08/11/2018
Tin Biển
Đông
Báo Người Việt có bài: Góc nhìn của người lính cũ: Rồi Hoàng Sa có ‘châu về hiệp phố?’ Bài
viết lưu ý “diễn tiến ngày càng căng thẳng ở Biển Đông trước quyết tâm
của Hoa Kỳ ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Cộng. Những bước tiến phi
pháp của quân đội Trung Cộng đã bị Hoa Kỳ tố giác trước thế giới việc quân sự
hóa bảy hòn đảo cướp được của Việt Nam, Philippines để khống chế con đường hàng
hải quốc tế”.
RFI đưa tin: ASEAN dự định bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông.
Theo tin từ đài truyền hình Nhật Bản NHK, lãnh đạo 10 nước ASEAN đã dự định “tuyên
bố quan ngại trước các hoạt động liên tục của Trung Quốc tại Biển Đông. Ý kiến
này được ghi trong một bản dự thảo tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN”, dự kiến khai mạc từ ngày 13/11 sắp tới tại Singapore.
Mời đọc thêm: Hội thảo về những phát triển mới của Luật biển quốc tế (PLTP).
– Tập huấn tuyên truyền biển đảo(NNVN). – Biển Đông: Nhật Bản-Malaysia tăng cường hợp tác an ninh hàng
hải (RFI). – Tại sao Đài Loan còn phải cân nhắc khả năng cho Mỹ sử dụng đảo
Ba Bình? (GDVN).
Nhân
quyền ở Việt Nam
LS
Trịnh Vĩnh Phúc cho biết, hôm 6/11, ông cùng với LS Đặng Đình Mạnh và
LS Nguyễn Văn Miếng đi Biên Hòa “làm án”. Khi cả ba vừa lên xe và đóng cửa xe,
ông “nghe một tiếng nổ đanh”, nhìn lại thì thấy cửa kính hông bên phải bị bể
nát. LS Phúc nói rằng, vẫn chưa đủ căn cứ để xác định hung thủ, động cơ, mục
đích. Ông Phúc viết, “tôi không nghĩ kẻ xấu nhắm vào
riêng tôi mà chỉ có thể là muốn khủng bố tinh thần của 3 luật sư” và rằng
LS
Nguyễn Văn Miếng có đơn trình báo với cơ quan chức
năng.
Zing có bài: Phóng viên bị xô đẩy tại nơi Chủ tịch TP.HCM tiếp xúc dân Thủ
Thiêm. Sáng 7/11, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong tiếp dân Thủ Thiêm,
phóng viên Ngọc Dương của báo Thanh Niên có mặt tại buổi tiếp dân này và bị nhân
viên an ninh quận 2 xô đẩy ra khỏi khu vực.
Facebook Tôi Là Dân Bình Thạnh đăng clip: Phóng viên bị túm cổ áo, xô đẩy ra ngoài tại nơi Chủ tịch
TP.HCM tiếp xúc dân Thủ Thiêm.
Cô
Nguyễn Thùy Dương là người ném giày vào mặt bà Nguyễn Thị Quyết Tâm,
cho biết, chính nhân viên an ninh này đã hành xử thô bạo với cô hôm
20/10/2018, khiến cô đi không nổi.
Nhân viên an ninh quận 2 xô đẩy phóng viên báo TN. Ảnh:
Lê Trai/ Zing
Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh cho biết, chị Đoàn Thị
Hồng, 35 tuổi, là bà mẹ đơn thân có con nhỏ dưới 3 tuổi, đã bị bắt từ ngày 2/9 ở
Sài Gòn, vì “có ý định biểu tình”. Hơn hai tháng qua, gia đình chị Hồng không
nhận được thông báo của công an, mà chỉ biết chị Hồng mất tích. Hiện gia đình
tìm thấy chị Hồng ở CA Phan Đăng Lưu, TPHCM, nhưng cũng không được gặp mặt.
Trang Thời Báo có bài: Tình cảnh ngặt nghèo của cộng đồng người Thượng Việt Nam.
Bài báo cho biết, trong nhiều thập kỷ, cộng đồng người Thượng ở Việt Nam đã bị
chính quyền CS đàn áp rất khốc liệt, chỉ vì họ từng hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ
trong Chiến tranh Việt Nam và họ theo Thiên Chúa giáo.
“Họ đã bị vi phạm nhân quyền và bị cướp hết đất đai ở
quê nhà. Hàng ngàn người đã tháo chạy sang Campuchia và Thái Lan trong những
năm gần đây với hy vọng sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn”, nhưng vẫn có không ít người vượt biên bị bắt quay lại Việt Nam, trở lại
những nhà ngục mà họ đã tìm mọi cách để thoát khỏi đó.
Mời đọc thêm: Trào lưu bỏ đảng và thoái đảng từ năm 2013 đến nay (RFA).
– Tổ chức Mỹ kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa (VOA).
– Luật
ANM: chỗ nào bảo vệ riêng tư cho người dân? — VN:
‘Không đặc xá’ với tội Lật đổ chính quyền nhân dân (BBC).
Xử lý vụ
Trịnh Xuân Thanh
VOA đưa tin: Đức xác nhận thảo luận vụ Trịnh Xuân Thanh với Việt Nam ở
Berlin. Một nguồn tin ẩn danh cho biết, Quốc vụ khanh Đức Andreas
Michaelis một lần nữa nhấn mạnh với Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, rằng “vụ
bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế không thể
chấp nhận được và gây tổn hại tới lòng tin”.
Trả lời VOA, bà Petra Isabel Schlagenhauf, LS người
Đức của ông Thanh cho rằng, cuộc gặp hôm 1/11 là “bước đi cấp cao đầu
tiên” nhằm “xử lý xung đột ngoại giao giữa Việt Nam và Đức”.
Bà Schlagenhauf nói thêm: “Tôi hy vọng rằng phía Việt Nam giờ thấy rõ
điều cần làm để giảm căng thẳng” và phủ nhận tin đồn ông Thanh đã được
đưa sang Đức.
Mời đọc thêm: Việt Nam có đưa Trịnh Xuân Thanh sang Đức hay không? (RFA).
– Đức
xác nhận trao đổi với VN vụ Trịnh Xuân Thanh ở Berlin (VOA).
Cái tát
vào mặt dân Thủ Thiêm
Trong khi dư luận trông chờ kỷ luật và xử lý thích đáng ông Tất Thành
Cang, thì bất ngờ, ông Tất Thành Cang kiêm thêm chức Trưởng ban. Thay
vì kỷ luật ông Cang, Thành ủy thành Hồ ban cho ông ta thêm cái chức Trưởng
ban chỉ đạo TP.HCM thực hiện thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại
trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại tòa án hai cấp. Rõ
ràng đây chính là cái tát nảy lửa vào mặt người dân Thủ Thiêm, bởi ai cũng biết
ông Cang là một trong những tên quan ăn đất của người dân ở đây.
Quá nhiều vấn đề phát sinh và vì không tin chính quyền
TP HCM nữa, Người dân đề nghị thanh tra toàn diện dự án Thủ Thiêm,
theo báo Dân Trí. Một người dân Thủ Thiêm phát biểu: “Yêu cầu cung cấp
đủ bản đồ, quyết định, nếu chúng tôi nằm trong ranh quy hoạch thì mới thống nhất
với phương án giải quyết của thành phố. Không công bố mà yêu cầu người dân thực
hiện theo 10 nội dung là không có căn cứ pháp luật”.
Báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời ông Nguyễn Thành Phong
nói trước phản ứng gay gắt của người dân: ‘Không vì lợi ích của dân, thì vì cái gì?’ Ông
Phong ra vẻ đồng cảm nói “tôi làm chủ tịch UBND TP không vì lợi ích của
người dân thì vì cái gì. Nếu không vì lợi ích, ấm no của người dân, tôi không
còn xứng đáng với chức vụ này”. Ông Phong có nói thế nào đi nữa, người
dân vẫn không tin, bởi ông đã từng là bí thư quận 2 giai đoạn 2007 – 2009, giai
đoạn mà người dân kêu oan từ đó đến nay.
Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm bị ‘thủ tiêu’? Chánh
văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, thành phố đã sưu tập được hơn… 10 bản
đồ “chuyên ngành của 20 năm trước do các cơ quan tham mưu đưa lên hệ thống.
Các bản đồ đều giống nhau, chỉ khác ranh quy hoạch. Có bản đồ thể hiện khu 4,3
ha, cái thì không có… nhìn chung là các bản đồ trên không thống nhất và rất thô
sơ”.
BBC dẫn lời ông Nguyễn Văn Lung, một dân oan Thủ
Thiêm, bình luận: “Vụ Thủ Thiêm không thể dàn xếp được nữa”. Đó là hậu
quả của trò dàn xếp trong buổi làm việc ngày 18/10, hôm chính quyền TP HCM cố
tình để hàng trăm dân oan Thủ Thiêm đứng ngoài, chỉ mời một số hộ dân đã nhận đền
bù vào hội trường. Kết quả là, có thêm ít nhất… 5000 hộ dân đã di dời, giờ kiện
tiếp, đòi bồi thường thỏa đáng.
Ông Lung nhận định: “Tôi cho rằng chính quyền
không lường trước được điều này. Bây giờ thì không thể dàn xếp hay thỏa thuận
gì giữa dân và chính quyền nữa. Rất khó. Chỉ có thể dẫn đến đưa vụ việc ra tòa,
giải quyết bằng pháp lý”.
Mời đọc thêm: Chủ tịch TPHCM tiếp xúc với người dân Thủ Thiêm lần 2 (VOV).
– Người dân Thủ Thiêm rơi nước mắt khi gặp lại Chủ tịch TP.HCM (Zing).
– Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh: “Chính quyền TP không né
tránh, mà đang lắng nghe ý kiến người dân” (KTĐT). – Chủ tịch TP HCM: ‘Tôi thật tâm muốn giải quyết vụ việc Thủ
Thiêm’ (VNE). – Người dân Thủ Thiêm phản ứng dữ dội 10 vấn đề hỗ trợ của TP
HCM (KT).
– Cái sảy nảy cái ung… (TP). – Sẽ tái bồi thường, hỗ trợ khoảng 2.000 hộ dân Thủ Thiêm (TN).
– Đề xuất xây cầu Thủ Thiêm 4, cầu Thủ Thiêm 2 chậm tiến độ do
chưa bàn giao mặt bằng (SGGP). – Dân khiếu kiện Thủ Thiêm vẫn bất đồng với lãnh đạo TP HCM (RFA).
– ‘Đừng để tàn dư của nhóm lợi ích tồn tại ở Thủ Thiêm’ (TN).
ĐBQH
Lưu Bình Nhưỡng vs Bộ Công an
Mâu thuẫn giữa ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng với Bộ Công an vẫn
chưa có hồi kết. Báo Tiền Phong dẫn lời đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Không có chuyện tôi bịa ra tất cả.
Ông Nhưỡng nói: “Ở đây tôi chỉ nêu về tỷ lệ, so sánh tỷ lệ vi phạm giữa
các cơ quan trong hoạt động tư pháp và điều này có tiêu đề, báo cáo đàng hoàng
chứ không phải tự tôi nghĩ ra, tự tôi lấy số liệu này chia cho số liệu khác”.
Trong khi đó, phía công an vẫn cho rằng ông Nhưỡng
tính sai, không thể có chuyện “vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng
khiếp” như ông Nhưỡng nói. Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Đảng ủy Công an TW gửi văn bản về ý kiến ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy
Công an Trung ương “ký văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội, kiến nghị về một
số đánh giá chưa chính xác của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng”.
Trong văn bản này, Đảng ủy Công an TW “kiến
nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến kết luận về những nội dung trên để thông báo
trước Quốc hội và cử tri cả nước”. Vụ việc càng lúc càng căng thẳng, không
bên nào chịu “xuống thang”.
Mời đọc thêm: Đảng ủy Công an TƯ kiến nghị Quốc hội xem xét ý kiến đại biểu
Nhưỡng (TP). – Bộ Công an kiến nghị xem xét phát ngôn của đại biểu Lưu Bình
Nhưỡng(KT). – Kiến nghị xử lý về một số đánh giá của đại biểu Quốc hội gây
dư luận không tốt (ANTV). – Bình
luận về phát ngôn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (BBC).
Quan chức
vô cảm, tham tàn
Báo Kinh Tế Đô Thị có bài: Triển khai các dự án BT: Làm sao để chặn thất thoát tài sản
công? Bài viết chỉ ra những kẽ hở gây thất thoát hàng ngàn tỷ mỗi
dự án trong nhiều năm qua: “Việc quy định chính quyền được dùng quỹ đất
để thanh toán trực tiếp cho nhà đầu tư là khe hở gây ra thất thoát tài sản công
và tạo ra nhóm lợi ích để tham nhũng rất lớn”.
Kẽ hở lớn nhất được lãnh đạo CS khai thác là chênh lệch
giá đất đổi cho chủ đầu tư. Tất cả chủ đầu tư dự án BT là sân sau của cán bộ
CS. Vì thế, việc chia chác diễn ra rất dễ dàng. Đà Nẵng và TPHCM là hai địa
phương nổi cộm nhất về tình hình đổi đất công lấy dự án những năm gần đây.
Báo Pháp Luật Plus có bài viết lật tẩy trò ngụy biện
quen thuộc của cán bộ đảng viên: Sợ nhất câu nói của lãnh đạo “chúng tôi đã xử lý đúng quy định
pháp luật”. Điển hình là vụ tiệm vàng Thảo Lực bị chính quyền cướp 20
viên kim cương. Khi họp báo, Thượng tá Trần Văn Dương, người phát ngôn của Công
an TP Cần Thơ cho biết: “Các cơ quan chức năng cũng đã thẩm định lại
toàn bộ hồ sơ thì khẳng định về trình tự, thủ tục thẩm quyền thì hoàn toàn đúng
quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, khi bị cộng đồng phản ứng, chỉ ra những
vi phạm pháp luật thì lãnh đạo Cần Thơ đã trả lại 20 viên kim cương cho người
dân. Bên cạnh đó, nhiều vụ án oan, nhiều gia đình bị cướp đất… cũng xuất phát từ
vụ làm “đúng quy trình, đúng pháp luật” của các quan mà ra.
Mời đọc thêm: TP.HCM: Vướng pháp lý, BT hay BOT đều khó (ĐT).
– Lừa đảo 5,5 tỷ, cựu cán bộ VKSND Tối cao lĩnh 18 năm tù (Zing).
– Công trình giao thông nông thôn có dấu hiệu bị “rút ruột”? (BVPL).
– Gia Lai: Phát hiện, xử lý nhiều sai phạm tại các Ban Quản lý
rừng phòng hộ(TN&MT). – Kỷ luật Phó ban Kiểm tra Tỉnh ủy nhận và trả quà không đúng
quy định (Zing).
Doanh
nghiệp nhà nước: Thua lỗ, nợ nần
Trang VnEconomy đưa tin: Vinachem không đủ khả năng trả hết nợ cho dự án 12.000 tỷ.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam vừa báo cáo tình hình trả nợ vay đầu tư Dự án Đạm
Ninh Bình. Theo đó, “Tập đoàn Hoá chất cho biết không thanh toán đủ nợ
đến hạn khoản vay đầu tư Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình cho Ngân hàng Phát triển
Việt Nam (VDB)”. Đạm Ninh Bình có mức đầu tư 667 triệu USD, nhà thầu thi
công của Trung Quốc. Nhà máy đi vào vận hành năm 2012, tính đến nay, trung bình
mỗi năm lỗ hơn 1.000 tỷ đồng.
Bình quân doanh nghiệp nhà nước có nợ phải trả cao gấp 3 lần
vốn chủ sở hữu, theo VnEconomy. Đa số các doanh nghiệp nhà nước ngàn tỷ
đều có bức tranh tài chính ảm đạm, rủi ro rất cao. Nợ phải trả của DNNN cao nhiều
lần so với vốn chủ sở hữu, trong khi mức trung bình của doanh nghiệp Việt Nam
là 2 lần. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của DNNN không hiệu quả. Khiến việc
trả nợ khó khăn. Đa số thua lỗ, và được chính phủ cứu bằng tiền thuế.
Mời đọc thêm: Làm gì để ‘hồi sinh’ doanh nghiệp nhà nước? (CAND).
– Nhiều DNNN đang nợ nhiều, không đảm bảo an toàn tài chính (MTG).
– Tái cơ cấu Dự án Gang thép Thái Nguyên: Nhiều vấn đề phức tạp,
vướng mắc(ĐT). – Kẽ
hở cổ phần hóa làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng (ĐV). – Dung Quất xin ưu đãi như Nghi Sơn: Hỏi ngược (ĐV).
Nền giáo
dục bên bờ vực thẳm
Báo Gia Đình và Xã Hội đưa tin: Hải Phòng: Phó hiệu trưởng đánh học sinh chấn thương đầu, hiệu
trưởng nói “không vấn đề gì”. Do mắc lỗi vẽ bậy lên tường, em Đức bị
phó hiệu trưởng trường THCS A.H (Hải Phòng) túm tóc đập đầu vào tường. Em Đức
cho biết: “Lúc cô đập đầu em vào tường em thấy choáng váng và đau đầu”.
Bác sĩ xác định em bị chấn thương vùng đầu, tổn
thương phần mềm. Theo gia đình, em Đức mắc bệnh “sóng từ trường trong
não”. Trao đổi với báo chí, Hiệu trưởng nhà trường vô cảm, nói: “Đây
là chuyện nội bộ, không có vấn đề gì cả. Phóng viên muốn tìm hiểu thêm điều gì
thì đến hỏi trực tiếp gia đình”.
Trang Zing có bài: Sinh viên trung cấp, cao đẳng sư phạm về đâu? Theo
đó, 5 năm tới, giáo viên mầm non có trình độ trung cấp sẽ không được tuyển.
Giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng cũng không đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đến
nay, hầu như các tỉnh chỉ có trường cao đẳng đào tạo giáo viên từ mầm non đến cấp
2. Số phận những sinh viên sẽ đi về đâu, và các trường cao đẳng sẽ ra sao? Bên
cạnh đó, dư luận cũng đặt câu hỏi, liệu yêu cầu nâng bằng cấp giáo viên có đồng
nghĩa với nâng chất lượng, hay chỉ là “chạy” để hợp thức hóa văn bằng.
Thầy giáo lừa hàng trăm triệu chạy việc: Vội vã trả tiền nạn
nhân, theo báo Tiền Phong. Sau khi bị tố cáo, báo chí vào cuộc, ông
Phan Cao Thắng mới chịu trả tiền đã lừa để “chạy” việc cho 3 người. Số tiền lên
đến 350 triệu đồng. Chính quyền và lãnh đạo ngành giáo dục Nghệ An cho biết “sẽ
có hình thức kỷ luật nghiêm khắc”.
RFA có bài: “Ngành giáo dục Việt Nam nên kế thừa di sản giáo dục của Việt
Nam Cộng Hòa”. Bài viết dẫn lời PGS. TS Mạc Văn Trang chia sẻ: “Tôi
từng viết một bài nói rằng triết lý giáo dục của Việt Nam nên kế thừa triết lý
giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trước đây, cũng như tinh thần triết lý về văn
hóa của Việt Nam là nên đưa ra triết lý dân tộc, nhân bản, khai phóng thì mới
đúng bản chất của giáo dục”.
Mời đọc thêm: Bé 18 tháng tuổi bị bỏng tại trường mầm non: Thông tin trái
nhau từ nhà trường và gia đình (LĐ). – Ưu
ái xét tuyển giáo viên, hồ sơ ‘lởm’ cũng được cho qua? (TP).
– Sẽ không tuyển mới giáo viên dạy tiểu học có trình độ trung
cấp, cao đẳng (GDVN). – Vợ
chồng hiệu trưởng nhận hàng chục tỷ đồng tiền bát họ ảo rồi “bùng”(LĐ).
– Hoài nghi chất lượng xếp hạng các trường đại học trong nước (VOV). Làm
rõ hành vi đánh vào đầu học sinh của Phó hiệu trưởng Trường An Hồng (GDVN).
– Nam
sinh có vấn đề về thần kinh vẽ bậy bị phó hiệu trưởng dúi đầu vào tường (VNM).
– Ký thừa, ký
sai trên 400 giáo viên hợp đồng, Thanh Oai lập đề án giải quyết. – Làm rõ hành
vi đánh vào đầu học sinh của Phó hiệu trưởng Trường An Hồng (GDVN).
– Hà Nội: Thiết lập và công khai đường dây nóng xử lý bạo lực
học đường (LĐ). – Đề nghị khiển trách cô giáo phạt học sinh tự tát vào mặt (TT).
– Ngân
sách cần chi thêm 4.730 tỷ đồng/năm nếu miễn học phí diện phổ cập (GDVN).
– Vợ chồng hiệu trưởng nhận hàng chục tỷ đồng tiền bát họ ảo rồi
“bùng” (LĐ).
Bầu cử
giữa kỳ ở Mỹ: Nhiều ứng viên gốc Việt trúng cử
Sau cuộc bầu cử giữa kỳ vừa kết thúc ở Mỹ, VOA đưa
tin: Người gốc Việt thắng lớn, bắt đầu cuộc ‘đổ bộ’ của thế hệ thứ
2 vào chính trường Mỹ. Bài viết điểm mặt một số dân biểu như bà Trâm
Nguyễn, ông Tyler Diệp và Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn, cùng với rất nhiều người
Mỹ gốc Việt khác đã giành chiến thắng ở Quốc hội các tiểu bang Hoa Kỳ.
Bà Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao cho biết, dù thuộc đảng
phái nào, những người trẻ gốc Việt ra tranh cử lần này đều có các điểm chung: Họ
đã theo cha mẹ sang Mỹ tị nạn từ lúc nhỏ, từng “đồng cam cộng khổ” với
gia đình vượt qua khó khăn trong những ngày đầu trên đất Mỹ, đều có lý tưởng,
muốn đóng góp cho xã hội và có một “tâm thức Việt Nam”.
Báo Người Việt bàn về bà Trâm Nguyễn, dân biểu gốc Việt đầu tiên ở Massachusetts.
Bài báo cho biết: “Bà từng là một luật sư đấu tranh cho người cao tuổi,
cựu chiến binh, trẻ em và những người bị bạo hành gia đình. Bà cũng từng ủng hộ
nhiều dự luật nâng cao đời sống của cư dân. và nhiều dự luật này được thông
qua”.
Mời đọc thêm: Voi và lừa ngang ngửa, xanh và đỏ đều có Việt (VOA).
– Janet
Nguyễn và Tyler Diệp tranh cử gay cấn đến phút chót — Nữ Dân Biểu Liên Bang gốc Việt Stephanie Murphy tái đắc cử,
thắng áp đảo đối thủ — Bầu cử 2018: Hai mươi người gốc Việt chiến thắng hoặc đang dẫn
đầu — Bầu
Cử 2018: Các ứng cử viên gốc Việt tạo nên lịch sử! (NV). – Bà Pelosi: “Hạ viện sẽ giám sát chính quyền Trump”
— Trump thề ‘quyết chiến’ nếu Hạ viện điều tra ông — Lãnh đạo EU mỉa mai Trump về kết quả bầu cử giữa kỳ (VOA).
***
Thêm một số tin: Phiên tòa xử Đoàn Thị Hương dời sang tháng 1 (VOA).
– Phát
hiện ra 15 trẻ em ‘đến từ VN’ trong xe tải từ Pháp sang Anh (BBC).
– Tướng ta và tướng Mỹ(Blog VOA). – Cái giá của một Hà Nội nhồi nhét, băm nát(LĐ).
– Cho UBND xã vay tiền, gần 10 năm chưa đòi được(TT).
No comments:
Post a Comment