Việt-Long, RFA
2013-02-21
2013-02-21
“Quân
đoàn hacker”
Công
ty an ninh mạng Mandiant của Hoa Kỳ phổ biến một tài liệu 74 trang hôm thứ ba,
tố giác quân đội Trung Quốc chỉ huy cả một đạo quân hàng ngàn tin tặc chuyên
đánh phá các trang mạng, trước hết là các mạng của một số cơ quan truyền thông
Mỹ, nhiều công ty sản xuất vũ khí quốc phòng, có cả một công ty điều hành phân
phối 60% năng lượng điện, gas, xăng dầu cho toàn khu vực Bắc Mỹ.
Đây
không phải lần đầu tiên có sự tố giác như vậy từ phía Hoa Kỳ, nhưng đến nay mới
có một công ty tư nhân Mỹ chỉ đích danh quân đội Trung Quốc là thủ phạm.
Tuy
vậy không phải đến bây giờ chính quyền và quân đội Hoa Kỳ mới biết đến điều này
hay chưa có biện pháp nào liên quan đến cuộc chiến tranh mạng.
Điều
đặc biệt lần này là công ty Mandiant sau thời gian theo dõi điều tra thu thập
dữ kiện đã có đầy đủ chứng cứ về việc đơn vị tin tặc 61398, mà báo chí Mỹ gọi
là một “quân đoàn tin tặc” với hằng ngàn nhân viên, thuộc hệ thống chỉ huy của
quân đội Trung Quốc, hoạt động từ một Tổng hành dinh là một building 12 tầng
nằm trên đường Đại Đồng, quận Phố Đông của thành phố Thượng Hải.
Không
phải cả ngàn nhân viên kỹ thuật cao đều có mặt ở đó cùng một lúc, mà đó là nơi
đặt các máy chủ và bộ chỉ huy đơn vị, cùng một số nhân viên làm việc thường
trực. Mandiant còn có cả một đoạn video mô tả hoạt động xâm nhập của một tin
tặc vào hệ thống một công ty bằng cách nào.
Hoa
Kỳ đã cảnh giác về những hoạt động xâm nhập trộm cắp như vậy, và đã có nhiều
biện pháp ngăn chặn nhưng có vẻ như chưa đủ.
Hôm
lễ tấn phong Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ thứ nhì, đài CBS nhân việc Tổng
trưởng quốc phòng Leon Panetta sắp mãn nhiệm, đã hỏi ông Panetta về những thách
đố nào đáng kể đối với nền quốc phòng của Hoa Kỳ trong lúc này. Ông nói ngay
đầu tiên rằng “chiến tranh mạng sẽ là một thách đố lớn trong thời gian sắp
tới”, sau đó mới nói đến những vấn đề Iran, Bắc Hàn.
Rồi
hôm thứ ba 12 tháng này trong diễn văn State of the Union tại Quốc hội, Tổng
thống Barrack Obama cũng nhắc đến chiến tranh mạng là một nguy cơ cụ thể, khi
ông nói “ ngày nay kẻ thù của Hoa Kỳ cũng đang tìm cách để có khả năng phá hoại
mạng lưới điện lực, các cơ sở tài chính, và cả hệ thống kiểm soát không lưu của
Mỹ”. Hôm sau Tổng thống Obama ký sắc lệnh tăng cường an ninh không gian mạng và
chống tin tặc.
Nhưng
Tổng thống Obama vẫn không chỉ đích danh Trung Quốc, trong khi một viên chức
cao cấp về quốc phòng của Hoa Kỳ lại so sánh mối đe dọa đó như “những trung tâm
chỉ huy vũ khí hạt nhân ở quanh MátX-Cơ-Va” khiến nhiều người đã vội cho là ám
chỉ Liên bang Nga.
Để
rồi sau đó công ty Mandiant chỉ đích danh nhóm hackers thủ phạm dưới tên APT 1,
viết tắt tên Advanced Persistent Threat, hay “Mối đe dọa lâu dài về kỹ thuật
cao”, và nói rõ đầu não chủ quản của nó là Quân đội Nhân dân Trung Hoa.
Nhiều
nước đã sử dụng
Vì
sao người Mỹ không tố cáo đích danh từ đầu để thương lượng hay thách đố trở
lại? Lý do là người Mỹ chỉ tố giác cụ thể khi có bằng chứng cụ thể; viên chức
kia có thể muốn đánh lạc hướng Trung Quốc trong lúc cuộc điều tra sắp có kết
quả.
Thêm
vào đó, Trung Quốc thường áp dụng chiến thuật tố ngược lại đối thủ những tội
trạng y hệt, như khi bị tố giác xâm phạm nhân quyền thì Bắc Kinh liền tố ngược
Hoa Kỳ cũng xâm phạm nhân quyền, kỳ thị người thiểu số, dù đối thủ của Bắc Kinh
có làm việc đó hay không. Lần này phát ngôn viên Hồng Lỗi cũng nói Trung Quốc
cũng là nạn nhân của tin tặc, do những máy phát xuất từ Hoa Kỳ.
Sự
thật thì ai cũng thấy công ty Mandiant của Hoa Kỳ vừa công bố kết quả điều tra
sau khi xâm nhập “quân đoàn tin tặc” của Bắc Kinh, trong khi giới bất đồng
chính kiến và người thuộc sắc dân bị đô hộ cũng có đánh phá nhiều trang mạng
của chính quyền Trung Quốc.
Thực
ra Hoa Kỳ và một số quốc gia khác cũng có những hoạt động chiến tranh mạng,
nhưng không trực tiếp nhắm vào với Trung Quốc. Người ta tin là Hoa Kỳ và Israel
sử dụng Stuxnet, là một phần mềm lợi hại, để làm tê liệt công việc tinh chế
uranium của Iran.
Máy
ly tâm tách hạt của Iran đã chạy tán loạn không điều khiển được, khiến Iran
phải ngưng công tác này một thời gian đến khi giải quyết được vũ khí chiến
tranh mạng Stuxnet. Một viên chức Mỹ dấu tên có xác nhận điều này với đài
truyền thanh NPR.
Năm
2009, chủ tịch HĐAN quốc gia Georgia, bà Tkeshelashvili, thuyết trình trước hội
nghị của cơ quan an ninh GovSec của Hoa Kỳ tại Washington rằng người Nga vào
năm 2008 đã tấn công Georgia trên bốn mặt trận: hải, lục, không quân và không
gian mạng.
Cuộc
tấn công mạng không để lại dấu vết nào của chính quyền hay quân đội Nga, vì
hacker toàn là những nhân viên dân sự được mô tả là đội ngũ chuyên viên có tài
năng phục vụ thiện nguyện cho xứ sở, mà thực ra là những nhân viên được tuyển
mộ để mở mặt trận thứ tư, tuy người ta không thể tìm bằng chứng về điều đó.
Hoa
Kỳ công bố chính sách chung về chiến tranh không gian mạng là phòng thủ. Lầu
Năm Góc tuyên bố không muốn dùng chiến tranh mạng cho những mục đích thù
nghịch.
Tuy
vậy giới truyền thông Mỹ cũng ghi nhận một vài lần có những sĩ quan cao cấp của
Hoa Kỳ tiết lộ việc sử dụng biện pháp xâm nhập mạng của các lực lượng đối thủ.
Chuyên
viên của Hoa Kỳ đã vào không gian mạng của phiến quân Taliban ở Afghanistan,
đọc được những lệnh chỉ huy và kế hoạch của phiến quân.
Năm
2009 một tướng lãnh Hoa Kỳ tiết lộ với đài NPR là không quân Mỹ đang chuẩn bị
kế hoạch tấn công vào mạng của hệ thống radar và hỏa tiễn phòng không của một
nước khác. Vị tướng này còn nói quân đội Mỹ đã có sẵn khả năng đó.
Một
sĩ quan không quân khác cũng cho NPR biết cuộc tấn công trên không gian mạng
được sử dụng bên cạnh những cuộc oanh kích của không quân, và biện pháp chiến
tranh này dễ được sử dụng thường xuyên hơn và tự do hơn những hành động quân sự
như oanh tạc hay tấn công vào mục tiêu bằng các hình thức khác.
Một
chuyên gia của đại học Yonsei ở Seoul khi được báo chí Mỹ hỏi đã nói rằng ông
có nghe tin vụ phóng thử hỏa tiễn của Bắc Hàn hồi tháng tư năm ngoái đã bị phá
hỏng bằng cuộc tấn công không gian mạng, nhưng ông nói thêm đó chỉ là giả
thuyết không chắc chắn.
Dù
sao, điều chắc chắn là các nước đều chuẩn bị cho chiến tranh không gian mạng.
Nói sao chăng nữa thì ai cũng biết Trung Quốc đã dùng hackers xâm nhập mạng để
lấy thông tin kỹ thuật của hằng chục công ty chế tạo vũ khí quốc phòng, một số
công ty thuộc kỹ nghệ sản xuất, công ty kỹ nghệ không gian, cơ quan NASA, cả kỹ
nghệ xe hơi…
Rõ
nhất là những diễn tiến trên thương trường quốc tế chứng tỏ nhiều điều khoản
hợp đồng thương mại hay đấu thầu của các công ty Hoa Kỳ đã bị Trung Quốc lấy
trộm.
Hacker
của Trung Quốc lấy cắp qua mạng hay bằng cách tuyển mộ những nhân viên cao cấp
cũ nắm giữ những kiến thức kỹ thuật hay những thông tin mật về thương mại của
những công ty tư nhân và có thể của những cơ quan chính quyền, quân sự, khoa
học của Hoa Kỳ.
Công
ty Coca Cola đã bị mất mối hợp đồng sáp nhập lớn nhất ở Trung Quốc vì thông tin
thương mại bị tiết lộ qua một trong những ngã đó, mà ngã đường không gian mạng
có nhiều dấu vết nhất.
Thông
tin về khoa học, quân sự và vũ khí mà Trung Quốc lấy được có giá trị tới đâu,
thực hay giả, thì tới khi làm ra và thí nghiệm những vũ khí đó để thấy chúng có
hiệu quả hay vô dụng, hay phản tác dụng thì mới biết cuộc chiến tình báo trên
không gian mạng nghiêng phần thắng về đâu.
Tuy
nhiên tới nay người ta tin rằng Bắc Kinh đã lấy cắp được nhiều phần mềm điểu
khiển vũ khí từ Mỹ là nguồn chính, cùng với nguồn gốc trộm cắp từ nhiều quốc
gia khác.
Không
gian ảo quyết định chiến thắng
Trong
chiến tranh ngày nay, từ cổ điển đến hạt nhân, người chiếm hữu không gian mạng
là người chiến thắng.
Ta
thử tưởng tượng một nước nào đó phóng hỏa tiễn hạt nhân lên, nhưng hỏa tiễn bị
phản-lập-trình để quay ngược lại căn cứ xuất phát; hay hệ thống vệ tinh định vị
GPS của Hoa Kỳ bị vô hiệu hóa vào lúc giao chiến, toàn bộ hải lục không quân
đều trở thành mù lòa, các hạm đội và phi đoàn không biết mình đang bay đang
chạy nơi đâu, đến tọa độ nào, vũ khí bắn ra không biết đường nào tìm đến mục
tiêu bằng tọa độ địa lý…
Và
không ai liên lạc được với ai khi các vệ tinh truyền tin bị hack, hệ thống chỉ
huy liên lạc bị vô hiệu hóa trong thời gian quyết định, cho đến khi được phục
hồi bằng các phương tiện cổ điển dự phòng thì có khi đã muộn…
Những
độc chiêu này chắc chắn phải được các bên giữ tuyệt mật, chỉ vào lúc khai chiến
mới biết mình và đối phương ai thắng ai trong những chiêu thức phù thủy “hô
phong hoán vũ, thiên biến vạn hóa” ấy.
Sân
chơi bình đẳng
Chiến
tranh trên không gian ảo là cuộc chiến tình báo quyết định chiến trường thế
giới trong tương lai không xa, trong bối cảnh các bên đều có lực lượng cân bằng
hay tương đương về vũ khí, chiến cụ. Nhưng chiến tranh mạng với giá trị quyết
định như vậy lại là hình thái chiến tranh ít tốn kém nhất.
Vũ
khí của cuộc chiến này chỉ có một thứ: đầu óc thông minh của con người, bên
cạnh đó là những máy computer mà giá vài ba trăm chiếc cũng không bằng một
chiến đấu cơ tối tân hay tàu ngầm loại nhỏ.
Mọi
dân tộc đều thừa khả năng tiến hành cuộc chiến trên những computer ngoại hạng,
mà chiến sĩ là những chuyên viên programmer chuyên nghiệp được huấn luyện nhiều
năm, có tinh thần yêu nước và trung thành tuyệt đối, còn phải được kiểm soát
bằng hệ thống an ninh cảnh giới cao nhất của quốc gia.
Tuy
vậy, chiến tranh không gian ảo dẫu là tương lai chiến tranh của loài người, nó
vẫn phải đi song song với kỹ thuật vũ khí tối tân siêu việt, nếu không, sẽ chỉ
là những âm binh ảo vô hình không thể chinh phục được một mục tiêu sống thực
nào.
Tin, bài
liên quan
phun may tan bot
ReplyDeletephun mày tán bột ở đâu đẹp
phun may tan bot o dau dep
điêu khắc lông mày ở đâu đẹp
dieu khac long may o dau dep
dieu khac chan may quan 3
điêu khắc chân mày quận 3
điêu khắc chân mày tphcm
dieu khac chan may tphcm
dieu khac chan may