Tập Hợp Dân Chủ
Đa Nguyên – Thành Công Thế Kỷ 21
Được đăng ngày Thứ hai, 25 Tháng 2 2013 01:07
Việc chọn lựa một chế độ chính trị không
thể là một chọn lựa thuần túy lý thuyết, càng không thể là sự sao chép một
khuôn mẫu sẵn có đã thành công tại một quốc gia khác, dù chúng ta trân trọng
tới đâu kinh nghiệm của các dân tộc trong cuộc hành trình tới dân chủ và phồn
vinh.
Chúng ta chọn lựa một chế độ chính trị đáp ứng sáu yêu
cầu cơ bản của đất nước:
- xây dựng dân chủ,
- thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc,
- phát triển đất nước,
- giảm thiểu chênh lệch giữa các vùng,
- thỏa mãn những khát vọng chính đáng của
các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo,
- và thực hiện thống nhất đất nước thực sự.
Dưới ánh sáng của sáu yêu cầu cơ bản đó chúng ta chọn một
chế độ chính trị dân chủ đại nghị và tản quyền.
1. Hai thành kiến sai lầm về chế độ chính trị
Trước khi thảo luận về một chế độ chính trị
hợp tình, hợp lý cho Việt Nam, chúng ta cần giải tỏa hai thành kiến, cũng là
hai lo âu không đúng nhưng rất phổ biến của người Việt.
1.1. Dân chủ đa nguyên và ổn định chính trị
Lo âu thứ nhất là một chế độ đa nguyên và
đa đảng có thể gây ra tình trạng phân tán đảng phái, trong đó không có đảng nào
có được đa số để nắm chính quyền và do đó gây ra tình trạng bất ổn chính trị.
Người ta có thể lo sợ rằng chính quyền sẽ thay đổi liên tục tùy theo những hợp
tan của những liên minh tạm bợ.
Lo âu này không có căn cứ, nó xuất phát từ
một hiểu lầm do một tuyên truyền đầu độc mà nhiều người Việt Nam đã là nạn
nhân.
Sự kiện có ít hay nhiều đảng phái tùy thuộc
chủ yếu ở thể thức đầu phiếu, chứ không phải ở mức độ tự do chính trị. Nói một
cách giản dị: lối đầu phiếu đơn danh và một vòng đưa tới chế độ lưỡng đảng vì
loại bỏ các đảng nhỏ, trong khi lối đầu phiếu theo tỷ lệ đưa tới sự xuất hiện
của nhiều chính đảng.
Bầu đơn danh và một vòng có nghĩa là mỗi
đơn vị bầu cử bầu ra một dân biểu và các ứng cử viên ra tranh cử với tư cách
pháp lý cá nhân, dù có thể mang nhãn hiệu của một chính đảng, ai được số phiếu
cao nhất sẽ đắc cử. Lối bầu cử này có lợi cho các chính đảng lớn, loại các đảng
nhỏ và bảo đảm sự hiện hữu thường trực của một đa số để thành lập và điều hành
chính phủ một cách ổn vững, ngược lại nó không cho phép các khuynh hướng thiểu
số có tiếng nói tại nghị trường. Trên thực tế nó thường đưa tới chế độ lưỡng
đảng. Như vậy lối đầu phiếu đơn danh và một vòng là giải đáp kỹ thuật cho ưu tư
có một chính quyền ổn vững mà không cần giới hạn tự do chính trị về mặt pháp
chế.
Bầu theo tỷ lệ có nghĩa là đầu phiếu chung
trên cả nước hay trong mỗi vùng, giữa các chính đảng với nhau, và số dân biểu
đắc cử của mỗi chính đảng sẽ tyœ lệ với số phiếu của mình, thí dụ đảng được 20%
số phiếu thì trên nguyên tắc cũng được 20% dân biểu. Lối đầu phiếu này rất dân
chủ vì cho phép mọi khuynh hướng có tiếng nói và chỗ đứng trong quốc hội, nhưng
ngược lại nó có nguy cơ đưa tới một quốc hội phân tán trong đó không có đảng
nào có đa số đủ để cầm quyền.
Giải pháp tối ưu là một sự phối hợp giữa
hai lối đầu phiếu này để vừa đảm bảo dân chủ vừa đảm bảo sự ổn vững tương đối
của chính quyền. Về mặt kỹ thuật có thể có vô số công thức, kể cả lối đầu phiếu
đơn danh hai vòng với tác dụng kết hợp các đảng có cùng khuynh hướng trong vòng
hai.
Những nhận định này cho phép ta khẳng định
rằng viện lý do ổn định chính trị để giới hạn hoạt động chính đảng là vô căn
cứ. Trong nước Việt Nam tương lai không cần có, và cũng không thể có, bất cứ
một giới hạn nào đối với quyền thành lập và phát triển các chính đảng.
Cũng cần chấm dứt một sự lẫn lộn gian trá
về ổn định. Ổn định có hai nghĩa.
Nghĩa thứ nhất là ổn định dân sự, nghĩa là
ổn định trong cuộc sống của mỗi công dân, là đảm bảo không bị bắt bớ, tịch thu
tài sản, cấm kinh doanh, không là nạn nhân của những thay đổi luật pháp đột
ngột và thường xuyên, hay những quyết định tùy tiện của chính quyền. Ổn định
này rất cần thiết cho phát triển kinh tế, vì có như thế người dân mới có thể
yên trí để tiên liệu và hoạch định sinh hoạt của mình. Ổn định này đòi hỏi dân
chủ, nhân quyền và nhà nước pháp trị.
Nghĩa thứ hai là ổn định của tập đoàn cầm
quyền, hay nói khác đi là sự kéo dài của một chính quyền với cùng những người
cầm quyền. Sự kéo dài này, nếu không do bầu cử tự do mà là do một chế độ độc
tài bạo ngược, còn rất mâu thuẫn với ổn định dân sự và do đó hoàn toàn mâu
thuẫn với phát triển, bởi vì người dân luôn luôn phải sống trong sợ sệt, không
dám và không thể lập những kế hoạch kinh doanh lâu dài.
Kinh nghiệm cho thấy ổn định dân sự rất cần
cho phát triển, trong khi ổn định của tập đoàn cầm quyền hoàn toàn không có ảnh
hưởng, hoặc chỉ có ảnh hưởng xấu. Tại Nhật, từ sau thế chiến hai tới nay, ít có
chính phủ nào kéo dài được hai năm. Tại Ý, tuổi thọ trung bình của các chính
phủ còn ngắn hơn nhiều. Mặc dầu vậy kinh tế của cả hai nước này đều phát triển
nhanh chóng, họ đều là thành viên của nhóm bảy nước phát triển nhất. Trong khi
các nước có những chính quyền kéo dài như Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên và
nhiều nước thuộc Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh lại rất trì trệ và lạc hậu.
Khi các tập đoàn độc tài - như ban lãnh đạo
Đảng Cộng Sản Việt Nam - nói cần phải có ổn định để phát triển, nhiều người
đồng ý với họ vì hiểu đó là ổn định dân sự trong khi họ thực hiện ổn định theo
nghĩa thứ hai, nghĩa là ổn định của tập đoàn cầm quyền. Đó là một sự gian trá
cần được tố giác.
1.2. Thống nhất và tản quyền
Lo âu thứ hai là tản quyền có thể phương
hại tới thống nhất lãnh thổ và tái lập lại tình trạng sứ quân.
Câu trả lời dứt khoát là không.
Các vùng không phải là những quốc gia, tự
quản không đồng nghĩa với độc lập. Luật pháp của vùng không thể mâu thuẫn với
luật pháp quốc gia.
Cũng nên có một cái nhìn lành mạnh hơn về
thống nhất, vượt lên trên sự thống nhất hành chính, nặng nề và bàn giấy. Thống
nhất chủ yếu là thống nhất trong lòng người. Khi mỗi người và mỗi địa phương
cảm thấy có chỗ đứng và tiếng nói trong cộng đồng quốc gia trong khi những nét
đặc thù của mình vẫn được tôn trọng thì họ càng cảm thấy hòa nhập vào quốc gia,
và hòa hợp dân tộc càng mạnh thêm. Ngược lại, trong thế giới vừa dồn dập vừa
phức tạp hiện nay và trong một quốc gia với gần một trăm triệu người, một chính
quyền trung ương tập quyền không thể nào định đoạt tất cả, các địa phương trên
thực tế vẫn tự trị, nhưng tự trị một cách bất hợp pháp, nghĩa là luôn luôn ở
trong thế xung đột hợp lý nhưng bất hợp pháp với chính quyền trung ương, và do
đó với cộng đồng quốc gia. Trung ương tập quyền vì vậy đưa tới sứ quân thay vì
thống nhất. Chính vì tác dụng đoàn kết dân tộc của nó mà tản quyền cần được
thực hiện cả trên bình diện quốc gia lẫn trong tổ chức của mỗi vùng.
Tản quyền là xu hướng áp đảo của thời đại
này, và là kết luận của hai thế kỷ thử nghiệm dân chủ trên trái đất. Điều đáng
ngạc nhiên là các dân tộc đã mất một thời gian dài như vậy để khám phá một sự
thật đơn giản: một nội các chỉ có thể gồm một số ít người, và một số ít người
không thể quyết định tất cả cho một quốc gia rộng lớn với số người đông đảo,
sinh sống trên những vùng đất với những điều kiện địa lý và nhân văn khác nhau.
Tản quyền có những ưu điểm rõ rệt: nó
khuyến khích sinh hoạt chính trị tại các địa phương, nó đem dân chủ tới mọi nơi
với mọi người, nó tránh được những đường dây hành chính dài và phức tạp cho
sinh hoạt thường ngày, nó kích thích sinh hoạt văn hóa và báo chí địa phương,
nó cho phép mỗi địa phương chọn lựa công thức sinh hoạt phù hợp nhất với đặc
tính của mình và nhờ đó mà phát triển.
Các vùng nghèo khó sẽ có được một chính
quyền riêng dành tất cả ưu tư cho việc phát triển vùng và đưa vùng lên ngang
tầm phát triển của cả nước, thay vì bị quên lãng bởi một chính quyền trung ương
bận rộn với những vấn đề dồn dập của các vùng đã phát triển và có hoạt động
mạnh. Không ai báo động một cách thành tâm và chính xác tình trạng khó khăn của
một vùng bằng một chính quyền của vùng mà sứ mạng duy nhất là phát triển vùng.
Tản quyền còn đóng góp vào sự ổn vững của
quốc gia và của dân chủ. Một mặt nó vô hiệu hóa những âm mưu đảo chính (lật đổ
chính quyền trung ương rồi làm gì với các chính quyền địa phương?). Mặt khác nó
tránh các khủng hoảng đáng lẽ không có ở cấp trung ương, bởi vì vấn đề có thể
đặt ra ở từng địa phương một vào những thời điểm khác nhau. Một ưu điểm vô cùng
quan trọng khác của tản quyền là nó làm giảm bớt xung đột chính trị bởi vì một
đảng có thể thua ở cấp trung ương nhưng vẫn có thể nắm quyền tại một số địa
phương, nơi mà họ được tín nhiệm. Xung khắc chính quyền - đối lập vì vậy sẽ bớt
gay gắt. Trong hoàn cảnh lịch sử hiện nay của Việt Nam, tản quyền vì vậy tránh
được tình trạng được thì được hết, thua thì thua luôn, và đóng góp tích cực cho
hòa giải và hòa hợp dân tộc.
Tản quyền cho phép những khuynh hướng thiểu
số, các tôn giáo và các sắc tộc ít người có trọng lượng chính trị đáng kể tại
những địa phương mà họ hiện diện đông đảo, do đó làm dịu bớt những tâm trạng
bất mãn và các ý đồ ly khai, tự trị.
Một điểm lợi quan trọng khác của tản quyền
là chính nhờ các chính quyền địa phương mà mỗi khi có thay đổi chính quyền thì
những người lên cầm quyền ở trung ương cũng không phải là những người tập sự mà
ít nhất đã có kinh nghiệm ở cấp địa phương.
Tuy nhiên, muốn tản quyền có nội dung và
tác dụng thực sự của nó, các vùng phải có một diện tích và một dân số khả dĩ có
thể tồn tại và phát triển được.
Nước ta hiện nay có khoảng 80 triệu dân,
khi đà gia tăng dân số đã khựng lại, dân số của chúng ta sẽ ổn định ở một mức
độ nào đó chung quanh con số 100 triệu dân. Chúng ta có thể có từ mười đến mười
lăm vùng, mỗi vùng từ năm tới mười triệu người.
Để tránh những phiền phức về hành chính và
nhất là về hộ tịch, các vùng sẽ là sự kết hợp của một số tỉnh hiện có. Việc tập
trung các tỉnh vào một vùng sẽ dựa trên các tiêu chuẩn cấu tạo sắc tộc, chức
năng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và giao thông.
Mỗi vùng sẽ có một nghị viện riêng được
quyền bổ nhiệm chính quyền vùng, ban hành các luật lệ vùng không mâu thuẫn với
hiến pháp và pháp luật quốc gia, biểu quyết mức độ của một số sắc thuế, biểu
quyết ngân sách địa phương.
Chính quyền vùng do nghị viện địa phương
bầu ra để thi hành những chính sách đã được nghị viện địa phương biểu quyết.
Các vùng không có quyền có quân đội, không
được phát hành tiền tệ riêng, không có đại diện ngoại giao, không được quyền ký
hiệp ước với các nước khác, không được làm chủ các công ty có mục đích kinh
doanh, không được tổ chức những trưng cầu dân ý có mục đích chính trị. Mọi cuộc
bầu cử và trưng cầu dân ý phải được chính quyền trung ương cho phép và nhìn
nhận kết quả mới có giá trị.
Các vùng không được ký hiệp ước với nhau.
Việc phối hợp giữa các vùng hoàn toàn thuộc thẩm quyền của chính quyền trung
ương.
Mỗi công dân có quyền chọn lựa nơi cư trú
trên toàn lãnh thổ. Các vùng không có quyền cấm cản sự nhập cư vào vùng mà chỉ
có quyền giới hạn phạm vi lưu thông của các công dân trong tình trạng điều tra
pháp lý.
Số lượng cảnh sát vùng không được vượt quá
một tỷ lệ, do chính quyền trung ương qui định, so với số cảnh sát quốc gia hiện
diện tại vùng.
Chính quyền trung ương được quyền ấn định
một nội dung tối thiểu cho mỗi trình độ giáo dục. Các bằng cấp cho phép hành
nghề tự do phải được chính quyền trung ương chuẩn nhận.
Các cơ quan chính quyền tỉnh và dưới cấp
tỉnh sẽ do một đạo luật quốc gia qui định theo nguyên tắc tản quyền.
2. Chế độ chính trị
2.1. Chế độ đại nghị: thể chế dân chủ và ổn vững nhất
Quyết tâm của chúng ta là thực hiện dân chủ
và ngăn chặn sự trở lại của bất cứ một hình thức độc tài nào. Chúng ta lựa chọn
thể chế chính trị trên căn baœn của quyết tâm đó. Việc đầu tiên phải làm là
chọn lựa giữa một trong ba công thức: chế độ tổng thống, chế độ bán tổng thống
và chế độ đại nghị.
Trước hết, chúng ta loại bỏ chế độ tổng
thống, nghĩa là chế độ trong đó một người được dân chúng trực tiếp bầu cử theo
phổ thông đầu phiếu và nắm trọn quyền hành pháp, vì nó dành quá nhiều quyền lực
cho một người và, trong hoàn cảnh của một nước vừa thử nghiệm dân chủ, nó có
khả năng đưa tới lạm quyền và độc tài.
Trên mặt thuần túy lý thuyết chế độ tổng
thống có ưu điểm của nó, mà ưu điểm nổi bật nhất là đảm bảo một chính quyền
mạnh có khả năng quyết định mau chóng những chọn lựa chiến lược cần thiết,
nhưng trên thực tế không nên quên ba sự kiện rất cơ bản: một là hiện nay nguy
cơ chiến tranh không còn nữa, ngay cả chiến tranh lạnh cũng đã chấm dứt, nhu
cầu có một chính quyền mạnh để lấy những quyết định quan trọng một cách nhanh
chóng không còn đặt ra nữa; hai là cho tới nay, trừ trường hợp của Hoa Kỳ, tất
cả mọi chế độ tổng thống trên thế giới đều đã thất bại; ba là nó dẫn tới một
chế độ độc tài cá nhân, như trường hợp của hầu hết các quốc gia theo chế độ
này, hoặc là nó đưa tới một xung đột bế tắc giữa hành pháp và lập pháp.
Chính sự thất bại của các chế độ tổng thống
đã đưa đến sự xuất hiện của các chế độ « bán tổng thống », nghĩa là vừa có một
tổng thống vừa có một thủ tướng. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa chia
sẻ một phần quyền hành pháp, nhiều hay ít theo qui định của hiến pháp, với một
thủ tướng chịu trách nhiệm trước quốc hội trong đa số các trường hợp. Tổng
thống do phổ thông đầu phiếu trực tiếp bầu ra nên uy thế rất lớn, ngang hàng
với một tổng thống trong chế độ tổng thống thuần túy ngay cả khi quyền hiến
định có thể khác. Uy thế này là một bảo đảm cho ổn vững chính trị, tương tự như
một chế độ tổng thống, bù lại cái giá phải trả là, một mặt, một số bất lợi của
chế độ tổng thống và, mặt khác, những mâu thuẫn về thẩm quyền không tránh khỏi trong
nội bộ hành pháp giữa tổng thống và thủ tướng.
Các chế độ bán tổng thống có tác dụng giảm
bớt những bất lợi của chế độ tổng thống bằng cách dung hòa nó với chế độ đại
nghị. Đã có nhiều chế độ bán tổng thống thành công. Tuy nhiên, chế độ bán tổng
thống là một chế độ rất phức tạp, bản chất và nội dung chế độ có thể thay đổi
tùy theo những yếu tố tình cờ: tổng thống và thủ tướng cùng đảng hay khác đảng,
nhiệm kỳ của tổng thống và của quốc hội ngắn dài bằng nhau hay khác nhau, tổng
thống hay quốc hội mới được bầu gần đây...
Trong một chế độ đại nghị, quyền hành pháp
ở trong tay một thủ tướng do quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước quốc
hội. Như thế khi bầu ra một quốc hội, một cách gián tiếp, người dân cũng chọn
lựa một thủ tướng. Ưu điểm của chế độ đại nghị là người dân bầu trước hết cho
một dự án chính trị của một đảng thay vì cho một người và sau đó chọn lựa một
dân biểu trong số những ứng cử viên sinh hoạt gần gũi với họ mà họ có điều kiện
để đánh giá; qua dân biểu của họ, họ cũng có khả năng theo dõi và kiểm soát một
cách thường trực sinh hoạt của chính phủ.
Thể chế đại nghị là thể chế dân chủ nhất và
cũng là thể chế đúng đắn nhất, với điều kiện là không dẫn tới tình trạng lạm
phát chính đảng và một quốc hội tê liệt vì bị phân hóa giữa nhiều khuynh hướng
đối nghịch. Điều kiện này, như kinh nghiệm đã chứng minh, có thể thỏa mãn được
bằng cách bầu tất cả hoặc phần lớn các dân biểu quốc hội theo phương thức bầu
cử đơn danh và một vòng.
Chúng ta chọn lựa chế độ đại nghị vì sự
giản dị và tính dân chủ cao của nó.
2.2. Tổ chức chính quyền
Một thể chế tản quyền đưa tới sự hiện hữu
tất nhiên của hai nghị viện ở cấp trung ương. Thượng nghị viện đại diện cho các
vùng, trong khi quốc hội đại diện cho quần chúng. Ở mỗi vùng, chỉ cần một nghị
viện giữ vai trò của quốc hội ở cấp địa phương.
Thượng nghị viện chỉ có ở cấp trung ương.
Mỗi vùng có một số thượng nghị sĩ bằng nhau do cử tri toàn vùng trực tiếp bầu
ra, cộng đồng người Việt hải ngoại cũng sẽ được đại diện. Thượng nghị viện có
vai trò: bảo đảm sự thống nhất và hòa hợp quốc gia qua các vùng, đề nghị các dự
luật, phúc thẩm, nếu cần, các đạo luật do quốc hội biểu quyết, khuyến cáo và đề
nghị với chính phủ về các chính sách và về việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao.
Thượng nghị viện có quyền đòi các viên chức chính quyền mọi cấp ra điều trần.
Quốc hội gồm các dân biểu mà đại đa số sẽ
được bầu theo lối đầu phiếu đơn danh và một vòng, số còn lại được bầu theo tỷ
lệ. Trong một nước Việt Nam với dân số 80 triệu, quốc hội có thể gồm khoảng 500
dân biểu, trong đó khoảng 450 được bầu theo thể thức đơn danh và một vòng, số
còn lại bầu theo tỷ lệ trên cả nước. Việc đa số được bầu theo thể thức đơn danh
và một vòng bảo đảm rằng sẽ không có tình trạng lạm phát chính đảng và sẽ có
một đa số (của một đảng hay do liên minh của một vài đảng cùng khuynh hướng) để
thành lập một chính phủ. Thiểu số bầu theo tỷ lệ cho phép mọi đảng phái có mặt
trong quốc hội và cũng cho phép những người lãnh đạo các chính đảng có tầm vóc
quốc gia khỏi phải tranh cử tại địa phương và để tập trung cố gắng cho những
vấn đề của cả nước.
Tại mỗi vùng, phần nghị viên được bầu theo
tỷ lệ có thể cao hơn, các nghị viên có thể được bầu một nửa theo phương thức
đơn danh một vòng, một nửa theo tỷ lệ.
Để giới hạn con số các chính đảng, cần đặt
một mức tối thiểu để có thể hiện diện trong quốc hội hay nghị viện vùng qua lối
bầu tỷ lệ, thí dụ 5%.
Về hành pháp, ở cấp trung ương, thủ tướng
do quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước quốc hội. Các bộ trưởng do thủ
tướng chỉ định. Tại các vùng, hành pháp nằm trong tay một thống đốc do nghị
viện vùng bầu ra và chịu trách nhiệm trước nghị viện vùng.
Vị nguyên thủ quốc gia, tổng thống, có thể
do một cử tri đoàn gồm tất cả dân biểu, thượng nghị sĩ ở cấp trung ương bầu ra.
Vị nguyên thủ quốc gia này vì được bầu ra do một cử tri đoàn hùng hậu sẽ có một
uy tín rất cao. Tổng thống không giữ một quyền hành cụ thể nào cả, nhưng là vị
nguyên thủ quốc gia đúng nghĩa, đứng ngoài và đứng trên cả lập pháp, hành pháp
lẫn tư pháp, có vai trò bảo đảm sự liên tục, ổn vững và đoàn kết của quốc gia.
Pháp Viện Tối Cao, gồm những thẩm phán được
chọn trong các luật gia, có nhiệm kỳ dài, khoảng mười năm, do tổng thống, chủ
tịch thượng nghị viện và chủ tịch quốc hội bổ nhiệm, mỗi vị một phần ba. Pháp
Viện Tối Cao có quyền phán quyết tính hợp hiến hay bất hợp hiến của các đạo
luật, trọng tài những tranh tụng giữa các cơ quan quyền lực, xét xử những cấp
lãnh đạo cấp cao, xét lại các bản án do các tòa án quốc gia cũng như địa
phương.
2.3. Các chính đảng: một thành tố khắng khít của chính
quyền
Trong một thể chế như vậy sẽ có thể có rất
nhiều chính đảng, nhưng ở cấp trung ương sẽ chỉ có vài đảng lớn. Ở mỗi địa
phương cũng sẽ chỉ có một số đảng địa phương giới hạn bên cạnh các đảng có tầm
vóc quốc gia.
Mọi chế độ dân chủ đích thực đều phải trân
trọng sinh hoạt chính đảng. Không thể có sinh hoạt chính trị đứng đắn nếu không
có chính đảng. Trong hoàn cảnh nước ta, sau bao năm dài dưới các chế độ độc tài
trong đó mọi sinh hoạt chính trị bị đàn áp, các chính đảng không những cần
thiết mà còn cần được khai sinh, khuyến khích và nuôi dưỡng. Các chính đảng là
yếu tố không thể thiếu cho đất nước, và vì thế quốc gia không những không được
cấm cản mà còn phải sẵn sàng trả giá cho sinh hoạt chính đảng.
Các chính đảng phải tự tài trợ trước hết
bằng đóng góp của đảng viên và cảm tình viên, nhưng các đảng có tầm vóc sẽ được
ngân sách tài trợ. Bù lại, mọi phương thức kinh tài khác kể cả việc nhận ủng hộ
tài chánh của các công ty, xí nghiệp sẽ bị chế tài nghiêm khắc theo luật pháp.
Một tỷ lệ khoảng 1% ngân sách quốc gia sẽ được dành cho việc tài trợ các chính
đảng ở cấp trung ương và một tyœ lệ tương đương ở cấp ngân sách vùng. Nguồn tài
trợ, tại trung ương cũng như tại địa phương, chia làm hai phần: một phần chia
cho các chính đảng theo số dân biểu hoặc nghị viên; một phần chia theo tổng số
phiếu của mỗi chính đảng. Để tránh tình trạng lạm phát chính đảng, cần ấn định
một tầm vóc tối thiểu - dựa theo số dân biểu, nghị viên hay số phiếu được bầu -
để được hưởng trợ cấp. Chi phí chính đảng này dĩ nhiên là lớn, nhiều người có
thể nghĩ là quá lớn, nhưng sẽ tránh cho chúng ta những thiệt hại còn nặng nề
hơn gấp nhiều lần khi các chính đảng, vì không được tài trợ, trở thành con tin
của những thế lực tài phiệt hay khi họ phải kiếm tài nguyên bằng những biện
pháp bất chính. Một khi cộng đồng quốc gia đã tài trợ cho các chính đảng thì bù
lại cộng đồng quốc gia cũng có quyền đòi hỏi nơi các chính đảng một sự trong
sạch tuyệt đối. Sinh hoạt chính trị sẽ được kính trọng và dân chủ cũng vì thế
mà lành mạnh hơn.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
(Thành Công Thế Kỷ 21)
(Thành Công Thế Kỷ 21)
phun may tan bot
ReplyDeletephun mày tán bột ở đâu đẹp
phun may tan bot o dau dep
điêu khắc lông mày ở đâu đẹp
dieu khac long may o dau dep
dieu khac chan may quan 3
điêu khắc chân mày quận 3
điêu khắc chân mày tphcm
dieu khac chan may tphcm
dieu khac chan may