Người
Việt
Wednesday, June 25, 2014 4:03:20 PM
HÀ
NỘI (NV) - Trong danh sách bảng xếp hạng các quốc gia
“đóng góp tổng thể cho nhân loại,” Việt Nam trong sự cai trị của đảng CSVN đứng
ở vị trí gần như “đội sổ.”
Bảng xếp hạng này có tên là “Good Country Index” do
ông cố vấn chính sách Simon Anholt thiết lập. Ðài BBC tiếng Việt trích dẫn kết
quả bảng xếp hạng cho thấy, Việt Nam, Iraq và Libya “cùng nằm dưới đáy.” Việt
Nam đứng hạng thứ 124; sau cả Iraq, hạng 123; chỉ hơn Libya, hạng thứ 125.
Bảng xếp hạng này dựa vào kết quả khảo sát của Liên
Hiệp Quốc và World Bank, xếp hạng 125 quốc gia khắp hành tinh. Các tiêu chí được
căn cứ để xếp hạng bao gồm: thành tích công nghệ, văn hóa, hòa bình-an ninh quốc
tế, trật tự thế giới, khí hậu, sự thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe của người
dân... Ngoài ra, các yếu tố khác cũng được xem xét như số lượng sinh viên ngoại
quốc đến học tại quốc gia đó, số tiền của quốc gia đóng góp cho quỹ gìn giữ hòa
bình, số giải Nobel giật được.
BBC cho biết, Ireland là quốc gia đứng đầu danh sách
trên, kế đến là các quốc gia Bắc Âu. Nước Anh đứng hạng bảy, trong khi Hoa Kỳ đứng
hàng thứ 21. Ðặc biệt là Kenya, một quốc gia Châu Phi nghèo và đang bị xâu xé bởi
các cuộc xung đột sắc tộc, nhưng đứng hàng thứ 26 trong bảng xếp hạng trên vì
“có nhiều đóng góp có ý nghĩa cho xã hội.”
Trong lĩnh vực văn hóa, Bỉ giành ngôi vị đầu. Tây
Ban Nha đứng hàng đầu về hoạt động săn sóc y tế. Nước Nga xếp hạng rất thấp, thứ
95, bên cạnh Honduras và Congo. Cũng trong lĩnh vực này thì Việt Nam xếp hạng
thứ 76 trong khi Iraq đứng hàng thứ 116 và Libya hàng thứ 124.
Theo Financial Times, ông Simon Anholt quan niệm rằng
“một nước thành công chưa đủ, điều quan trọng là họ đóng góp được gì đó cho
nhân loại.” Ông Simon Anholt đã nhận được giải Nobels Colloquia, do một ủy ban
gồm mười nhân vật đã nhận giải Nobel kinh tế trao tặng. (PL)
----------------------------------
BBC
Cập nhật: 15:01 GMT -
thứ ba, 24 tháng 6, 2014
Việt Nam bị một bảng xếp hạng đặt ở vị trí
‘đội sổ’ về đóng góp tổng thể cho nhân loại.
Good Country Index là bảng xếp
hạng mới ra mắt của một tác giả, nhà tư vấn chính sách Simon Anholt.
Kết quả của bảng xếp hạng nói
Ireland đứng đầu thế giới, còn Iraq, Libya và Việt Nam ‘cùng xếp hạng
dưới đáy’, theo báo The
Independent của Anh.
Trong ba nước này, Việt Nam
(thứ 124) đứng sau cả Iraq (123) và chỉ trên có Libya (125).
Good Country Index dựa trên các
khảo sát của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và World Bank.
Các đánh giá đóng góp của 125
nước dựa trên bảy tiêu chí về thành tích như khoa học công nghệ, văn hóa, hòa
bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức
khỏe...
Trong các yếu tố được xem xét
có số lượng sinh viên nước ngoài học tại nước đó, tiền dành cho gìn giữ hòa
bình, số lượng giành giải Nobel.
Ireland đứng đầu, và cùng
nhóm đầu bảng là các nước vùng Bắc Âu được cho là “có đóng góp
chung nhiều nhất cho nhân loại và hành tinh”, hơn hẳn các khu vực khác
trên thế giới.
Anh Quốc đứng thứ bảy và
Hoa Kỳ đứng thứ 21 trong khi Kenya đứng thứ 26 trên toàn cầu nhưng là
quốc gia đứng đầu châu Phi vì đã “nêu ví dụ đầy cảm hứng” về đóng
góp có ý nghĩa xã hội.
Tác giả báo cáo nói với báo
Financial Times: “Một nước thành công vẫn chưa đủ. Họ phải đóng góp gì đó cho
nhân loại.”
Một số kết quả xếp hạng gây
tranh cãi, ví dụ về văn hóa, Bỉ được xếp thứ nhất. Ai Cập cũng xếp đầu về đóng
góp cho hòa bình và an ninh quốc tế, mặc dù đang hỗn loạn về chính trị trong nước.
Ông Anholt giải thích những yếu
tố nội địa không được ông tính, mà chỉ tính đóng góp của nước đó với thế giới
bên ngoài.
“Đức là nước được quản trị rất
tốt, nhưng tôi muốn hỏi là Đức làm được gì cho tôi, một công dân Anh?”
Năm 2009, ông Simon Anholt được
trao giải Nobels Colloquia, được trao bởi một ủy ban gồm 10 người từng nhận
Nobel về Kinh tế.
Nhiều hạng mục khác nhau
Trong 10 nước đứng đầu thế
giới thì chín nước thuộc khu vực Tây Âu, tính tổng thể.
Tuy thế, các chỉ số cụ
thể của từng nước lại khác.
Ví dụ, Bỉ đứng đầu thế
giới về đóng góp văn hóa, Tây Ban Nha về chăm sóc y tế.
Hoa Kỳ bị tụt xuống hàng
thứ 21 vì ‘bị điểm xấu trong mục đóng góp cho hòa bình và an ninh
quốc tế’, theo bài báo của Independent.
Nga bị xếp hạng 95, gần
với Honduras và Cộng hòa Dân chủ Congo.
Trong bảng xếp hạng này, người
ta đánh giá các quốc gia theo những tiêu chí: Khoa học - Công nghệ, Văn
hóa, Hòa bình và An ninh Quốc tế, Trật tự Thế giới, Biến đổi Khí
hậu, Thịnh vượng - Bình đẳng, Sức khoẻ và Vui sống.
Ngoài các hạng mục này,
người ta cũng đưa vào các tiêu chí như số sinh viên nước ngoài đến du
học, số tiền một nước bỏ ra để gìn giữ hòa bình và đóng góp cho
sự phát triển quốc tế cũng như số giải Nobel có được.
Trong ba nước cuối bảng thì
Việt Nam lại có xếp hạng cao hơn hẳn hai nước kia về đóng góp Văn
hóa vì đạt vị trí 76 so với Iraq (116) và Libya (124).
Còn về Thịnh vượng và
Bình đẳng, Việt Nam đạt mức 79, cao hơn hẳn Trung Quốc (108).
Ngoài ra còn xếp hạng tổng
thể (Overall Rankings), theo đó tại châu Á, Trung Quốc đứng thứ 107 thế
giới, thua xa Ấn Độ (thứ 81).
Hiện chưa rõ dư luận Việt
Nam nghĩ gì về bảng xếp hạng này của Good Country Index.
Hồi đầu năm 2011, một khảo
sát quốc tế khác lại cho rằng người Việt Nam 'lạc quan nhất thế
giới', với 70% người tham gia nói tự tin về triển vọng kinh tế nước
này năm 2011.
Khảo sát về chỉ số lạc
quan do tổ chức nghiên cứu dư luận BVA của Pháp và Viện Gallup của Mỹ
thực hiện ở 53 quốc gia.
Việt Nam nằm trong số 10
quốc gia có chỉ số lạc quan về kinh tế cao nhất, còn Pháp thì 'đội
sổ' với 61% người được hỏi tỏ ra bi quan về tình hình kinh tế trong năm
đó.
No comments:
Post a Comment