26-06-2014
Giá
trị khoa học cao nhất thời nay là biết chăm chỉ phục vụ thời sự
Việc
một số nhà giáo dạy văn kì cựu tỏ ý hoan nghênh đề thi tốt nghiệp THPT năm nay
bàn về biển đảo không làm cho những người như tôi ngạc nhiên.
Chẳng
qua các nhà giáo ấy chỉ muốn khẳng định con đường mà họ đã theo từ trước đến
nay.
Con
đường nào? Đó là thông qua văn học — chủ yếu là văn học hiện thời -, thuyết
minh rao giảng cho các hoạt động đang thu hút sự chú ý của xã hội và coi đó gần
như là công việc chính của người giảng dạy một bộ môn nhân văn như văn học.
Lịch
sử kể cả lịch sử văn chương chả là thứ gì xa xôi trừu tượng mà phải quá lo. Tất
cả trông vào phản ứng của người ta trước tình hình thời sự.
Người
sáng tác cũng như người giảng dạy văn chương phải coi phục vụ thời sự là niềm
hãnh diện.
Nhiều
thế hệ người thày đã quen với ý nghĩ như vậy.
Từ
đó, nếu có đào tạo ra một lớp người đời sống tinh thần nghèo nàn, nghề nghiệp
không có, lấy việc làm theo mệnh lệnh từ trên xuống làm niềm tự hào…thì cũng
chẳng ai lấy làm xấu hổ.
(Trên
đây cũng là cách hiểu của tôi với điều mà nhà nghiên cứu Giáp Văn Dương gần đây
mô tả -- chúng ta chỉ lo đào tạo con người công cụ. Chỉ xin bổ sung thêm, thứ
con người công cụ mà nền giáo dục ta đào tạo nên là loại công cụ quá cổ lỗ thô
sơ; trong trường hợp sản phẩm giáo dục đang nói, đó là một thứ công chức xoàng
xĩnh không ai muốn dùng).
Một
sự sai khác dễ thấy khi so sánh
Có
nhiều điều do đã quá quen, nên ta tưởng ở đâu cũng vậy lúc nào cũng vậy, sau
biết rộng ra hóa không phải.
Thử
nhìn vào các cuốn sách giáo khoa môn văn ở bậc tú tài Sài Gòn trước 1975. So
với sách tương tự Hà Nội, chỗ khác thì nhiều, trong đó có cái điểm là ở đó có
một tinh thần khoa học nghiêm túc với nghĩa:
--
không bao giờ có chuyện văn học phục vụ chính trị một cách thô thiển nói chung,
--
không bao giờ dành cho văn chương đương thời một sự sùng bái quá đáng; không ép
học sinh phải học mọi thứ văn chương vừa viết rời tay và mới xuất hiện trên báo
chí vài năm ….
Còn
ở Hà Nội thì sao? Trước khi vào Đại học Sư phạm Vinh, tức là từ hồi còn học cấp
II, cấp III Chu Văn An, tôi đã được biết rằng các nhà nghiên cứu văn học đương
thời bị khống chế theo cái phương châm học từ Trung quốc sau 1949 là hậu kim
bạc cổ.
Lúc
học đại học, phần văn học cổ điển chúng tôi chỉ được học rất sơ sài. Bao nhiêu
sinh viên có năng lực đổ xô cả vào việc tìm hiểu văn học đương thời, lấy việc
được tham dự vào đời sống văn học trước mắt làm niềm tự hào. Còn một số sinh
viên chót đi theo văn học cổ điển và văn học nước ngoài thì đành xót xa như bị
đẩy ra chầu rìa trở thành người đứng ngoài cuộc. Phải một thời gian họ mới học
được cách làm cơ hội chủ nghĩa ở trình độ cao hơn, sẵn sàng bóp méo lịch sử
phục vụ thời sự và nhờ thế, họ lại trở nên cao giá hơn. Nhưng đó là chuyện về
sau.
Khái
quát lại thì thấy Các vấn đề nội tại
của một ngành khoa học, các vấn đề mà nó phải đối diện trong suốt lịch sử hình
thành không là gì cả, nếu nó không phục vụ thời sự.
Không
chỉ môn Văn, mà các môn khoa học xã hội khác cũng đều đi theo hướng đó, nhưng ở
môn văn, người ta lại hay có những lý lẽ che đậy khéo léo hơn, do đó đáng xấu
hổ hơn.
Từ
những người quản lý giáo dục cho tới các giáo viên đều thống nhất xác định
nhiệm vụ của khoa học là góp phần lý giải các hiện tượng thời sự, còn cái gốc khoa
học thì bị lảng tránh và tùy tiện thay đổi, chín bỏ làm mười là thường,
mà bốn năm, thậm chí hai một, cũng vẫn là con số mười đẹp đẽ.
Thời
sự ở đây vừa có nghĩa là đời sống tinh thần sau 1945 nói chung, vừa có nghĩa là
các vấn đề nổi cộm của từng năm tháng cụ thể.
Một
hệ thống phụ thuộc và bị hòa tan trong hệ thống hành chính vô cảm
Trở
lên là tình trạng giáo dục phục vụ chính trị trên bề mặt.
Sự
phục vụ này còn đi vào bề sâu, biến thành nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
một bộ máy đồ sộ -- cả trong việc dạy và học, số người trong ngành tính ra lên
tới con số chục triệu.
Có
dịp tìm hiểu lại nền giáo dục trước 1945 và nền giáo dục ở Sài Gòn trước 75,
tôi nhận ra một sự thật -- hồi đó, bản thân giáo dục là một hệ thống quyền lực.
Nó có nguyên tắc tổ chức riêng của nó.
Nhà
thơ Chế Lan Viên có lần nói với Nguyễn Khải và Nguyễn Khải về kể lại cho tôi
một nhận xét. Ông Chế bảo, ở xã hội cũ, một viên tri huyện tuy vậy vẫn phải nể
nhà sư trụ trì mấy ngôi chùa lớn, hay các vị đỗ đạt cao nay không làm gì chỉ về
mở trường trong vùng. Còn các chức danh đốc học, giáo thụ, huấn đạo – các học
quan tương ứng với tỉnh, phủ, huyện -- là người do triều đình cử chứ không phải
do chính quyền địa phương cử, hoặc nếu địa phương cử thì triều đình cũng phải
duyệt.(1)
Sang
thời cách mạng thì hoàn toàn ngược lại. Nhiều vị sư do nhà nước phân công vào
chùa hoạt động, hoặc sau khi vào chùa lấy việc cộng tác với chính quyền làm
niềm vinh dự, nghĩa là trong hệ thống sai bảo của chính quyền theo nghĩa đen.
Còn
người phụ trách giáo dục các cấp hoàn toàn do ủy ban cử sang.
Cả
những hiệu trưởng cũng vậy, phải do Ủy ban thông qua.
Bộ
máy tổ chức cán bộ địa phương thường hoạt động theo nguyên tắc là ai tài giỏi
cho đi phụ trách các ngành chính trị kinh tế. Còn văn hóa giáo dục sẽ phân công
cho những người kém thế lực và kém năng lực.
Đánh
đấm ở chiến trường hay vật lộn với sản xuất với thị trường mới khó, chứ việc
quản mấy ông thầy với đám học trò ranh, ai làm chẳng được – người ta hiểu vậy.
Một
trong những chuyện buồn cười nhất thời gian gần đây là chỉ thị của Bộ gíáo dục
cho các tỉnh, khuyên cơ quan chính quyền tỉnh nên cẩn thận và ráo riết trong
việc kiểm soát các tin tức tiêu cực từ các cuộc thi.
Nó
là bằng chứng cho thấy giáo dục đã nát như thế nào.
Nhưng
nó cũng tố cáo sự phụ thuộc hoàn toàn của nhà trường vào nhà cầm quyền. Giáo
dục trở thành việc nhà của địa phương rồi, người ta cho biết cái gì thì dân
được biết cái đó.
Một
kỷ niệm nữa có liên quan tới những năm 55 – 58,khi tôi học cấp II Chu Văn An.
Trường ở ngay cạnh Chủ tịch phủ. Hễ có các vị quan khách nước ngoài tới thăm,
xe đưa từ sân bay Gia Lâm về Ba Đình, là bọn tôi được lệnh bỏ học, ra đứng
đường để hoan nghênh các vị khách quý.
Ở
các địa phương việc huy động thầy trò vào các công việc gọi là công ích, là
công tác chính trị của địa phương, càng phổ biến.
Người
ta tự coi mình đương nhiên có quyền can thiệp vào mọi việc của nhà trường. Còn
những việc như thế, làm hại đến chất lượng giáo dục ra sao, thì không ai cần
biết.
Một
người bạn già có hiểu nhiều về giáo dục ở ta kể với tôi Bộ trưởng Bộ giáo dục
trong chính phủ liên hiệp thành lập 2-1946 là Đặng Thai Mai. Nhưng về sau, do
sinh viên trường đại học Đông dương đề xuất thắc mắc, Đặng Thai Mai chỉ tốt
nghiệp Cao đẳng Sư phạm, nên phải thay bẳng Nguyễn Văn Huyên có bằng tiến sĩ
Sorbone Đại học số một của Pháp.
Việc
chọn người tham gia chính phủ thời kỳ 1945-46 có thể có nhiều nguyên nhân khác
nhau, nhưng tôi tin chắc rằng thời ấy việc cử Bộ trưởng Bộ giáo dục buộc phải
tuân theo nhiều chuẩn mực nghiêm khắc, chứ không phải à uôm hoặc phe cánh chạy
chọt, như từ sau khi Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên qua đời tới nay.
"Giáo
dục thì ta không kém gì thế giới"
Một
lần đọc hồi ký Đoàn Thêm, tôi biết rằng ở miền Nam trước 11-1963, ông Ngô Đình
Diệm có một nhận thức về nền văn hóa giáo dục nước nhà rất đặc trưng cho người
Việt. Đại ý, theo Ngô Đình Diệm, nước ta kém gì thì kém chứ dân ta rất ham học,
ta có truyền thống về văn hóa giáo dục, có thể làm gương mẫu cho các nước Đông
Nam Á(!).
Về
mặt này, có thể nói là giữa nhà chính trị họ Ngô với các đối thủ tức là những
người của bên thắng cuộc, như chữ dùng của Huy Đức, hoàn toàn có một sự
tương đồng.
Ở
Hà Nội trước 1945, chúng tôi cũng sớm được ấn vào đầu niềm tự hào về thứ “cao
quý nhà nghèo” của giáo dục văn hóa xứ mình. Cũng như phải hiểu các vị bề trên
đứng ra chèo lái xã hội đều là những nhà văn hóa nhà giáo dục có tầm vóc quốc
gia.
Ở
miền Nam, sau khi Ngô Đình Diệm đổ, đến thời các vị tướng làm chính trị, thì họ
khôn ngoan hơn. Bảo rằng bỏ mặc cũng được, mà bảo rằng thức thời cũng được - họ
cho phép nền giáo dục lúc ấy vượt lên cái cổ hủ vốn có, kể cả vượt qua cả nền
giáo dục khá bài bản thời Pháp thuộc, để chuyển sang học cách làm giáo dục mới
mẻ của người Mỹ.
Ở
miền Bắc thì trước sau vẫn thế.
Theo
tôi hiểu, một trong những nét làm nên bản chất giáo dục Hà Nội và nay mở ra cả
nước, đó là sự tiếp nối, là bộ mặt hiện đại của một thứ giáo dục làng xã tiểu
nông, cái gì cũng tàm tạm gọi là có mà không cái gì đạt tới trình độ một nền
giáo dục hiện đại. Nhưng đó là ý tôi biết được về sau. Suốt thời trẻ chúng tôi
phải quán triệt một nhận định của trên
--
chúng ta có một nền giáo dục thuộc loại tiên tiến trên thế giới.
--
sau những học lỏm ban đầu của các nước anh em Liên xô Trung quốc, nay đã đến
lúc chúng ta có thể tự lo liệu hết.Chỉ cần có tiền là ta sẽ có một nền giáo dục
chẳng kém ai cả.
Mất
dần mọi sự thiêng liêng
Dịp
cuối niên học 2013-14, một anh bạn trạc tuổi tôi đi họp phụ huynh cho cháu nội
trong nhà đang học tiểu học trở về kể rằng không khí học đường bây giờ sao ngao
ngán hết chỗ nói.
Cái
chính tức là nhà trường hiện nay truyền sang học trò tinh thần thi nhau cạnh
tranh để giành mọi loại danh hiệu.
Trong
việc đánh giá học sinh sau một năm học, người ta có chú ý đến nội dung bài vở
nhưng nhiều chỗ che giấu hoặc làm lấy lệ; cái quan trọng hơn là trình độ thích
ứng của mỗi em trước sự nhào nặn của nhà trường.
Từ
đó nẩy sinh trong học sinh và phụ huynh tâm lý chỉ chăm chăm xem mỗi em học
sinh ở vào cái thang bậc nào trong bảng thành tích mà nhà trường xếp đặt. Những chuẩn mực kiến thức cũng như đạo đức
của em trở nên một cái gì hết sức trừu tượng và xa lạ.
Một
lần, tôi đã đọc được lời than phiền của một phụ huynh là sao trong những dịp
khai giảng bế giảng cứ bắt con em họ phải tập đi tập lại những động tác rất vô
nghĩa để đón những cán bộ ủy ban sang dự. Trong khi đó cảm giác của người học
sinh về sự thiêng liêng của nhà trường, sự thiêng liêng của buổi lễ khai giảng,
hoàn toàn là một cái gì khó hiểu đối với lớp trẻ đương thời.
Khi
nghĩ về những năm học tiểu học của mình trước 1954, tôi luôn nhớ về các thầy,
các cô cũ. Không hiểu sao, tôi cảm thấy đối với các thầy có một sự kính trọng
thật sự.
Con
em chúng tôi hiện nay khi nói về nhà trường không mấy khi chúng nhắc tới những
người thầy mà chúng đang học. Ngày 20-11 có đi chúc tết các thầy thì cũng sớm
hiểu đây là cái lệ không làm không được.
Khoảng
từ 1964 trở về trước, ở Hà Nội người ta còn chọn lọc khi tuyển người vào ngành
sư phạm. Tức là có những người có thể rất giỏi, rất được việc, nhưng nếu không có
cách sống thế nào đó, không có thói quen đạo đức thế nào đó, thì được khuyên là
không bao giờ nên đi vào ngành sư phạm. Vì làm thầy lúc đấy cũng là một sự
nghiệp thiêng liêng như tu hành vậy. Người ta không thể mưu cầu danh lợi khi đi
làm thầy.
Có
điều, đấy chỉ là di sản còn sót lại của nền giáo dục trước 1945 và kéo dài lót
đót qua kháng chiến. Ngay trước 1975 tinh thần thực dụng cũng đã thấm vào lớp
thanh niên mới lớn chúng tôi mà việc chán bỏ ngành sư phạm đã thành một thứ
luật bất thành văn. Chúng tôi bảo nhau đó là nghề bán cháo phổi, nghề chở đò
qua sông. Nhìn vào sự đãi ngộ của nhà nước ai cũng thấy lương giáo viên thuộc
loại thấp. Ở nhiều vùng nông thôn, giáo viên phải làm thêm mới đủ sống. Có
người nêu ra định nghĩa người giáo viên tức là người nông dân có thêm nghề phụ
là nghề gõ đầu trẻ.
“Nhất y, nhì dược,
tạm được bách khoa, sư phạm thông qua, nông lâm bỏ xó”
“Chuột chạy cùng sào
mới vào sư phạm”…
những
câu "danh ngôn" được truyền tụng hồi ấy gần đây tôi còn được nghe
nhắc lại, với ngụ ý là tất cả những tệ hại xảy ra hôm nay, nó đã bắt nguồn lâu
lắm rồi, ngay từ lúc xã hội còn thịnh trị.
Có
một chuyện mà tôi thấy tuy có vẻ nhỏ nhặt không đáng nói nhưng sao vẫn thấy cần
nói. Tại sao nền giáo dục của chúng ta, nhất là giáo dục tiểu học lại toàn sử
dụng phụ nữ. Nhiều cô giáo quá, tỷ lệ cô quá cao. Nếu tôi không lầm có đến 80 –
90% giáo viên tiểu học các trường là phụ nữ. Theo sự hiểu biết của tôi, nhất là
qua tìm hiểu nền giáo dục của các xã hội bình thường khác thì ngay trong trường
tiểu học, học sinh đã cần lây truyền tính khỏe mạnh, cương nghị, quyết đoán của
nam giới chứ không chỉ cần sự ngọt ngào, tình cảm của nữ giới.
Cạn
kiệt năng lực thay đổi
Trong
bài viết Làm sao cứu vãn nền giáo dục phi chuẩn mực này được? tôi đã nói
tới tình trạng đang ngại nhất của nền giáo dục hiện nay – nó tiên thiên bất
túc, bất thành nhân dạng do đó vô phương cứu chữa.
Người
ta vẫn đang lớn tiếng yêu cầu là phải có những cải cách mạnh bạo trong ngành
giáo dục. Nhưng với những người đang làm giáo dục hiện nay, tôi có cảm tưởng ở
họ đã cạn kiệt năng lực tự thay đổi.
Muốn
thay đổi được họ phải biết một nền giáo dục chuẩn mực là như thế nào, giáo dục
các nước khác ra sao. Đằng này, họ không bao giờ biết một cái gì khác ngoài nền
giáo dục mà họ đang sống và là những trụ cột. Người viết sách giáo khoa không
biết rằng sách giáo khoa ở các nước khác người ta viết như thế nào. Người lên
lớp giảng không biết rằng ở các nước khác người ta làm việc với niềm tin thế
nào, kiến thức thế nào.
Trong
đời làm báo hồi trẻ, tôi luôn luôn bắt gặp những người phụ trách báo mà không
biết tờ báo nào thời trước cách mạng, không bao giờ biết tờ báo nào ở nước
ngoài và còn tham gia vào việc ngăn chặn cấp dưới của mình đọc các tờ báo ấy.
Thế mà họ cứ làm công việc phụ trách báo vài chục năm trời.
Đến
khi làm xuất bản tôi cũng gặp những ông giám đốc không hề biết nghiệp vụ xuất
bản là gì. Nhiều ông nhà không có tủ sách cá nhân, bản thân không bao giờ đi
lùng sách, không bao giờ ra các cửa hàng xem người ta mua sách ra sao. Vậy mà
những vị giám đốc ấy, khi tiếp khách nước ngoài (hồi 1986 2000, vẫn còn khách
loại này, Liên xô có, Trung quốc có), vẫn tự tin rao giảng kinh nghiệm xuất bản
của mình cho khách.
Những
người thầy giáo và nói chung là những người làm giáo dục ở ta cũng trong tình
hình tương tự. Mà chuyện bên giáo dục cũng là chuyện của mọi ngành khác.
Đã
đến lúc không còn biết học ở đâu nữa
Một
trong những bài thơ thường trở lại trong đầu óc tôi những ngày này là bài 1940
của Bertolt Brecht
Con
tôi hỏi: hay là con học toán?
Để làm gì? Tôi nghĩ. Khó gì con?
Con sẽ tính ra rất dễ dàng rằng
Hai mẩu bánh ăn no hơn một mẩu
Con tôi hỏi: hay con học tiếng Pháp?
Để làm gì? Tôi nghĩ. Nước suy rồi
Con cứ việc lấy tay xoa bụng
Gào lên, người ta sẽ hiểu con.
Con tôi hỏi: hay là con học sử?
Để làm gì? Tôi nghĩ. Con ơi.
Con hãy học vùi đầu xuống đất
Có thể mai ra còn sống thoát được chăng!
Thế rồi, tôi nói: ừ con
Con học toán, học Pháp văn, học sử.
Để làm gì? Tôi nghĩ. Khó gì con?
Con sẽ tính ra rất dễ dàng rằng
Hai mẩu bánh ăn no hơn một mẩu
Con tôi hỏi: hay con học tiếng Pháp?
Để làm gì? Tôi nghĩ. Nước suy rồi
Con cứ việc lấy tay xoa bụng
Gào lên, người ta sẽ hiểu con.
Con tôi hỏi: hay là con học sử?
Để làm gì? Tôi nghĩ. Con ơi.
Con hãy học vùi đầu xuống đất
Có thể mai ra còn sống thoát được chăng!
Thế rồi, tôi nói: ừ con
Con học toán, học Pháp văn, học sử.
(Trần
Dần dịch
– Trích từ Bertolt Brecht Thơ trữ tình, NXB Hội Nhà văn, 2006, tr. 70)
– Trích từ Bertolt Brecht Thơ trữ tình, NXB Hội Nhà văn, 2006, tr. 70)
Khoảng
hơn mười năm trước đây, tôi cũng sống theo như lời khuyên của Brecht, tức là
khi không biết làm gì thì bảo nhau quay về học.
Nhưng
giờ tôi thấy phải nghĩ khác, một cách nghĩ bi quan hơn. Đối với thế hệ trẻ hiện
nay, kể cả các bạn mới học xong đại học và mới bước vào đời, nay lời khuyên đó
cũng không đủ nữa. Họ biết học làm sao khi cả xã hội không có không khí học
tập. Họ biết học làm sao khi sống trong một xã hội cạn kiệt năng lực cải hóa
thay đổi. Từ cấp thấp đến cấp cao, phần kiến thức cơ bản mà mọi thanh niên phải
có ở các nước, đến với họ quá lỗ mỗ cũ kỹ. Họ biết học làm sao khi không có
ngoại ngữ và do đó không có thói quen tìm hiểu về các nề giáo dục khác. Họ biết
học làm sao khi không biết rằng trên thế giới người ta đã tiến đến đâu rồi.
Với
việc trói buộc nền giáo dục trong quan niệm cổ lỗ của mình, từ đó tạo ra một cơ
chế không còn khả năng tự thay đổi, xã hội chúng ta đang trong tình trạng giậm
chân tại chỗ, tự tái tạo ngày mai của mình theo cái mẫu hôm nay và làm cho nó
suy đồi tan nát hơn mà lại vẫn tự huyễn hoặc là đang đi tới một tương lai tốt
đẹp hơn.
____________________
(1)
Xem bài Vài nét về giáo dục địa phương nhà Nguyễn
Theo
Đại Nam thực lục, các chức quan quản lý việc học dưới thời nhà Nguyễn đó
là: Đốc học, Giáo thụ, Huấn đạo. Mỗi chức quan sẽ quản lý ở một cấp khác nhau.
Đốc học, có nhiệm vụ làm thanh tra học vấn ở cấp tỉnh, tước quan hàng Ngũ phẩm,
được chọn trong số những người đỗ Tiến sĩ. Giáo thụ, quản lý việc học ở cấp
phủ, tước quan hàng Thất phẩm, được chọn trong số những người đỗ Cử nhân. Huấn
đạo có trách nhiệm quản lý việc học ở cấp huyện, có tước quan hàng Bát phẩm,
được chọn trong số những Tú tài.
Việc
chọn ra các học quan dưới thời nhà Nguyễn cũng có những tiêu chuẩn nhất định
như:
“Năm
Gia Long thứ 11 (1812), nhà vua đã truyền chỉ cho quan tổng trấn Bắc Thành để
bổ chức Đốc học, Trợ giáo cho các tỉnh, trấn còn khuyết với tiêu chuẩn là người
đó phái có học hạnh. Người nào địa phương tự xét thấy đủ tiêu chuẩn thì kê khai
rõ tên tuổi, quê quán để tâu lên triều đình”. Năm Minh Mệnh thứ 4 (1823)
triều đình lại có nghị chuẩn về tiêu chuẩn tuyển chọn các học quan như sau
“chức dạy học ở các phủ, huyện nếu là Hương cống, Sinh đồ thì hạn tuổi từ 40
trở lên, là ẩn sĩ thì hạn từ 50 tuổi trở lên. Người nào đã được sung chuyển thì
Bộ Lễ hội đồng với Quốc tử giám sát hạch, nếu đạt thì chỉ chờ để phân
công công việc”.
No comments:
Post a Comment