washington với Ả Rập Xê Út, hồ sơ hạt
nhân Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, Le Figaro nhấn mạnh là khả năng thành
công của phe Dân Chủ trong các hồ sơ trên là rất thấp. Tại Mỹ, tổng thống là
người dẫn dắt chính sách ngoại giao, và Thượng Viện cũng có quyền hành hơn Hạ
Viện trong những vấn đề này, nhất là về việc phê chuẩn các hiệp ước.
------------------------------
Phạm Trần – RFI
Đăng ngày 08-11-2018
Nhiều
người cho rằng, trước đây sau chiến thắng 2010, và hai lần liên tiếp sau đó,
phe Cộng Hòa tại Hạ Viện đã làm « tê liệt » hành pháp Obama trong hai năm còn lại
của nhiệm kỳ thứ nhất và kể cả bốn năm của nhiệm kỳ thứ nhì. Vậy với chiến thắng
ngày 06/11/2018, đảng Dân Chủ sẽ ứng xử thế nào với chính quyền Donald Trump ?
Từ Washington, nhà báo Phạm Trần nhận định.
NGHE
: Nhà báo Phạm Trần (Washington) 08/11/2018
Ngoài nghi án Nga can thiệp bầu cử, « đảng
Dân Chủ có một danh sách 17 điểm, để điều tra về ông Donald Trump, trong đó có
vấn đề làm ăn buôn bán của công ty trước khi ông ấy đắc cử tổng thống, của ông,
của các con, những liên hệ của ông ấy với các công ty nước ngoài… Liệu đảng Dân
Chủ có thực hiện đề nghị của số đông dân biểu và cử tri, tìm ra các lý lẽ về
pháp lý để « hạch tội » (impeachment) tổng thống ?...».
«… Làm tê liệt ông Donald Trump, đảng Dân Chủ
có thể có lợi, nhưng nếu làm không khéo, họ sẽ làm cho các cử tri độc lập hay cử
tri ôn hòa của đảng Cộng Hòa tức giận, nếu (phía Dân Chủ) làm hỏng các chương
trình phúc lợi mà ông Donald Trump đưa ra trước Quốc Hội… Hai năm tới đây ở tại
Hạ Viện sẽ là nguồn gốc của mọi chuyện quyết định tương lai của nước Mỹ kể từ
2020 (tức cuộc bầu cử tổng thống tới) ».
No comments:
Post a Comment