Lúc 18 giờ tối nay,
28/6/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh đã về đến nhà ba mẹ ruột cô tại địa chỉ 11
Bis, Nguyễn Thị Minh Khai, tổ 4, khu 5, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
------------------------------
PV. VRNs
Đăng
ngày: 28.06.2014
VRNs (28.06.2014) – Sài Gòn – Tổ chức Freedom House, tại Hoa Kỳ cho
biết: “Cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã được trả tự do trước thời hạn 3 năm, trong một
bản án bị tuyên 7 năm vào năm 2010, tại Trà Vinh”.
Tổ
chức bảo vệ nhân quyền này cũng cho biết, hai đồng nghiệp khác của cô Hạnh là
Đoàn Huy Chương và Nguyễn Đoàn Quốc Hưng vẫn chưa được trả tự do, và do vậy nổ
lực đấu tranh của các tổ chứ nhân quyền quốc tế và quốc nội tuy đã có kết quả,
nhưng không thể dừng lại ở đây. Ngoài những người bị giam giữ vì hoạt động cho
công nhân, còn có rất nhiều người dân Việt Nam bị kết án bởi những điều luật vi
phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Cô
Đỗ Thị Minh Hạnh sinh năm 1985, nguyên là sinh viên Cao đẳng Kinh tế. Cô tham
gia các phong trào công nhân biểu tình và đình công để đòi tăng lương và bảo
đảm an toàn lao động. Cô bị bắt vào tháng 02.2010 vì rải truyền đơn kêu gọi
công nhân một công ty giày da ở Trà Vinh đình công. Ngày 27.10.2010 bị kết án 7
năm tù giam với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền
nhân dân” theo điều 89 Bộ Luật Hình Sự của Việt Nam.
Từ sáng sớm hôm qua,
gia đình của cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã cho biết VRNs biết: “Chính Hạnh đã gọi
điện thoại về báo cho ba biết đã được ra tù”. Tuy nhiên gia đình
cũng tránh tình trạng bị nhà cầm quyền cộng sản đánh lừa như đã làm cách đây
hơn 10 ngày, nên đã đề nghị chậm đưa tin về sự việc này.
Tổ chức Freedom
House cho biết:
“Chúng tôi đang nhẹ nhõm khi biết tin cô
Đỗ không còn bị giam giữ, nhưng cộng đồng quốc tế không được quên các đồng
nghiệp của mình, và nhiều công dân Việt Nam khác, những người vẫn còn bị giam
cầm bởi các quy định vi phạm rõ ràng của luật pháp quốc tế”, ông Maran
Turner, giám đốc Freedom Now đã nói.
“Trong khi các điều khoản chính xác của thông cáo về việc phóng thích cô Đỗ
chưa được công bố, chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ cải thiện tất cả các hạn chế
về quyền tự do”.
Ông Greg
McGillivary, một đối tác của công ty luật Woodley & McGillivary, nói: “Cô Hạnh đã trải qua bốn năm trong nhà tù Việt Nam do
tổ chức công nhân đình công. Chính phủ phải cho phép công nhân và những người
ủng hộ công nhân lập tổ chức và chính phủ phải dừng ngay các vi phạm về quyền
lao động quốc tế cơ bản”.
Tổ chức Lao Động
Việt nhận định: “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên danh nghĩa là
một nhà nước của Liên Minh Công Nông song trong thực tế đã phản bội quyền lợi
của hai khối dân đông nhất này trong cộng đồng dân tộc. Bằng chứng là hàng
triệu dân oan lây lất trên toàn quốc và người lao động Việt Nam chưa bao giờ bị
bóc lột như ở qui mô hiện tại, phơi bầy ra một sự cách biệt giàu nghèo chưa
từng có trong lịch sử Việt Nam
Bởi Tổng Liên Đoàn
Lao Động VN, cũng trên danh nghĩa là đại diện trực tiếp cho quyền lợi của người
lao động, nhưng vì là một tổ chức ngoại vi tức công cụ của Đảng CSVN nên không
thể bảo vệ nổi những lợi ích của giai cấp công nhân Việt-nam nên:
1/ Từ ngày
20.10.2006, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam đã ra đời.
2/ Hiệp Hội Đoàn Kết
Công Nông Việt Nam cũng đã thành hình ngày 30.12.2006 tại Việt Nam.
3/ Phong Trào Lao
Động Việt cũng đã được lập ra ngày 29.10.2008 tại Việt Nam.
Mặc dầu bị đàn áp,
tù đầy (như trường hợp Luật sư Lê Thị Công Nhân của Công Đoàn Độc Lập VN, toàn
ban lãnh đạo của Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông VN, và ba người chủ chốt trong
Phong Trào Lao Động Việt là Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị
Minh Hạnh) ba tổ chức trên đã kết hợp với Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam
(được thành lập ngày 29.10.2006, tại Ba Lan) thành Liên Đoàn Lao Động Việt Tự
Do, viết tắt là Lao Động Việt (LĐV), ra mắt tại Đại Hội lần thứ 1, tổ chức tại
Bangkok, Thái Lan, ngày 17.01.2014″.
Tại
Việt Nam, hiện rất cần những tổ chức công đoàn độc lập, như một tổ chức xã
hội dân sự, không thuộc đảng cầm quyền và hệ thống tổ chức của chính phủ. Đây
cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các nước tham gia Hiệp ước đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà Việt Nam đang rất muốn được tham gia.
PV.
VRNs
-----------------------
BBC
Cập
nhật: 09:47 GMT - thứ bảy, 28 tháng 6, 2014
Nhà
hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh, người bị tuyên án tù hồi năm 2010 vì tội 'Phá rối
an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân', vừa được trả tự do, gia
đình bà xác nhận.
Trả
lời BBC ngày 28/6, ông Đỗ Tỵ, bố của bà Hạnh, nói cách đây hai ngày, con gái
ông đã gọi cho gia đình thông báo vừa nhận quyết định "đặc xá".
Hiện
bà Hạnh đang được công an đưa từ Hà Nội vào TP.HCM và dự kiến sẽ về đến nhà vào
tối 28/6, ông cho biết.
"Gia đình cũng
được báo trước nên không ngỡ ngàng gì", ông Tỵ nói.
"Trong chuyến
thăm lần trước cháu đã cho biết là sắp được thả".
"Họ đem nhiều
giấy tờ nói cháu ký, nhưng nó biết là dù ký hay không thì cũng vẫn được thả nên
đã từ chối ký vào những chỗ mà nó cho là không đúng".
Trong
lần thăm mới đây, điều kiện sức khỏe của bà Hạnh đã cải thiện đáng kể so với
những năm trước, ông cho biết thêm.
Ông
Tỵ nói những năm qua là một quãng "thời gian dài" đối với gia đình
ông.
"Gia đình thiếu
vắng một người, cảm giác mất mát, vắng vẻ, không tả hết", ông nói.
"Đó là chưa kể
cháu cũng bị mất mát nhiều thời gian, vì bị bắt khi mới chớm lớn".
Tuy
nhiên ông Tỵ cũng khẳng định quan điểm của gia đình đối với những hoạt động của
bà Hạnh trước đây vẫn không thay đổi.
"Quan điểm gia
đình trước sau như một. Cháu nó bị bắt oan, không có tội, dù là nhỏ nhặt nhất.
Người ta bị nó vạch trần nên mới bắt".
'Đấu
tranh cho người lao động'
Bà
Đỗ Thị Minh Hạnh, sinh năm 1985, bị bắt giữ hồi đầu năm 2010 cùng với hai người
khác là các ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.
Cả
ba bị cáo buộc "xúi giục" công nhân của một công ty giày da tỉnh Trà
Vinh tổ chức đình công.
Tòa
sơ thẩm ngày 26/10/2010 tuyên án ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, bà
Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Đoàn Huy Chương 7 năm tù giam vì tội 'Phá rối an ninh
trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân' theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự.
Phiên
tòa sơ thẩm bị chỉ trích đã không cho luật sư bào chữa, tuy quan chức
nói các bị cáo "không mời luật sư".
Tòa
phúc thẩm tỉnh Trà Vinh sau đó quyết định y án đối với cả ba nhà
hoạt động trong phiên tòa ngày 18/03.
Báo
Công an Nhân dân lúc đó nói ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, sinh năm 1981,
"từng bị Công an TP HCM lập biên bản cảnh cáo về hành vi cấu kết với một
số đối tượng chống đối chính trị, khiếu kiện cực đoan, gây rối trật tự công
cộng".
Bà
Đỗ Thị Minh Hạnh cũng theo báo Công an Nhân dân, "từng bị Cơ quan An ninh
gọi hỏi, răn đe về hành vi câu kết với một số đối tượng chống đối ở trong
nước".
Cáo
trạng nói ba người này có quan hệ với ông Trần Ngọc Thành, người đứng đầu
"Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam"(UBBV) ở Ba Lan, và đã
"thực hiện các vụ kích động biểu tình, rải truyền đơn ở Trà Vinh, Đồng
Nai, TP. HCM".
Trong
khi đó, các tổ chức nhân quyền thì nói ba người này đã đấu tranh cho
quyền của công nhân và nông dân bị tịch thu đất oan.
Ông Đoàn Huy Chương là một trong những
thành viên sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công nông và đã từng bị tù 18 tháng vào
năm 2006 với tội danh 'Lợi dụng tự do dân chủ'.
Cha
của Chương cũng bị bắt năm 2006 và hiện bị giam giữ vì cùng tội danh
này.
Tổ
chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) gọi ba người này là
"nhà vận động vì quyền lợi người lao động".
Họ
chỉ "khẳng định quyền của công nhân Việt Nam được tổ chức, nhóm họp và bãi
công một cách ôn hòa để đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc,"
theo HRW trong một thông cáo năm 2011.
No comments:
Post a Comment