Minh Diện
Thứ
tư, ngày 27 tháng hai năm 2013
Ngày 14-2-2013, tức mùng 5 tết Qúy Tỵ, khi về Thạch Thất, Hà Nội
trồng cây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kể cho cán bộ nhân dân huyện nhà nghe
chuyến thăm Italia và một vài nước Bắc Âu, rồi nói: “Mình có thế nào thì người
ta mới mời chứ!?”.
Lẽ ra một nhà giáo như ông không nên tự đắc
như vậy. Một người đã lớn tuổi, lại đang là nguyên thủ quốc gia, càng không
nên. Vậy mà ông buột miệng nói ra, khiến thiên hạ mất công đàm tiếu về trí tuệ
nhân cách của ông?
Hãy đặt câu hỏi ngược lại: “Thế thì mình phải làm sao người ta mới
không mời?” .
Theo logic ấy, Nguyễn Phú Trọng giải thích sao đây về việc bà Tổng
thống Dima Rouseff, từ chối tiếp ông cùng một phái đoàn gồm rất nhiều nhân vật
quan trọng của đảng, nhà nước và các tướng lĩnh quân đội, công an Việt Nam, khi
cuộc viếng thăm Brazil đã cận kề?
Chuyên ấy xảy ra cũng vào ngày 14, cách đây vừa tròn 10 tháng, phải chăng ông Nguyễn Phú Trọng đã quên?
Khi tiếp xúc với cử tri T.p Hà Nội sau Hội nghị Trung ương Đảng
cộng sàn Việt Nam lần thứ 4, và Trung ương 5, khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng phát biểu: “Tiêu cực, tham nhũng
nhìn đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có”. Ông khẳng định: “Một bộ phận không nhỏ trong đó có những
đàng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp thoái hóa hư hỏng,
đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ!”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ thái độ dứt khoát: “Yêu cầu phài nhìn thẳng vào sự thật, không
giấu giếm loanh quanh, vạch mặt chỉ tên, không phân biệt bất kỳ ai!? Và: Phải
loại bỏ những cán bộ đảng viên hư hỏng ra khỏi đội ngũ!”.
Đúng 10 tháng sau, không chỉ ra được người nào trong cái bộ phận
không nhỏ ấy, nói như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, không bắt được một con sâu
nào trong cả một bầy sâu ăn hết phần dân!
Tổng kết Hội nghị Trung ương đảng lần 6, Nguyễn Phú Trọng mếu máo:
“Bộ chính trị thống nhất 100%, xin được
nhận một hình thức kỷ luật, và xin kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị,
nhưng 100 % Ủy viên Ban chấp hành trung ương bỏ phiếu không kỷ luật Bộ Chính
trị và một đồng chí…”.
Những ngày sau đó ông Nguyễn Phú Trọng vẫn nói Nghị quyết Trung
ương 4 đã thành công tốt đẹp. Ông giải thích lý do không kỷ luật ai như sau: “Không phải cứ xử lý kỷ luật là tốt. Kỷ
luật mà không tính kỹ thì lại rồi, mai kia sinh ân oán, thù hằn, đối phó thành
phe phái rối nội bộ. Phải khoan dung, đó là phần nhân văn đặc thù của Việt
Nam!”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không loại bỏ được những cán bộ đảng
viên hư hỏng ra khỏi đội ngũ, thay váo đó là “triết lý nhóm lửa”, xấu, tốt đều
xí xóa “trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ”, mục
đích Trung ương 4 đã đạt được là “cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe”, rằng
phải hòa đồng, giữ đoàn kết nội bộ, như trộn hổ lốn củi khô củi tươi vào một lò.
Ông đã quên những lời đanh thép buộc tội
tham nhũng, lấy dĩ hòa vi quý thay đấu tranh quyết liệt làm trong sạch đảng,
như nghị quyết trung ương 4 đề ra?
Ngày
28-12-2012, thay mặt Bộ chính trị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký chỉ thị 22
CT/TW về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chỉ
thị nêu rõ: “Đây là một đợt sinh hoạt
chính trị rộng lớn trong toàn đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, nhằm
phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các
cấp các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân và cơ quan, tổ
chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành pháp luật, xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùa dân, do dân, vì dân”.
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã ra nghị quyết số
38/2012 về việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp từ ngày 2-1-2013
đến ngày 31-3-2013. Kế đó, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số
136/QĐ-TTg , về việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp một cách
khoa học, dân chủ, trung thực trong mọi tầng lớp nhân dân.
Những chỉ thị nghị quyết ấy nói lên việc tập hợp ý kiến đóng góp
của mọi tầng lớp nhân dân là cực kỳ quan trọng.
Gần 2 tháng qua chưa phải đã dài, lại trừ đi những ngày nghỉ tết
dương lịch, âm lịch, nhưng với tinh thần làm chủ đất nước, các tầng lớp nhân
dân trong và ngoài nước đã nhiệt tình đóng góp những ý kiến tâm huyết vào việc
sửa đổi bản Hiến pháp năm 1992. Đáng lưu ý nhất là bản kiến nghị sửa đổi hiến
pháp của 72 nhà khoa học tên tuổi, cùng các nhà cách mạng lão thành, nhân sỹ
trí thức trong cả nước (Kiến nghị 72). Nội dung đóng góp toàn diện theo
Nghị quyết của Chính phủ, nhưng có một điềm nhạy cảm nhất là Điều 4 về xác lập
quyền quản lý Nhà nước.
Bản Hiến pháp 1992, Điều 4 như sau: “Đảng cộng sản Việt Nam,
đội tiên phong của giai câp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, theo chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt
Nam”.
Ngoài bản kiến nghị của 72 nhà khoa học tên tuổi, cùng các nhà
cách mạng lão thành và nhân sĩ trí thứ, một bản kiến nghị khác với hơn 10 ngàn
chữ ký của những người có tên tuổi, và hàng vạn ý kiến trên các trang mạng xã
hội, đều đề nghị bỏ điều 4, giao quyền tự quyết cho nhân dân, nhân dân làm chủ
đất nước theo hệ thống tam quyền phân lập, mà bản Hiến pháp đầu tiên ra đời từ
năm 1946 đã xác lập. Trong số người kiến nghị bỏ Điều 4 Hiến pháp 1992, có
nhiều GS.TS, đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, cựu chiến binh, và hầu hết là
những người yêu nước, có đủ tư cách công dân.
Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương đảng, Chủ nhiệm Văn phòng
Quốc hội phát biểu trên VTV xác nhận: “Rất nhiểu người kiến nghị sừa Điều 4
Hiến pháp ! ”.
Hàng ngàn con người năng nổ nhiệt huyết ấy đã như bị một gáo nước
lạnh sối lên đầu, khi nghe bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày
25-2-2013, tại Vĩnh Phúc. Ông nói: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có
thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng
muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn
đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân
đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện
thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”...
Thế là
một khái niệm đã bị đảo ngược!
Tại Hội nghị trung ương 4, khái niệm suy thoái thuộc phạm trù đạo
đức, lối sống, nó làm tha hóa, biến chất một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng
viên, biểu hiện ở những hành vi tham tham nhũng, hối lộ, cửa quyền ức hiếp nhân
dân. Sự tha hóa không còn cá biệt mà đã trở thành phổ biến, không đơn lẻ mà
liên kết với nhau thành nhóm lợi ích, không chì trong nước mà với nước ngoài,
làm kiệt quệ nền kinh tế, làm băng hoại văn hóa xã hội, làm mất niềm tin của
nhân dân,đe dọa ự tồn vong của chế độ.
Nguyên nhân phát sinh và tồn tại của suy thoái từ lỗ hổng của cơ
chế quyền lực. Cơ chế quyền lực đẻ ra cơ chế kinh tế và các cơ chế khác. Quyển
lực của đảng bao trùm lên tất cả, không ai có thể giám sát được , từ đó phát
sinh đặc quyền đặc lợi,từ cá nhân đến phe nhóm lộng quyền, lộng hành. Nghị
quyết TW4 đã nêu rõ bản chất của những kẻ suy thoái và chỉ ra nơi ẩn náu của
nó.
Bây giờ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng quy kết những người kiến nghị
sửa đổi Điều 4 Hiến pháp là suy thoái chính trị, tư tưởng , đạo đức. Ông quên
cái khái niệm về suy thoái mà ông khẳng định từ hội nghị trung ương 4, hay ông
trở cờ đánh tráo khái niệm, gây hàm oan cho những người tin đảng, góp ý sửa đổi
Hiến pháp một cách trung thực?
Không ngờ một người trầm tĩnh, với thái độ mềm mỏng như ông mà một
sớm một chiều lật ngược trắng đen như vậy! Với
cương vị một Tổng bí thư đảng cầm quyền, ông có trách nhiệm bảo vệ đảng, nhưng
không vì thế mà thiếu trung thực ngay cả với chính mình.
Khi rao giảng ở Trường đảng cao cấp Nico Lopez, Cu Ba, Nguyễn Phú
Trọng nói: “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa là một đột phá lý luận cơ bản và sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam,
là thành quả lý luận quan trọng qua hơn 25 năm thực hiện đường lới đổi mới,
xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiêm của thế
giới!?
Thực tiễn Việt Nam mấy năm đầu đổi mới, thoát khỏi nền kinh tế kế
hoạch, quan liêu bao cấp, có những bước phát triển tốt đẹp. Nhưng chỉ đổi mới
kinh tế, không đổi mới chính trị, vẫn tư duy định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy
kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, duy trì bộ máy khổng lồ, quan liêu, nên chững
lại và lâm vào suy thoái sâu, lạm phát cao, tăng trưởng thụt lùi mấy năm liền, hàng
trăm ngàn công ty phá sản, đời sống nhân dân khốn khổ cả vật chất lẫn tinh
thần, hệ thống doanh nghiệp nhà nước lời giả lỗ thật, nợ xấu đã lên tới hơn 1.
200 triệu tỷ đồng, là một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến
chất, tham nhũng, hối lộ. Thực tế đó sinh ra , tồn tại và phát triển từ sự độc
quyền lãnh đạo của đảng, mà Điều 4 Hiến pháp mặc định.
Mong ước của những người kiến nghị thay đổi Điều 4 là xóa bỏ thực
trạng đó, đưa đất nước vượt qua thử thách tiến lên, quyết không phải là những
người thoái hóa chính trị, tư tưởng, đạo đức như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
“quy vào” một cách oan ức!
Nguyễn Phú Trọng nói: “Đi
lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân Việt Nam, phù hợp với xu thế
phát triển của lịch sử!”.
Nếu đi
lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với xu thế của lịch sử thì sao hầu hết các nước
Đông Âu lại đoạn tuyệt với chủ nghĩa xã hội? Nếu chủ nghĩa xã hội thực sự là
khát vọng của nhân dân sao hơn 200 triệu nhân dân Liên Xô không ra tay cứu chủ
nghĩa xã hội?
Hiện nay trên thế giới chỉ còn vẻn vẹn 5 nước theo chủ nghĩa xã
hội, nhưng Trung Quốc có “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” thực tế là
một thứ chủ nghĩa tư bản mang đẫm màu sắc dân tộc. Trung Quốc cũng sớm nhận
diện và không đưa một từ đảng cộng sản nào vào Hiến pháp từ năm 1982. Mười năm
sau, Đảng CS Việt Nam lại đưa vào Điều 4 Hiến pháp!? Có lẽ chỉ còn Việt
Nam, Cu Ba và Triều Tiên trung thành với chủ nghĩa xã hội?
Đã bao giờ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói riêng, Đảng cộng sản
Việt Nam nói chung hỏi ý kiến nhân dân Việt Nam chưa, mà nói chủ nghĩa xả hội
là khát vọng của nhân dân?
Chưa bao giờ nhân dân được bày tỏ chính kiến của minh. Lần sửa đổi
Hiến pháp này, người dân hy vọng sẽ được bày tỏ chính kiến của mình, nhưng vừa
mới mỏ lời đã bị chặn lại.
Chị thỉ
của đảng, Nghị quyết của Quốc hôi, và Nghị định của Chính phủ, đều khuyến khích
nhân dân đóng góp trí tuệ sửa đổi Hiến pháp, không có bất kỳ sự cấm kỵ nào, sao
Tổng bí Nguyễn Phú Trọng lại vội vã ngăn cản, thậm chí kết tội những ý kiến
trái chiều như vậy? Ông quên những điều ông nói về tôn trọng quyền tự do dân
chủ, về nhân văn, về việc xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân hay đó
chỉ là những lời giả dối, thậm chí các văn bản, chỉ thị mình ký cũng đánh lừa
dân hay sao?
Đúc kết mới trong một năm qua mà cả chục lần thấy Tổng Bí thư phát
biểu với những nội dung, ngôn từ “lợi bất cập hại”, sơ hở nhiều quá, mà rõ nhất
là “một lời là một vận vào” trực tiếp hại đến uy tín lãnh đạo của ông. Sao mà
ông cứ lặp đi lặp lại “căn bệnh” thường buột miệng (lính ta thường gọi là cướp
cò mồm), và nói trước quên sau hoài? Thuốc nào chữa được đây?
Vừa qua Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có một câu nói thật lòng: “Cái yếu nhất của chúng ta là không dám nói sự thật!”.
Không
nói sự thật có nghĩa là nói dối! Một chính thể không thể tồn tại trên nền tảng
giả dối!
M.D
Được đăng bởi Bùi Văn Bồng vào
lúc 22:10
No comments:
Post a Comment