Ủy-Ban
Lãnh-Đạo Lâm-Thời VNCH
6433 Northanna Drive, Springfield, VA 22150, U.S.A.
Tel: 703-971-9178 – E-mail: RVNleadcom@gmail.com
PHẢN-BIỆN TÀI-LIỆU CỦA TRUNG-QUỐC VỀ SỰ HIỆN-DIỆN CỦA GIÀN KHOAN
HYSY 981 TRONG VÙNG BIỂN VIỆT-NAM
1.
Vị-trí Giàn khoan HYSY 981 của Tổng-công-ty Dầu khí Hải-dương TQ trong vùng biển
Việt-nam
“Vào ngày 2 tháng Năm 2014, giàn khoan HYSY 981 của
một công ty Trung Quốc bắt đầu hoạt động khoan” ở một vị-trí nơi Biển Đông nằm ở
những tọa-độ rõ ràng ở bên trong thềm lục-địa của Việt-nam: ở 15o29
vĩ-độ Bắc và 110o12 kinh-tuyến Đông, tương-đương với Lô khai thác
143 trong vùng đặc-quyền kinh tế của Việt-nam. Vị-trí này chỉ cách đảo Lý
Sơn (Cù lao Ré) của Việt-nam có 119 hải-lý ở ngoài khơi Đà Nẵng.
Đây là một sự vi-phạm trắng trợn vùng đặc-quyền kinh
tế của Việt-nam, một vùng được định nghĩa là kéo dài 200 hải-lý từ một đường
cơ-sở dọc theo bờ biển Việt-nam và dựa vào thềm lục-địa được định nghĩa như là
“một phần đất thuộc một lục-địa, thường là nông và phẳng nằm dưới nước và kéo
dài đến một điểm đổ mạnh xuống sàn đại-dương.” Đây rõ ràng không phải là
trường-hợp của vùng đặc-quyền kinh tế của Trung Quốc dẫn ra tới giàn khoan.
2.
Hành-động khiêu khích của Trung Quốc
Bằng cách hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trong vùng đặc-quyền
kinh tế của Việt-nam, Trung Quốc đã làm một hành-động được mô-tả là “khiêu
khích” không phải chỉ bởi Việt-nam mà còn bởi nhiều quốc gia trên thế-giới.
Trung Quốc cho rằng “Việt Nam đã đưa một lượng lớn các tàu thuyền, bao gồm tàu
vũ trang đến khu vực và phá rối mạnh mẽ và phi pháp hoạt động của Trung Quốc.”
Họ đưa ra con số “63 tàu thuyền Việt Nam trong khu vực vào thời điểm cao độ nhất”:
ngay dù như con số này là có thật thì nó vẫn không bằng một nửa lượng tàu thuyền
Trung Quốc, được ước-lượng là 130 chiếc với một số lớn hơn hẳn các tàu thuyền
Việt Nam được gởi ra để bao vây giàn khoan mà còn ngăn chặn không cho các thẩm-quyền
Việt Nam đến gần để yêu-cầu một cách chính-đáng là giàn khoan hãy được đưa ra
khỏi vùng biển của Việt Nam. Một sự hiện-diện lớn như vậy của phía Trung
Quốc không thể nào mà thoát khỏi sự kiểm-soát từ trên không và việc chụp hình bởi
hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn các quan-sát-viên quốc-tế.
Trung Quốc còn tố Việt Nam là “dung dưỡng những cuộc
biểu tình chống Trung Quốc” nhắm vào các “công ty Trung Quốc” nhưng rồi lại mâu
thuẫn khi nói là những cuộc biểu tình kia cũng làm thiệt hại cho một số công-ty
thuộc “một số quốc gia khác.”
3.
Trung Quốc thú nhận
Trong văn-thư bày tỏ lập-trường của mình, Trung Quốc
thú nhận rằng “các vùng biển giữa Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc [tức Hoàng Sa
của VN] và vùng biển thuộc đất liền của Việt Nam vẫn chưa được phân định.
Hai bên vẫn chưa tiến hành xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa
trong vùng biển này. Cả hai bên đều có quyền tuyên bố đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS.” (Chúng tôi nhấn mạnh.) Một
khi đã nói như vậy thì không hiểu tại sao câu sau lại rất khẳng-định: “Tuy
nhiên, các vùng nước này sẽ không bao giờ trở thành đặc khu kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam dù áp dụng bất kỳ nguyên tắc nào vào việc phân định.”
(sic) Thật là một sự mâu thuẫn không thể hiểu nổi, đi gần đến sự phi lý!
4.
Hoàng Sa (tức Tây Sa theo TQ) CHƯA BAO GIỜ là lãnh-thổ Trung Quốc
Văn-thư lập-trường của Trung Quốc khẳng-định khơi
khơi là “Quần đảo Tây Sa là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, không gì
bác bỏ được.” Vậy thì thử hỏi đoạn ngay trên đây có nghĩa làm sao khi nó
cũng được viết ra bởi cùng tác-giả của văn-thư lập-trường?
Trung Quốc gian-trá khi cho rằng “Trung Quốc là quốc
gia đầu tiên đã khám phá, phát triển, khai thác và thực hiện thẩm quyền đối với
quần đảo Tây Sa,” tức Hoàng Sa của Việt Nam. Không có gì có thể xa sự thật
hơn thế, nhất là khi ngay ở câu tiếp theo, văn-thư kia nói là đến “năm 1909, Đề
đốc Lý Chuẩn của hải-quân [Trung Quốc] đã dẫn đầu chuyến thanh sát quân sự trên
quần đảo Tây Sa và tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc bằng cách kéo cờ
và bắn một loạt đạn trên đảo Vĩnh Hưng.” (Chúng tôi nhấn mạnh) Thật
là nực cười! Vì rõ ràng không thể đòi chủ-quyền đối với quốc-tế kiểu đó
được, nhất là khi vào lúc bấy giờ đảo Vĩnh Hưng gần như không ai ở trên đảo!
5.
Lịch-sử cận-hiện-đại
Khi “Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng quần đảo Tây
Sa” trong Thế-chiến thứ hai (1939), chỉ có Pháp phản-đối nhân danh Việt Nam là
nước được Pháp bảo hộ. Trước đó, Pháp đã tuyên-bố chủ-quyền trên quần-đảo
này dựa trên những lần đòi chủ-quyền của nhà Nguyễn dưới thời các vua Gia Long
(1802-1820) và Minh Mạng (1820-1840), và đến năm 1932 thì Pháp chiếm-đoạt các đảo
ở đây, sau đó đã xây một hải-đăng và đài khí-tượng ở đảo Hoàng Sa (Pattle
Island) vào năm 1937. Sau khi Nhật đầu hàng vào năm 1945, chính-phủ Trung
Hoa Dân Quốc đã tìm cách đòi một số đảo (tháng Mười Một 1946) nhưng Hòa-hội San
Francisco (tháng Chín 1951) đã thông qua bằng 46 phiếu trên 51 lời khẳng-định
chủ-quyền của Việt Nam trên hai quần-đảo Paracel (Hoàng Sa/Tây Sa) và Spratly
(Trường Sa/Nam Sa).
Năm 1959, Bắc Kinh “thiết lập Văn phòng Quản lý các
Quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa.” Nhưng từ năm 1933, Vua Bảo Đại của
Việt Nam đã có Dụ số 10 đặt Hoàng Sa (Paracel Islands/Tây Sa) thuộc vào tỉnh Thừa
Thiên và ngày 13 tháng Bảy 1961, Tổng-thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm đã
ký sắc-lệnh giao lại việc quản-lý quần-đảo này cho tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung
Việt Nam. Hải-quân Việt Nam Cộng Hòa đã đều đặn đi tuần-tra các đảo và
Nha Khí-tượng VNCH lo vận-hành đài khí-tượng trên đảo Hoàng Sa (Pattle) đều đặn
mà không bị nước nào can-thiệp mãi cho đến tận tháng Giêng năm 1974 khi hải-quân
Trung Quốc đánh chiếm toàn-bộ quần-đảo vào những ngày cuối của cuộc chiến Việt
Nam sau một trận chiến bất cân xứng với hải-quân của Việt Nam Cộng Hòa được gửi
ra để trấn giữ quần-đảo.
6.
Chỗ đứng của Hà Nội trong cuộc tranh-chấp trên các quần-đảo
Từ những điều trên, ta có thể thấy là không có gì
sai sự thật bằng câu khẳng-định của phía Trung Quốc rằng “từ cổ xưa, Việt Nam
đã chính thức công nhận quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.”
Việc đi trích dẫn lời của một hai quan-chức thân Trung Quốc cho rằng “Tây Sa và
Nam Sa trong lịch sử là một phần của lãnh thổ Trung Quốc” là một điều vô nghĩa
bởi họ không đại diện trong bất cứ tư-cách nào lập-trường chính-thức của
chính-quyền Việt Nam, không cả của Hà Nội, và cũng bởi những lời khẳng-định như
thế đơn-giản là không chính-xác, không có văn-kiện nào trong các nguồn tài-liệu
Việt Nam ủng-hộ cho một lập-trường như thế.
Nghiêm-trọng hơn là sự-kiện “Ngày 4 tháng Chín năm
1958, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một bản tuyên bố, trong đó nói rằng bề rộng
phạm vi lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và nói rõ rằng
‘quy định này áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, bao gồm cả Quần đảo Tây Sa…’” Ngày 14 tháng Chín, Thủ-tướng Phạm
Văn Đồng của chính-phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gửi một công-hàm ngoại-giao
đến Thủ-tướng Chu Ân-lai của Hội-đồng Nhà nước Trung Quốc, tuyên bố rằng “chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và hỗ trợ tuyên bố của chính phủ
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quyết định liên quan đến lãnh hải của Trung
Quốc đưa ra ngày 04 tháng Chín năm 1958″ và “chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa tôn trọng quyết định này.”
Tuy-nhiên, cần chú ý là theo như những điều khoản của
Hiệp-định Ngưng chiến Geneva ký ngày 20 tháng Bảy 1954 chia đôi Việt Nam ra
thành hai miền thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tức Miền Bắc) không có chủ-quyền
trên Quần-đảo Hoàng Sa, bởi quần-đảo này nằm ở dưới vĩ-tuyến 17 nên thuộc quyền
cai quản của Miền Nam (mà sau này chính-thức là Việt Nam Cộng Hòa). Do vậy
nên ta có thể nói là công-hàm Phạm Văn Đồng là “hoàn toàn vô giá trị.”
Ngoài ra, văn-thư của Trung Quốc còn nêu ra hai bằng-chứng
khác nữa song chúng không thể xem được là khả tín. Một là một cuốn địa-lý
lớp 9 in vào năm 1974, một cuốn sách rõ ràng là không thể tin được khi bên cạnh
việc mô-tả Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (Trường Sa của Việt
Nam) là nằm trong một vòng cung các đảo bảo-vệ Trung Quốc thì cuốn sách còn ghi
cả một quần-đảo không có ở ngoài đời (“Hoành Bồ”) là thuộc trong cùng vòng cung
đó. Còn về tập Bản đồ Thế giới in vào tháng Năm năm 1972 thì rất
có thể đó đã là một sản-phẩm của Trung Quốc in cho một nhà xuất bản Việt Nam–một
hiện-tượng khá phổ-biến vào thời bấy giờ.
7.
Những hiệp-định quốc-tế và bổn-phận của Trung Quốc dựa trên những hiệp-định đó
Hãy tạm gác sang bên những bằng-chứng về chủ-quyền lịch-sử
liên-tục của Việt Nam trên Quần-đảo Hoàng Sa, những bằng-chứng phong phú và có
cơ-sở hơn những khẳng-định của Trung Quốc rất nhiều (cho đến tận đầu thế-kỷ 20,
các bản-đồ của ngay chính Trung Hoa cũng chỉ ghi Hải Nam là lãnh-thổ cực-Nam của
Trung Quốc, các thẩm-quyền Trung Quốc còn phủ-nhận cả trách-nhiệm khi có những
tàu thuyền ngoại-quốc bị đắm ở Hoàng Sa). Ngoài ra, còn có tối-thiểu năm
hiệp-ước quốc-tế mà Trung Quốc đã ký vào và như vậy là có bổn-phận hoặc thực-thi
hoặc đứng bảo kê cho các hiệp-ước đó.
Trước tiên hết là Hiệp-ước Thiên Tân 1885 ký giữa
Pháp và nhà Thanh bên Trung Quốc công-nhận chủ-quyền của Pháp trên đất nước Việt
Nam (lúc bấy giờ còn gọi là An Nam). Theo hiệp-ước này, Pháp thừa kế hết
cả những quyền lãnh-thổ thuộc về các vua An Nam mà đương-nhiên trong đó gồm cả
chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần-đảo đã nằm trong sự
cai quản của Việt Nam ít nhất cũng từ thế-kỷ 17, một sự-kiện được ghi lại trong
nhiều bản-đồ do người Âu vẽ ra từ thế-kỷ thứ 17 đến thế-kỷ 20–kể cả những bản-đồ
gần đây của công-ty National Geographic và Google maps. Pháp đã dựa vào
Hiệp-ước Thiên Tân để đòi chủ-quyền trên Quần-đảo Hoàng Sa vào năm 1932 và sau
đó, đã cho xây một cột hải-đăng và một đài khí-tượng trên đảo chính (Pattle
Island) của quần-đảo này. Đài khí-tượng này đã hoạt-động liên-tục và
không gián-đoạn bởi nhân-viên người Pháp rồi sau đó bởi nhân-viên người Việt
cho đến tận tháng Giêng 1974 khi hải-quân Trung Quốc đến cưỡng-chiếm Quần-đảo
Hoàng Sa bằng vũ-lực.
Thứ hai là việc trao trả hai quần-đảo Hoàng Sa và
Trường Sa cho Việt Nam ở Hòa-hội San Francisco vào tháng Chín 1951. Lời đề
nghị của Liên-Xô tại Hòa-hội đó nhằm chuyển những đảo đó về cho Trung Hoa đã bị
dứt khoát bác bỏ nhưng khi Thủ-tướng Trần Văn Hữu của Quốc Gia Việt Nam đứng
lên đòi chủ-quyền về cho Việt Nam thì đề nghị này đã được thông qua với 46 phiếu
thuận trên 51 phiếu.
Thứ ba là Hiệp-định Geneva vào tháng Bảy 1954, một hội-nghị
với sự đồng-chủ-tịch của Anh và Liên-Xô đã chia đôi Việt Nam thành hai miền ở
vĩ-tuyến 17. Hoàng Sa và Trường Sa, vì là ở dưới vĩ-tuyến 17, nên thuộc về
chính-quyền miền Nam, tức Việt Nam Cộng Hòa sau này. Chính dựa vào căn-bản
pháp-lý đó mà Việt Nam Cộng Hòa đả cai quản hai quần-đảo đó, đặc-biệt là Quần-đảo
Hoàng Sa đến tháng Giêng 1974 khi Trung Quốc dùng vũ-lực để cưỡng-chiếm, và Quần-đảo
Trường Sa đến tận cuối Chiến-tranh Việt Nam (tháng Tư 1975). Trung Quốc
là một nước có vai trò lớn ở hội-nghị Geneva và chính Trung Quốc đã buộc Hà Nội
phải chấp nhận việc chia đôi Việt Nam, do vậy nên Trung Quốc bắt buộc phải biết
rõ là Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về miền Nam.
Thứ tư là Hiệp-định Hòa-bình Paris ký kết vào tháng
Giêng 1973 trong đó ngay từ Điều 1 đã ghi: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn
trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam
như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Việt Nam đã công
nhận.” (Chúng tôi nhấn mạnh) Như vậy, ta không thể định nghĩa lại sự
toàn vẹn lãnh-thổ của miền Nam Việt Nam, mà sau đó trở thành Việt Nam Cộng Hòa.
Thứ năm và cuối cùng là Định Ước của Hội Nghị Quốc Tế
về Việt Nam (2 tháng Ba 1973), với chữ ký của 12 chính-phủ, trong đó có Trung
Quốc, “với sự có mặt của ông Tổng Thư kí Liên hiệp quốc” (lúc bấy giờ là ông
Kurt Waldheim). Định-ước này đảm bảo việc thực-thi đứng đắn Hiệp-định
Hòa-bình Paris đã ký kết trước đó. Có ít ra ba điều trong Định-ước này nhắc
lại công-thức “các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, quyền tự quyết của
nhân dân Miền Nam Việt Nam” (nhấn mạnh trong nguyên-bản): Điều 2 nói rằng
vì Hiệp-định Hòa-bình Paris “đáp ứng nguyện vọng tha thiết về hòa bình của tất
cả các nước trên thế giới, Hiệp định là một cống hiến to lớn đối với hòa bình,
quyền tự quyết, độc lập dân tộc và việc cải thiện quan hệ giữa các nước.
Hiệp định và các Nghị định thư phải được tôn trọng triệt để và phải thi hành
nghiêm chỉnh.” Điều 4 cam-kết: “Các bên kí kết Định ước này trịnh trọng
công nhận và triệt để tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt
Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam,
quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam… bằng cách không có hành
động nào trái với các điều khoản của Hiệp định [Hòa bình Paris] và các Nghị định
thư.” Và Điều 5 nói: “Vì sự nghiệp hòa bình lâu dài ở Việt Nam, các bên
kí kết Định ước này kêu gọi tất cả các nước triệt để tôn trọng các quyền
dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam.”
Như vậy thành không thể phủ-nhận được là khi Trung
Quốc dùng vũ-lực cưỡng-chiếm Hoàng Sa (Paracels, Tây Sa theo Trung Quốc) vào
tháng Giêng 1974 là một sự vi-phạm ít nhất 5 hiệp-định quốc-tế mà trong đó
Trung Quốc là một quốc gia ký kết hay/và một quốc gia bảo kê. Và việc
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HYSY 981 vào trong vùng đặc-quyền kinh tế và thềm
lục-địa của Việt Nam lại là một vi-phạm nữa của Trung Quốc đối với sự toàn vẹn
lãnh-thổ của Việt Nam, một điều mà Trung Quốc đã cam kết tôn trọng qua chữ ký của
chính Ngoại-trưởng Cơ Bằng-phi của Trung Quốc trên Định-ước Quốc-tế ngày 2
tháng Ba 1973.
-----------------------------------------
REPUBLIC
OF VIETNAM PRO-TEMP LEADERSHIP COMMITTEE
6433 Northanna Drive, Springfield, VA 22150, U.S.A.
Tel: 703-971-9178 – E-mail: RVNleadcom@gmail.com
A
REBUTTAL TO CHINA’S POSITION PAPERON THE PRESENCE OF THE HYSY 981 DRILLING RIG
IN VIETNAMESE WATERS Position of China CNOOC’s HYSY 981 drilling rig in
Vietnamese waters
“On 2 May 2014, a Chinese company’s HYSY 981
drilling rig started its drilling operation” at a location in the South China
Sea (aka Eastern Sea to the Vietnamese) with coordinates well within Vietnam’s
continental shelf: 15o29 North and 110o12 East,
corresponding to Lot 143 of Vietnam’s EEZ (exclusive economic zone). This
location is only 119 nautical miles from Ly Son island off the coast of Vietnam
near Da Nang.
This is a blatant violation of Vietnam’s EEZ which
extends 200 nautical miles from a baseline along the coast of Vietnam and which
is based on a continental shelf defined as “a generally shallow, flat submerged
portion of a continent, extending to a point of steep descent to the ocean
floor.” This condition is clearly not obtained in the case of China’s
EEZ.
1.
China’s provocation
With the placing of HYSY 981 drilling rig well
within Vietnam’s EEZ, China’s action has been described as “provocative” by
many nations on earth and not by Vietnam alone. China claims that
“Vietnam sent a large number of vessels, including armed vessels, to the site”
to forcefully disrupt the Chinese operation. It cites a figure of “63
Vietnamese vessels in the area at the peak”: even if this is true, it is less
than half of the amount of Chinese vessels, estimated at 130 including some
much larger than the Vietnamese ones, sent to surround the rig and prevent
Vietnamese authorities from coming close and legitimately asking that the rig
be moved out of Vietnamese waters. Such a large Chinese presence cannot
escape aerial surveillance and photographing by hundreds, if not thousands, of
international observers.
China further accuses Vietnam of “condoning
anti-Chinese demonstrations” aimed at “companies of China” but it contradicts
itself when it mentions that the demonstrations were also against companies of
“several other countries.”
2.
China’s admission
In its position paper, China admits that “the waters
between China’s Xisha [Hoang Sa to the Vietnamese or Paracel in international
atlases] Islands and the coast of the Vietnamese mainland are yet to be
delimited. The two sides have not yet conducted delimitation of
the Exclusive Economic Zone {EEZ) and continental shelf in these waters.
Both sides are entitled to claim EEZ and continental shelf in accordance with
the UNCLOS.” (Emphasis added.) Having said that, how can it go on
saying: “However, these waters will never become Vietnam’s EEZ and
continental shelf no matter which principle is applied in the
delimitation.” (Emphasis added.) What a beautiful contradiction
that flies in the face of reason!
3.
Xisha Islands are NOT part of the Chinese territory
China’s position paper merely avers that “Xisha
Islands are an inherent part of China’s territory, over which there is no
dispute.” Then what does the above paragraph mean when it is written by
apparently the same author(s)?
China fraudulently claims that it is “the first
[country] to discover, develop, exploit and exercise jurisdiction over the
Xisha Islands.” Nothing is further from the truth when, in the very next
sentence, the position paper says that even as late as 1909, a Chinese
commander merely “led a military inspection to the Xisha Islands and reasserted
China’s sovereignty by hoisting the flag and firing a salvo on the Yongxing
Island.” What a ridiculous claim! That is not how an
international claim to sovereignty is validated, especially when the island was
not even inhabited at the time anyway!
4.
Recent history
When “Japan invaded and occupied the Xisha Islands
during the Second World War” (1939), only France protested on behalf of its
protectorate, Vietnam. Earlier, France had claimed sovereignty over this
archipelago on the basis of the Nguyen Dynasty’s claims under Emperors Gia Long
(1802-1820) and Minh Mang (1820-1840), and in 1932 France annexed the islands
and built a lighthouse and weather station on Pattle Island in 1937.
After Japan’s surrender in 1945, China’s nationalist government tried to
reclaim some islands (November 1946) but the San Francisco Peace Conference (September
1951) approved by 46/51 votes Vietnam’s claim over both the Paracel (Xisha,
Hoang Sa) and Spratly (Nansha, Truong Sa) Islands.
In 1959, Beijing established the Administration
Office for the Xisha, Zhongsha and Nansha Islands. But as early as 1933,
Emperor Bao Dai already issued a decree (No. 10) affecting the Paracel Islands
(Xisha, Hoang Sa) to the authority of the province of Thua Thien and on 13 July
1961, President Ngo Dinh Diem of the Republic of Vietnam signed a decree-law
assigning those islands to the administration of the province of Quang Ngai in
Central Vietnam. Vietnam’s navy patrolled the islands and Vietnam’s meteo
service ran the weather station on Pattle Island without interruption or
interference from any country all the way until January 1974 when the Paracels
(Hoang Sa) were attacked by the Chinese navy in the waning days of the Vietnam
War and taken over after an uneven battle with the South Vietnamese navy sent
out to defend the islands.
5.
Hanoi’s role in the dispute over the islands
From the above it can be seen that nothing is
further from the truth than the allegation that “Vietnam had officially
recognized the Xisha (Hoang Sa, Paracel Islands) as part of China’s territory
since ancient times.” To quote a couple of pro-Chinese officials to the
effect that “the Xisha Islands and Nansha Islands are historically part of
Chinese territory” is meaningless since they did not represent in any way the
official position of the Vietnamese government, not even of Hanoi, and also
because such pronouncements are simply incorrect, not supported by any
documentation that could be found in Vietnamese sources.
More serious is the fact that “on 4 September 1958,
the Chinese government issued a declaration, stating that the breadth of the
territorial waters of the People’s Republic of China shall be 12 nautical miles
and making it clear that ‘this provision applies to all the territories of the
People’s Republic of China, including the Xisha Islands’.” On 14
September, Premier Pham Van Dong of the government of the Democratic Republic
of Vietnam (i.e. North Vietnam) sent a diplomatic note to Premier Zhou Enlai of
China, stating that “the government of the Democratic Republic of Vietnam
recognizes and supports the declaration of the government of the PRC on its
decision concerning China’s territorial sea made on September 4, 1958″ and that
“the government of the DRV respects this decision.”
However, it should be noted that according to the
Geneva Ceasefire Agreements of 20 July 1954, which divided Vietnam into two
zones, the DRV (i.e. North Vietnam) did not have jurisdiction over the Paracel
Islands, which being south of the 17th Parallel, belonged to the authorities of
South Vietnam (officially, Republic of Vietnam). Hence, Pham Van Dong’s
diplomatic note could be said to be “null and void.”
As for two other pieces of evidence quoted by the
Chinese position paper, they are hardly reliable. One, a 9th-grade
geography textbook printed in 1974 is clearly unreliable when besides saying
that Xisha (Tay Sa in Vietnamese, i.e. Hoang Sa to the Vietnamese) and Nansha
(Nam Sa, ie. Truong Sa to the Vietnamese) belong to an arc of islands defending
China, it also cited a non-existent chain of islands (“Hoanh Bo”) as belonging
to the same arc. As for the World Atlas printed in May 1972 it could very
well be a product of China printed for a Vietnamese publishing house as was
common at the time.
6.
International Treaties and China’s obligations under these treaties
Leaving aside the continuous historical sovereignty
of Vietnam over the Paracel Islands, which is much more substantial and better
documented than the Chinese claims (until the beginning of the twentieth
century, not only maps show Hainan as the southernmost territory of China,
Chinese authorities even refused to accept responsibility for shipwrecks
happening in the Paracel Islands), there are at least five international
treaties to which China was a signatory and/or guarantor and therefore cannot
deny its obligations under these treaties.
First is the Tientsin Treaty of 1885 between France
and the Qing government of China which recognized the sovereignty of France
over Vietnam. Under this treaty, France inherits all the territorial
rights belonging to the kings of Annam (i.e. Vietnam), which of course included
the Paracel and Spratly Islands, which were under Vietnamese jurisdiction since
at least the seventeenth century, a fact recognized by multiple maps drawn up
by Europeans in the seventeenth to the twentieth centuries–including recent
National Geographic and Google maps. It is on the basis of this treaty
that France claimed sovereignty over the Paracels in 1932 and subsequently
built a lighthouse and meteo station on Pattle Island in this chain of
islands. This meteo station was run uninterruptedly by French and
subsequently Vietnamese personnel all the way until January 1974 when the
Chinese navy came and occupied the Paracels (Xisha, Hoang Sa) by force.
Second is the attribution of the Paracel and Spratly
Islands to Vietnam at the San Francisco Peace Conference of September
1951. The Soviet Union’s proposal that these islands be turned over to
China was rejected overwhelmingly but when Vietnamese premier Tran Van Huu
claimed those islands for Vietnam, it was passed by a majority of 46 over 51
votes.
Third was the Geneva Agreements of July 1954,
co-chaired by Great Britain and the Soviet Union, which divided Vietnam into
two parts at the seventeenth parallel. The Paracel and Spratly Islands,
being south of the seventeenth parallel, went to the southern administration
which later became the Republic of Vietnam. And on the strength of that
attribution, the Republic of Vietnam administered these islands, specifically
the Paracels until January 1974 when they were taken over by China by force,
and the Spratly Islands until the end of the Vietnam War (April 1975).
China was a big player at Geneva and it was China which forced Hanoi to accept
the division of the country at the conference, meaning that it must be fully
aware of the fact that the Paracel and Spratly Islands went to and belonged to
South Vietnam.
Fourth was the Paris Peace Agreement of January 1973
in which the very first article says: “The United States and all other
countries respect the independence, sovereignty, unity, and territorial
integrity of Viet-Nam as recognized by the 1954 Geneva Agreements on
Viet-Nam.” (Emphasis added.) Thus, there cannot be a redefinition of
the territorial integrity of the country known as South Vietnam, alias the
Republic of Vietnam.
Fifth and last is the Act of the International
Conference on Viet-Nam (2 March 1973), signed by twelve governments, including
China, “in the presence of the Secretary-General of the United Nations” (Kurt
Waldheim), which guarantees the correct implementation of the Paris Peace
Agreement. At least three articles in this Act repeat the formula of “the
fundamental national rights of the Vietnamese people, i.e. the
independence, sovereignty, unity, and territorial integrity of Viet-Nam, to the
right of the South-Vietnamese people to self-determination”: Article 2 says
that as the Paris Peace Agreement responds to the aspirations of the Vietnamese
people, it is recognized as “a major contribution to peace… and [to] the improvement
of relations among countries. The Agreement and [its] Protocols should be
strictly respected and scrupulously implemented.” Article 4 says that
“the [twelve] Parties to this Act… shall strictly respect the [Paris Peace]
Agreement and the Protocols by refraining from any action at variance with
their provisions.” And Article 5 says that “for the sake of a durable
peace in Viet-Nam, the Parties to this Act call on all countries to strictly
respect [the same].”
It is thus irrefutable that China’s occupation by
force of the Paracel Islands (Xisha, Hoang Sa) in January 1974 represented a
violation of at least five international treaties, of which it was a signatory
and/or a guarantor. And China’s introduction of HYSY 981 drilling rig
into Vietnam’s EEZ and its continental shelf constitutes a further violation by
China of Vietnamese territorial integrity, to which it is committed by its
signature put on the International Act on Viet-Nam of 2 March 1973.
No comments:
Post a Comment