27-2-2013
Hình : Nguyễn Đắc
Kiên
Anh Nguyễn Đắc Kiên đã cứu danh dự
chung cho các nhà báo Việt Nam dưới chế độ toàn trị dù cái giá anh trả là bị
đuổi việc, là tương lai bấp bênh đang chờ anh và gia đình.
Những công dân Locris ở miền trung
Hy Lạp cổ đại đều được ban cho quyền tự do ngôn luận, dù nhiều người trả giá
rất cao. Tại các cuộc họp công cộng, ai cũng có thể đứng lên bàn cãi về những
thay đổi trong luật pháp hay trong phong tục, với chỉ một điều kiện duy nhất.
Trước khi họ bày tỏ ý kiến người ta tròng sợi dây thừng vào cổ họ. Nếu những gì
họ nói không làm công chúng vừa lòng, họ sẽ bị treo cổ ngay.
Câu chuyện "đóng góp" ý
kiến về hiến pháp hiện nay ở Việt Nam chính là phiên bản "tự do ngôn
luận" cổ đại ở trên.
Sợi dây thừng đầu tiên đã được đảng
CSVN tròng vào cổ anh Nguyễn Đắc Kiên và những người góp ý kiến khác.
Anh Nguyễn Đắc Kiên là nhà báo can
đảm, và câu chuyện của anh gợi tôi nhớ đến câu chuyện của nhà báo can đảm khác.
Đó là nhà báo Từ Chung, chủ bút nhật báo
độc lập Chính Luận.
Chính Luận là tờ báo không do dự
chỉ trích chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, hay Cộng Sản. Vì sự trung thực
can đảm này, Cộng Sản đã ghi tên chủ nhiệm Đặng Văn Sung và chủ bút Từ Chung
vào danh sách sách những kẻ phải giết. Vào tháng Sáu 1965 Việt Cộng gởi thư tố
cáo họ là "những con chiên ghẻ phục vụ chủ Mỹ" và đe dọa ám sát họ.
Người ký tên dưới bức thư là Võ Công Minh "Chỉ huy Phân đội 628, Lực
lượng Giải Phóng Vũ trang khu vực Sài Gòn- Gia Định."
Chính Luận đăng lá thư này, kèm
theo bài xã luận đáp lại rằng báo chỉ cố gắng phục vụ một người chủ duy nhất-
Sự Thật- như được minh chứng qua việc các bên đều chỉ trích báo. Nhưng chỉ
những người cộng sản, bài xã luận tuyên bố, mới đe dọa giết chết họ. Bài xã
luận kết luận:
"Như tất cả mọi người đều quý
sự sống, chúng tôi quý sự sống Chúa đã thở vào thân xác chúng tôi. Nhưng chúng
tôi sẽ nhìn thẳng vào nòng súng của kẻ giết người đến hại chúng tôi và chúng
tôi sẽ nói: "Ông có thể giết chúng tôi, nhưng tinh thần của chúng tôi sẽ
sống mãi."
Vào ngày 30 tháng Mười Hai, 1965,
khi chủ bút Từ Chung từ trên xe hơi bước xuống trước nhà ông, hai tên khủng bố
Việt Cộng bắn bốn viên đạn vào người ông ở khoảng cách gần và giết ông ngay tức
thì.
Tinh thần của chủ bút Từ Chung ngày xưa chính là tinh
thần của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên ngày nay.
Tinh thần Sự Thật ấy được nhà văn
Nga Alexander Solzhenitsyn khẳng định như sau trong bức thư gởi Hội nhà Văn Xô
Viết:
"Tất nhiên tôi tin chắc rằng
tôi sẽ làm tròn bổn phận của mình với tư cách là một nhà văn trong mọi hoàn
cảnh-ngay cả càng thành công hơn và không bị thử thách hơn từ nấm mồ hơn từ
trong cuộc đời tôi. Không ai có thể ngăn cản được con đường đi đến sự thật, và
để đẩy mạnh chính nghĩa của sự thật, tôi sẵn sàng chấp nhận cả cái chết."
Nếu nước ta có nhiều người như Từ
Chung, Nguyễn Đắc Kiên, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh và nhiều người
dấn thân khác thì tự do đến sớm hơn cho tất cả mọi người Việt Nam. Họ là những
người can đảm. Như lời người Mỹ hay nói về nước họ như sau: "Đất nước
của những người tự do nhờ những người can đảm."
Càng nhiều người can đảm dấn thân
sớm ngày nào thì Việt Nam nhất định sẽ trở thành đất nước của tự do sớm ngày
đó.
_____________________________________
Bài liên quan đã đăng:
------------------------------------------------
"Tôi sống ở Việt Nam từ nhỏ,
làm báo từ năm 2006 đến giờ. Tôi nhận thức được hệ quả sẽ đến với tôi... nhưng
tôi khẳng định tôi viết bài này, cũng như những bài khác trên blog, hoàn toàn do mệnh lệnh đạo đức của tôi..." Đó là lời phát biểu của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên trả lời phỏng vấn BBC (1).
Trong một thời gian ngắn ngủi, tên
gọi Nguyễn Đắc Kiên, bài viết Vài lời với TBT
ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng của anh đã lan truyền khắp thế giới
mạng. Trong một xã hội nặng mùi xin cho và nhiều đường lạn lách, người ta cảm
phục những lời bút thép của anh "Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên
và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng
định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do
tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam
thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban
cho, nên các ông cũng không có quyền tước đoạt hay phán xét nó..."
Tác giả Trần Quốc Việt đã viết "anh Nguyễn Đắc Kiên đã cứu danh dự chung cho
các nhà báo Việt Nam dưới chế độ toàn trị dù cái giá anh trả là bị đuổi việc,
là tương lai bấp bênh đang chờ anh và gia đình." (2)
Một bạn đọc với nick Sinh Viên
Cũ của thôn Danlambao viết về anh: "Anh
không ở trong làng báo nô lệ, nhưng anh mãi mãi ở trong lòng những người dân
chân chính, anh là người dám dũng cảm nói lên sự thật, dũng cảm đứng thẳng
lưng, anh đã nghe lời mẹ dặn, anh là
Phùng Quán thứ 2 của dân tộc này."
Những lời lẽ tốt đẹp nhất đã gửi
đến anh dù anh đã viết: "Tôi
không muốn là anh hùng, không muốn là thần tượng. Nước ta đã có nhiều anh hùng,
nhiều thánh thần quá rồi. Tôi sợ.
Tôi chỉ nghĩ rằng, khi đất nước ta có tự do, dân chủ, các bạn sẽ thấy rằng, các
bài viết của tôi là rất bình thường,
nó thật sự bình thường, không có gì to tát cả."
Anh nói đúng mà không... đúng. Khi
đất nước của chúng ta có tự do, dân chủ thì các bài viết của anh không những
bình thường mà có thể không còn cần thiết. Lúc đó làm gì còn một kẻ cầm quyền
khinh khỉnh lên giọng với nhân dân một cách mất dạy, xấc láo nhưng lú lẫn: "Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể
quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa. Xem
ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của
đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả?
Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không?.."
Bởi vậy, ngay lúc này, trong lúc
bóng đêm độc tài và bóng ma độc ác đang bao phủ và nỗi sợ hãi vẫn đang là cái
bóng đêm ngày của từng người, những gì anh viết thật hiếm quý và cần thiết đến
dường nào. Đất nước này cần biết bao những con người "bình
thường" như anh để có thể nói được như anh
rằng mình sống và hành động "hoàn toàn do mệnh lệnh đạo đức"của chính mình.
Anh chỉ nói: Tôi sợ. Và dừng ở đó. Xin được hiểu nỗi sợ của anh: Đó là nỗi "sợ" không làm được theo tiếng gọi của lương tâm mà anh gọi
là mệnh lệnh của đạo đức. Đó là nỗi "sợ" của một con người Tự do, khao khát Tự do mà không được tự do nói, tự do sống, tự do để con tim
khao khát, tự do làm người ngay thẳng như bài thơ anh làm vào ngày 9 tháng 12
năm trước để tặng những người Việt Nam biểu tình yêu nước (3):
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng
sản,
ở nơi đó tôi gặp những người
ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng
sản,
ở nơi đó giam giữ Tự do,
giam giữ những trái tim khao khát
Sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng
sản,
ở nơi đó giam giữ những nhà thơ,
giam giữ kẻ ngủ hoang để thức
tỉnh muôn đồng bào vô thức.
bắt nhà thơ giam vào trong ngục
tối,
là mở ra ngàn thiên thể Tự do.
bắt Tự do giam vào trong ngục
tối,
là mở ra ngàn thơ tứ Con người.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
thì chắc chắn là nhà tù Cộng sản,
bởi vì tôi khao khát Tự do.
N.Đ.K, 09/12/12
Anh Nguyễn Đắc Kiên - dân tộc
này, đất nước này vui mừng được biết thêm một nhà báo thẳng bút, một công dân
Việt Nam yêu-nước-can-đảm, một tù nhân lương tâm, người tù dự bị của 87 triệu
tù nhân Việt Nam của nhà tù cộng sản:
nếu một ngày tôi phải vào tù,
thì chắc chắn là nhà tù Cộng
sản...
Cám ơn anh! Một người đang có rất nhiều...
Hình : Nguyễn Đắc Kiên và con cái
__________________________________
Chú thích:
__________________________________
Bài liên quan đã đăng:
----------------------------------------
Sau
Nguyễn Đắc Kiên có thể là :
Nhà báo
Võ Văn Tạo :
TS Hoàng
Xuân Phú :
điêu khắc chân mày ở đâu đẹp
ReplyDeletephun môi vi chạm
phun moi vi cham
cấy chân mày
cay chan may
cấy chân mày nam
cay chan may nam
cấy chân mày nữ
cay chan may nu
phun mày tán bột