Nguyễn Đạt Thịnh
Saturday, 03/11/2018
Cây có cội, nước có nguồn, và con người có gốc, có rễ,
là chuyện đương nhiên; vậy mà người Mỹ gốc Do Thái sống tại thị trấn Pittsburgh
đang sẵn sàng tạm buông bỏ gốc rễ của họ, để phản đối những viên chức Do Thái tại
Tòa Đại Sứ Do Thái trên đất Mỹ, vì những viên chức đó cộng tác với chính phủ Mỹ,
phản lại quyền lợi của họ -những người Mỹ gốc Do Thái.
Việc Tòa Đại Sứ không bênh vực kiều dân của họ trong những va chạm giữa kiều dân với chính quyền địa phương là chuyện ngược đời, ít khi xảy ra; tuy nhiên, ít không có nghĩa là không thể có.
Chuyện nghe như khó tin, mặc dù đang thật sự diễn ra: người Do Thái cư ngụ tại Pittsburgh tố cáo đại sứ Do Thái tại Hoa Kỳ -ông Ron Dermer- đích thân xuống Pittsburgh để gặp Tổng Thống Donald Trump tại Nhà Nguyện Pittsburgh để hiến kế đối phó với cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái tại đây.
Nhu cầu khiến Tòa Đại Sứ Do Thái phải đối phó với cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái là vụ một anh Mỹ trắng 'cuồng Trump' -anh Robert Bowers- xách súng vào nhà thờ Do Thái bắn chết 11 người Mỹ gốc Do Thái -những nạn nhân này bị giết chỉ vì họ là người Do Thái, chứ không vì một lý do nào khác.
Để hiểu mối hận đó sâu đến đâu, và đậm đến mức nào, hãy thử hình dung cảnh một buổi lễ tại một nhà thờ, hoặc một ngôi chùa Việt Nam, trong lúc tín đồ thành kính cầu nguyện thì một tên vô lại xuất hiện, nổ súng bắn chết 11 người, rồi quát tháo đòi “giết cho thật hết bọn Mít,” như tên xạ thủ Bowers đã hò hét đòi “Jews must die.”
Dù những oan hồn, uổng tử này chưa phá quan tài ngồi dậy bảo ông Đại Sứ Dermer là ông ta không có quyền nhân danh họ mà xóa bỏ lỗi lầm của tổng thống Hoa Kỳ, nhưng thân nhân họ, đồng bào họ đã lớn tiếng chỉ trích việc làm của ông Dermer. Những người Mỹ gốc Do Thái cư dân Pittsburgh trách ông Dermer chủ động từ Washington xuống Pittsburgh hôm thứ Ba 30 tháng Mười 2018 để gặp tổng thống Trump và gia đình ông -cũng từ Hoa Thịnh Đốn xuống- với mục đích chia buồn với người Pittsburgh về cái chết của 11 người Mỹ gốc Do Thái bị anh Bowers giết hôm thứ Bảy 10/27/18.
Dermer tình nguyện làm dịu phản ứng của người Do Thái; dĩ nhiên Trump đón nhận sự cộng tác tự nguyện của ông.
Việc Tòa Đại Sứ không bênh vực kiều dân của họ trong những va chạm giữa kiều dân với chính quyền địa phương là chuyện ngược đời, ít khi xảy ra; tuy nhiên, ít không có nghĩa là không thể có.
Chuyện nghe như khó tin, mặc dù đang thật sự diễn ra: người Do Thái cư ngụ tại Pittsburgh tố cáo đại sứ Do Thái tại Hoa Kỳ -ông Ron Dermer- đích thân xuống Pittsburgh để gặp Tổng Thống Donald Trump tại Nhà Nguyện Pittsburgh để hiến kế đối phó với cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái tại đây.
Nhu cầu khiến Tòa Đại Sứ Do Thái phải đối phó với cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái là vụ một anh Mỹ trắng 'cuồng Trump' -anh Robert Bowers- xách súng vào nhà thờ Do Thái bắn chết 11 người Mỹ gốc Do Thái -những nạn nhân này bị giết chỉ vì họ là người Do Thái, chứ không vì một lý do nào khác.
Để hiểu mối hận đó sâu đến đâu, và đậm đến mức nào, hãy thử hình dung cảnh một buổi lễ tại một nhà thờ, hoặc một ngôi chùa Việt Nam, trong lúc tín đồ thành kính cầu nguyện thì một tên vô lại xuất hiện, nổ súng bắn chết 11 người, rồi quát tháo đòi “giết cho thật hết bọn Mít,” như tên xạ thủ Bowers đã hò hét đòi “Jews must die.”
Dù những oan hồn, uổng tử này chưa phá quan tài ngồi dậy bảo ông Đại Sứ Dermer là ông ta không có quyền nhân danh họ mà xóa bỏ lỗi lầm của tổng thống Hoa Kỳ, nhưng thân nhân họ, đồng bào họ đã lớn tiếng chỉ trích việc làm của ông Dermer. Những người Mỹ gốc Do Thái cư dân Pittsburgh trách ông Dermer chủ động từ Washington xuống Pittsburgh hôm thứ Ba 30 tháng Mười 2018 để gặp tổng thống Trump và gia đình ông -cũng từ Hoa Thịnh Đốn xuống- với mục đích chia buồn với người Pittsburgh về cái chết của 11 người Mỹ gốc Do Thái bị anh Bowers giết hôm thứ Bảy 10/27/18.
Dermer tình nguyện làm dịu phản ứng của người Do Thái; dĩ nhiên Trump đón nhận sự cộng tác tự nguyện của ông.
Dermer, người đứng gần tổng thống trước 11 cây thánh
giá đánh dấu cái chết của 11 tín đồ Do Thái Giáo
Và chỉ ba tiếng đồng hồ sau, ông Naftali Bennett -một
viên chức khác của Do Thái- post lên mạng bài bênh vực tổng thống, khẳng định
là ông không chủ trương một chính sách chia rẽ chủng tộc, không sử dụng ngôn ngữ
xách động bạo lực, và không có tí trách nhiệm nào trong cuộc tàn sát xảy ra tại
Nhà Nguyện Pittsburgh.
Nói cách khác, viên chức Do Thái bênh vực tổng thống Mỹ tìm mọi cách chứng minh là ông không có trách nhiệm trong cuộc tấn công Nhà Nguyện, giết tín đồ gốc Do Thái đang cầu nguyện.
Chót hết, tăng trưởng Do Thái Giáo Ashkenazi -Rabbi David Lau- tuyên bố Nhà Nguyện Pittsburgh không thống thuộc Do Thái Giáo.
Nói cách khác 11 người Do Thái bị anh xạ thủ Bowers bắn chết không phải là tín đồ Do Thái Giáo Ashkenazi.
Rabbi David Lau
Đang mệt mỏi với quá nhiều khó khăn, các ứng cử viên
Cộng Hòa càng thêm bối rối với khó khăn mới do cuộc bắn giết cử tri gốc Do Thái
tạo thêm ra. Họ đã chật vật trả lời cử tri về thành tích họ đánh phá luật
ObamaCares, loại bảo hiểm y tế đang được mọi người ưa chuộng, giờ này họ không
còn khả năng gánh vác thêm nhiều phức tạp nữa, như lá thư ngỏ của tín đồ Do
Thái Giáo mang 84,000 chữ ký của người Do Thái cư ngụ tại Pittsburgh gửi tổng
thống Hoa Kỳ.
Lá thư viết, "Cộng đồng người gốc Do Thái chúng tôi không hề là mục tiêu đơn độc bị tổng thống kỳ thị, mà tổng thống còn kỳ thị mọi cộng đồng người Mỹ da mầu khác, kỳ thị người Hồi Giáo, người đồng tính luyến ái, người tật nguyền, ..."
Trong cảnh bối rối đó, anh xạ thủ Robert Bowers của nhóm 'Quyền Lực Da Trắng', thủ phạm giết 11 người Mỹ gốc Do Thái chọn lập trường vô tội để ra tòa tranh luận về quyền giết người của anh.
Thủ phạm Robert Bowers
Bowers, 46 tuổi, tay trái băng bó, nhưng vẫn đi đứng
chững chạc trước tòa; anh được mở còng tay, rồi ngồi xuống ghế trong phòng luận
tội.
Phiên tòa diễn ra nhanh chóng -khoảng 15 phút- hôm thứ Tư 10/31/18; công tố viên Soo C. Song tuyên đọc 44 tội ác anh bị cáo buộc, đọc tên các nạn nhân bị anh giết bằng hỏa khí, tội cố sát của anh được mô tả là hate crimes (giết người vì thù ghét).
Ngồi trên ghế Bowers hơi chồm về phía trước, và trả lời rất lớn "Yes" cho mỗi câu hỏi của chưởng khế, vẻ mặt và thái độ đầy hãnh diện.
Công tố viên Troy Rivetti đọc những mức án mà bị cáo có thể bị xử -trước nhất là án tử hình, rồi những mức án từ, từ chung thân đến 10 năm; đọc xong, ông hỏi bị can muốn bị xử trong tư cách nào -nhận hay không nhận tội.
Phiên tòa diễn ra nhanh chóng -khoảng 15 phút- hôm thứ Tư 10/31/18; công tố viên Soo C. Song tuyên đọc 44 tội ác anh bị cáo buộc, đọc tên các nạn nhân bị anh giết bằng hỏa khí, tội cố sát của anh được mô tả là hate crimes (giết người vì thù ghét).
Ngồi trên ghế Bowers hơi chồm về phía trước, và trả lời rất lớn "Yes" cho mỗi câu hỏi của chưởng khế, vẻ mặt và thái độ đầy hãnh diện.
Công tố viên Troy Rivetti đọc những mức án mà bị cáo có thể bị xử -trước nhất là án tử hình, rồi những mức án từ, từ chung thân đến 10 năm; đọc xong, ông hỏi bị can muốn bị xử trong tư cách nào -nhận hay không nhận tội.
Luật sư Michael Novara, biện hộ miễn phí của Bowers trả lời thay thân chủ, "Xin tòa cho hưởng quy chế không nhận tội."
Vụ án dĩ nhiên là một vụ án chính trị, nhưng không tạo nhiều ảnh hưởng cho cuộc bầu cử quốc hội ngày 11/6/18, vì đa số cử tri Do Thái bầu Dân Chủ. Năm 2016 chỉ có 24% người Do Thái bầu Trump, 71% bầu Hillary.
Vì là cuộc bầu cử giữa kỳ -chỉ bầu thành viên quốc hội- nên các chính khách Cộng Hòa tại những tiểu bang Đông-Bắc Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bất lợi nhiều hơn những tiểu bang khác.
Cử tri gốc Do Thái có thể dồn phiếu thêm nữa cho ứng cử viên Dân Chủ, nhưng kết quả vẫn mang tính địa phương.
----------------------------------------
XEM
THÊM
Nguyễn Đạt Thịnh
November 4, 2018
Thiên hạ đua nhau nói dại, khôn;
biết ai là dại, biết ai khôn
biết ai là dại, biết ai khôn
*
Hôm Thứ Ba, 30 Tháng Mười, 2018, một tuần trước ngày
bầu cử quốc hội, tổng thống đã hành động rất khôn: ông đưa gia đình ông đến thị
trấn Pittsburgh để xoa dịu oán hận do một tay súng “cuồng Trump” gây ra.
Anh cuồng này, Robert Bowers, xách súng vào nhà thờ
Do Thái bắn chết 11 người Mỹ gốc Do Thái – những nạn nhân này bị giết chỉ vì họ
là người Do Thái, chứ không vì một lý do nào khác.
Để hiểu mối hận đó sâu, và đậm đến mức nào, hãy thử
hình dung cảnh một buổi lễ tại nhà thờ, hoặc tại một ngôi chùa Việt Nam, trong
lúc tín đồ kính cẩn cầu nguyện thì một tên vô lại xuất hiện, nổ súng bắn chết
11 người, rồi quát tháo “giết cho thật hết bọn Mít,” như tên xạ thủ Bowers đã
hò hét đòi “Jews must die.”
Thành phần gia đình ông Trump tham dự cuộc hành
trình “chuộc tội” gồm vợ chồng ông và vợ chồng cô Ivanka Trump, con gái ông.
Họ đã thấy tận mắt những phụ nữ Do Thái lớn tuổi, mặt
mày hiền lành, phúc hậu, cầm trên tay những khẩu hiệu bé nhỏ VOTE HATE OUT; khẩu
hiệu ngắn đó có 2 chữ O, chữ thứ nhất được vẽ thành hình trái tim, và chữ O thứ
nhì vẽ thành hình ngôi sao 6 cánh, quốc hiệu của người Do Thái.
Dịch nghĩa: người Do Thái sẽ dùng lá phiếu để loại bỏ
thù ghét.
Đoàn công xa rầm rộ tiến vào thị trấn Pittsburgh trước
thái độ lạnh nhạt của quần chúng; sinh viên và cư dân tổ chức biểu tình chống tổng
thống, nhiều người tu họp quanh tang lễ những nạn nhân bị anh Bowers bắn chết
hôm Thứ Bảy; họ quay lưng lại, không buồn nhìn cảnh tổng thống đưa toàn gia
đình đến ủy lạo họ.
Đoàn công xa ngừng trước nhà nguyện Tree of Life, tổng
thống và gia đình xuống xe, tiến vào nhà nguyện và được tu sĩ Jeffrey Myers, vị
lãnh đạo giáo hội tiếp đón; tổng thống và thân nhân tháp tùng ông, đốt lên 11
cây nến tượng trưng 11 nạn nhân bị giết hôm Thứ Bảy, 27 Tháng Mười, 2018.
Sau lễ thắp nến, phái đoàn Bạch Cung đến dưỡng đường
của viện đại học Pittsburgh thăm bốn cảnh sát viên bị thương trong vụ nổ súng tại
nhà nguyện; rồi tổng thống ngồi đàm đạo với bà góa phụ Peg Gottfried, vợ ông
Richard Gottfried, một nạn nhân bị giết trong vụ nổ súng tại nhà nguyện.
Ông Ardon Shorr, người tổ chức biểu tình chống chính
sách bán súng bừa bãi, đang cùng đoàn biểu tình tập họp gần nhà nguyện; ông nói
với phóng viên truyền thông, “Chúng tôi
đang đối phó với cuộc nổ súng vừa xảy ra cuối tuần vừa rồi; và chúng tôi nhận
ra là cuộc giết người đó không vô cớ mà xảy ra. Nó có nguyên nhân của nó.”
Ông Shorr giải thích cái nguyên nhân đó, “Người Do Thái chúng tôi bị giết chỉ vì
chúng tôi giúp đỡ người tị nạn,” rồi ông chỉ trích cuộc thăm viếng của tổng
thống, cho rằng đó chỉ là lời nhục mạ những người vừa bị giết.
Thị trưởng Pittsburgh, ông Bill Peduto, từ chối
không gặp tổng thống, nhưng cũng không đứng chung với những người biểu tình chống
ông. Chính ông Peduto đã viết lên mạng là dân Pittsburgh yêu cầu tổng thống đừng đến ủy lạo họ.
Người biểu tình đi quanh ngọn Đồi Sóc, vừa đi họ vừa
đọc kinh; nhiều người thảo luận về cuộc tàn sát cuối tuần trước tại nhà nguyện;
họ đưa ra nhận xét là ngôn
ngữ của tổng thống thù ghét người di dân da màu đã khích động bạo lực và cuộc
tàn sát tại nhà nguyện Pittsburgh chỉ là những triệu chứng bắt đầu của nạn kỳ
thị chủng tộc.
Đám biểu tình mỗi ngày một đông hơn; nhiều vị bô lão
râu bạc, mũ đen nhập cuộc; họ cầm những khẩu hiệu nhỏ chỉ trích tổng thống bằng
cái hỗn danh “PRESIDENT HATE” (tổng thống thù ghét), như câu “President
Hate is not welcome in our state.” (tiểu bang chúng ta không mời đón tổng thống
GHÉT).
Chỉ những người Do Thái trí thức mới ý thức được việc
tổng thống không ưa thích họ, nhưng đa số quần chúng bình dân không suy luận sâu
xa như vậy, họ vẫn vẫy tay chào đón đoàn công xa, và phóng viên truyền thông, vẫn
chụp được nhiều tấm ảnh dân Pittsburgh thân thiện với vị tổng thống đã đến
nhà nguyện chia buồn với họ.
Sau việc anh Bowers nổ súng giết người Do Thái cho
bõ ghét, chắc chắn tổng thống cũng không kỳ vọng cử tri Mỹ gốc Do Thái còn đủ u
mê để bầu thêm dân biểu, nghị sĩ Cộng Hòa vào quốc hội làm công cụ cho tổng thống
nữa.
Thật ra, tổng thống không ghét riêng gì người Do
Thái, ông chỉ không thích việc người da mầu -bất kể mầu gì -dù mầu đen- mang quốc
tịch Mỹ; do đó mà ông vừa lên tiếng đòi thay đổi hiến pháp, hủy bỏ quyền
birthright citizenship – quyền chọn sinh quán làm quốc tịch.
Chuyến
đi ủy lạo đó dại hay khôn?
Tổng thống mời bốn dân biểu, nghị sĩ cùng đi với
ông đến thăm Pittsburgh, chỉ có một ông đi, ông Keith Rothfus, dân biểu Cộng
Hòa bang Pennsylvania, nhưng cả Rothfus lẫn ba ông không thích nhận lỗi đều chê
là tổng thống dại.
Đó là chuyện dại, khôn thứ nhất; chuyện thứ nhì là:
hôm 31 Tháng Mười, 2018, tổng thống vừa mắng chủ tịch Hạ Viện qua một văn bản
viết trên Twitter, nguyên văn, “Paul Ryan nên tập trung vào việc duy trì tình
trạng đa số Cộng Hòa tại Hạ Viện, hơn là góp ý kiến vào vấn đề Birthright
Citizenship – quyền chọn sinh quán làm quốc tịch – vấn đề mà ông ta chẳng biết
gì cả.”
Tổng thống nói Ryan không nắm vững vấn đề, mặc dù
Ryan lăn lộn trên chính trường lâu hơn ông, và hiện đang có rất nhiều nhà trí
thức đồng ý với quan điểm của Ryan là tổng thống không có quyền đơn phương hủy
bỏ tu chính án số 14, khẳng định quyền Birthright Citizenship cho những đứa trẻ
chào đời trên lãnh thổ Mỹ.
Nhưng tổng thống là người thích giản dị; ông ghét những
lý thuyết dài dòng của các học giả chính trị, nên ông bảo thẳng mọi người là nếu
Tổng Thống Barack Obama chỉ cần ký sắc lệnh mà cho phép bọn trẻ nít Mễ, do cha
mẹ chúng dắt vào lãnh thổ Mỹ từ ngày còn thơ ấu, được ở lại Mỹ, thì tại sao ông
lại không có quyền ký sắc lệnh cấm không cho trẻ sơ sinh mang quốc tịch Mỹ, dù
chúng chào đời trên lãnh thổ Mỹ.
Dĩ nhiên ông vẫn cứ có cái lý của ông, và việc không
chấp nhận cái lý của vị đương kim tổng thống không bao giờ là việc dễ cả.
Hành động đó khôn hay dại?
Quần chúng cử tri sẽ trả lời câu hỏi này trong vài
ngày nữa; biết đâu họ chẳng đồng ý với tổng thống, giải tỏa áp lực người Mỹ da
mầu.
Lá phiếu ngày Thứ Ba tuần sau còn trả lời câu hỏi
“biết ai là dại, biết ai khôn?” Câu hỏi cũ đến cả trăm năm trước của nhà thơ Tú
Xương.(Nguyễn Đạt Thịnh)
No comments:
Post a Comment