27.02.2013
Gia đình nhà bất
đồng chính kiến đang bị cầm tù được nhiều người biết đến, blogger Điếu Cày, tố
cáo thân nhân của họ vẫn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong trại giam.
Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), một trong những thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, đang thụ án 12 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” sau khi tham gia các hoạt động chống Trung Quốc xâm lược, viết bài phản ánh thực trạng xã hội, và chỉ trích các chính sách của nhà nước.
Người nhà blogger Điếu Cày cho hay giới hữu trách liên tục gây khó khăn cho các cuộc thăm gặp hằng tháng cũng như tìm mọi cách để cô lập ông, không cho ông giao tiếp với ai, và thậm chí còn ngăn cản không cho ông tiếp cận với sách báo hay giấy bút.
Cuộc thăm gặp giữa gia đình với blogger Điếu Cày gần đây nhất diễn ra vào ngày 24/2 tại K3 trại giam Xuyên Mộc.
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ, bà Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày, cho biết thêm chi tiết:
Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), một trong những thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, đang thụ án 12 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” sau khi tham gia các hoạt động chống Trung Quốc xâm lược, viết bài phản ánh thực trạng xã hội, và chỉ trích các chính sách của nhà nước.
Người nhà blogger Điếu Cày cho hay giới hữu trách liên tục gây khó khăn cho các cuộc thăm gặp hằng tháng cũng như tìm mọi cách để cô lập ông, không cho ông giao tiếp với ai, và thậm chí còn ngăn cản không cho ông tiếp cận với sách báo hay giấy bút.
Cuộc thăm gặp giữa gia đình với blogger Điếu Cày gần đây nhất diễn ra vào ngày 24/2 tại K3 trại giam Xuyên Mộc.
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ, bà Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày, cho biết thêm chi tiết:
Blogger Điếu Cày từng lãnh 2,5 năm tù vào năm 2008 về cáo buộc tội “trốn thuế” trước khi tiếp tục bị tuyên án 12 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” hồi tháng 9 vừa qua.
Trường hợp của ông được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, và các bản án Việt Nam dành cho ông bị thế giới cho là bằng chứng cho thấy sự vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội đối với các quyền căn bản của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí.
Blogger Điếu Cày được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới năm ngoái khi nhắc tới những ngòi bút bị tù đày, đàn áp vì đã can đảm đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền.
-------------------------------------------------
PV. VRNs
Đăng bởi lúc 2:30
Sáng 27/02/13
VRNs (27.02.2013) –
Bà Rịa Vũng Tàu – Đầu năm âm lịch Quý Tỵ, gia đình ông Nguyễn Văn Hải – Điếu
Cày bị quản giáo và giám thị trại giam Xuyên Mộc gây khó khăn, không cho bà
Dương Thị Tân gặp ông Hải.
Bà Tân kể: “Ngày 24 tháng 2 năm 2013. Đó là lần thứ hai, tôi cùng cháu Dũng đi đến
trại giam Xuyên Mộc để thăm gặp ông Hải và là lần đầu tiên sau tết.
Trung tá Vũ Quang Thông (cán bộ tiếp dân trại K3) đã ngăn
cản không cho tôi vào gặp ông Nguyễn Văn Hải mà chỉ cho một mình cháu Dũng vào
thăm gặp. Khi hỏi tại sao, thì ông Thông chỉ trả lời là làm theo lệnh của giám
thị trại”.
Bà Tân cho biết, các viên công an ở đây rất
sợ thông tin lên mạng. Kỳ thăm trước tết về, mọi thong tin đều được bố cáo cho
mọi người biết, đã gây ra cho họ gặp không ít khó khăn với cấp trên và dư luận,
nhất là thân nhân của những người bị giam tại trại Xuyên Mộc đã thấy hả lòng hả
dạ, vì trước đây chỉ có dân sợ công an, bây giờ với thong tin internet thì công
an phải sợ dân.
Bà Tân kể: “Sau đó
ông Thông nhấc điện thoại lên gọi cho một cán bộ khác đến để giám sát thăm gặp.
Khoảng 10 phút sau, thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu đến và người này nói chuyện với
ông Thông. Rồi cán bộ Hữu này bước qua chỗ hai mẹ tôi đang ngồi và lớn tiếng
nói với tôi như sau: ‘chị thuộc diện không được thăm gặp, rõ chưa !? Lần trước
chúng tôi đã linh động cho thăm gặp mà chị còn về nói này nọ làm tôi bị chửi
mấy hôm nay. Lần này thì chị không được thăm gặp nữa, rõ chưa !? Những cái đồ
như sách báo bút viết nếu ban giám thị chưa duyệt đơn thì không được gửi, rõ
chưa !?’
Tôi trả lời: ‘Tôi xin lỗi chú, chú chỉ đáng
tuổi con tôi thôi. Mà chú nói chuyện một điều rõ chưa, hai điều rõ chưa. Tôi
không điếc nên chú bỏ ngay cách nói chuyện như vậy đi’.
Cán bộ Hữu lại nói: ‘Tôi giải thích cho chị
rõ quy định’.
Tôi ngắt lời: ‘Từ nãy đến giờ ông Vũ Quang Thông
đã giải thích rõ và đầy đủ, tôi không có thắc mắc gì thì chú cũng không cần
phải nói lại hay giải thích lại với tôi cái giọng đó’.
Cán bộ Hữu nói: ‘Tôi nói cho chị biết, lần
thăm gặp trước (trong tháng 2) chúng tôi đã linh động cho chị thăm gặp, một tháng
chỉ thăm gặp một lần thôi’.
Tôi nói lại: ‘Chú nói thế nào chứ ? Cán bộ
Thông vừa giải thích với tôi về việc thăm gặp trong những ngày tết là theo quy
định của nhà nước và của trại giam được thăm gặp đại trà nên không được tính
như thăm gặp hằng tháng bình thường. Giờ chú lại bảo là linh động là linh động
kiểu gì? Trại giam và cán bộ có cho thêm cho bớt tôi một lần gặp nào đâu ?’
Tay cán bộ này vội kêu cháu Dũng xách đồ vào
trong để thăm gặp mặt chứ không đứng nấn ná lại lâu hơn”.
(Dưới đây là những vật dụng đã theo ông Hải
qua các trại tạm giam đến trại giam Bố Lá, nhưng đến trại Xuyên Mộc thì quản
giáo và giám thị không cho mang vào, mà bắt thân nhân phải mang về nhà”.
Bà Tân cho biết cuộc gặp giữa cháu Dũng và ông Điếu Cày
diễn ra như sau:
“Ông Hải thông báo cho cháu Dũng biết rằng
cần phải tiếp tục đấu tranh để gửi báo chí và sách luật vào cho bố. Vì hiện tại
họ đang biệt giam ông một mình một khu trại giam và cho đến nay đã 1 tháng ở
Xuyên Mộc mà họ chỉ phát cho ông 3 tờ báo Nhân Dân.
Ông Hải nói: ‘Tôi ở trong nhiều trại giam
trong suốt 5 năm nay và những đồ vật đi theo tôi (báo cũ, quần áo ấm, chăn và
khăn, ca nhựa và xô nhựa…) từ trại ny qua trại khác không trại nào không cho
mang cả. Nhưng ở trại này lại gom tất cả lại bắt trả về gia đình là điều hết
sức vô lý’.
Ông Hải cho biết thêm: ‘Trong 15 điều nội quy
trại giam có những điều cho phép người tù có quyền có sách vở giấy bút để học
tập, nghe đài 2 lần một ngày, và đọc sách báo tạp chí. Khi bố vào trại giam này
thì họ ngang nhiên tước bỏ quyền lợi đó, khi được yêu cầu đưa cho bản quy định
trại giam thì họ không hề đưa cho tôi bất kỳ quy định nào. Cho đến nay đã nhiều
lần làm đơn nhưng giám thị không phúc đáp. Nếu trong thời gian trại giam (Xuyên
Mộc) vẫn giữ nguyên tình trạng này thì tôi sẽ làm đơn lên Viện Kiểm Sát vì đã
vi phạm quy định về việc ban hành văn bản quy phạp pháp luật. Theo quy định của
nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp thấp hơn không được phép trái
với quy định của các văn bản ở cấp cao hơn. Ví dụ như bộ công an đã cho người
tù những quyền lợi theo quy định giam giữ của bộ công an. Thì ở trại giam này
không được phép ra quy định riêng của trại trái lại với điều đó để tước đi
quyền lợi của tôi”.
Bà Tân nói: “Ông Hải dặn cháu Dũng cần phải
liên lạc cụ thể với Luật sư và nhờ LS tư vấn luật pháp cụ thể để có thể tiến
hành làm đơn lên Viện kiểm sát trong thời gian sớm nhất. Và thông tin cho công
luận biết về việc Việt Nam đã vi phạm Công Ước Quốc Tế Về Quyền Con Người khi
họ (công an trại giam) có hành động phân biệt đối xử với ông Hải trong trại
giam.
Như vậy sau khi phiên xử phúc thẩm y án 12
năm vô cớ và oan ức thì tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải vẫn bị phân biệt đối
xử và khủng bố tinh thần trong trại giam một cách ngang nhiên và tùy tiện”.
Bà Tân còn cho biết, để đối phó với thông tin
loan tải trước đây, là ông Hải không được biết thông tin gì, kể cả thông tin từ
loa phóng thanh của trại giam, thì hôm nay, trong phòng ông Hải có một cái ti
vi, nhưng không có hình, còn âm thanh thì chỉ được nghe một ngày hai lần, với
kênh đài do giám thị và quản giáo trại giam điều khiển từ xa.
Riêng đối với đồ dùng cá nhân của ông Hải, họ
đã trả về, trong đó có nhiều tập vở trắng chưa hề viết và nhiều cây bút. Điều
này chứng tỏ, đến trại nào, ông Hải cũng mua bút vở, nhưng sau đó, cán bộ trại
giam đã thu không cho sử dụng.
PV. VRNs
điêu khắc chân mày ở đâu đẹp
ReplyDeletephun môi vi chạm
phun moi vi cham
cấy chân mày
cay chan may
cấy chân mày nam
cay chan may nam
cấy chân mày nữ
cay chan may nu
phun mày tán bột