Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2013-02-28
2013-02-28
Phái
đoàn Ủy ban Bảo Vệ Quyền Làm Người VN do ông Võ Văn Ái dẫn đầu đã gặp gỡ các cơ
cấu Liên hiệp Châu Âu liên quan đến Việt Nam. Phái đoàn cùng bản Phúc trình đã
được ông Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Châu Âu, Elmar Brok, giới thiệu tại
cuộc họp của Ủy ban chiều ngày thứ hai 25/2. Đặc biệt, một cuộc Hội thảo bàn
tròn về bản Phúc trình đã được tổ chức trong khuôn viên Quốc hội Châu Âu qua sự
giới thiệu của bà Marietje Schaake, Dân biểu Quốc Châu Âu thuộc Ủy ban Đối
ngoại đặc trách Chiến lược của Quốc hội Châu Âu cho Tự do Internet.
Nhân
dịp này chúng tôi xin mời qúy thính giả theo dõi sau đây cuộc phỏng vấn hai Dân
biểu Quốc hội Châu Âu bà Marietje Schaake và ông Ramon Tremosa:
Vì nhân quyền và tự
do internet
Ỷ Lan: Thưa bà Marietje
Schaake, bà là chuyên gia và Báo cáo viên về Tự do Internet của Quốc hội Châu
Âu, hôm nay bà chủ tọa cuộc thảo luận bàn tròn về Tự do Internet tại Việt Nam.
Trước hết xin bà cho biết vì sao bà quan tâm tới vấn đề này?
Bà Marietje Schaake: Từ cơ bản tôi quan
niệm rằng Liên hiệp Châu Âu là một cái gì lớn hơn một khối kinh doanh. Chúng
tôi là cộng đồng đại biểu cho những giá trị đạo đức, và tôi liên hệ thường
xuyên cũng như theo dõi hằng ngày với những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền,
các nhà báo, các nhà bất đồng chính kiến, các thành viên đối lập trên toàn thế
giới. Những người này họ luôn mong đợi sự hậu thuẫn của Liên Âu, để bảo vệ các
quyền cơ bản cho họ. Cho nên, tôi nghĩ rằng đây là trách nhiệm của chúng tôi,
và là lý do vì sao, đặc biệt trong sự tác động của những kỹ thuật mới, tôi quan
tâm tới các tự do về kỹ thuật số và những người đấu tranh cho nhân quyền.
Ỷ Lan: Bản Phúc trình
Việt Nam được giới thiệu hôm nay trong cuộc thảo luận bàn tròn mà bà là người
điều khiển chương trình để nói lên tình hình các bloggers và công dân mạng bị
cầm tù, bị đàn áp tại Việt Nam chỉ vì họ ôn hòa sử dụng Internet. Trong khung
hoạt động của Liên Âu và Quốc hội Châu Âu, làm sao hậu thuẫn cho những người
này? Chẳng lẽ họ đành chịu đấu tranh trong âm thầm thôi sao, thưa bà?
Bà Marietje Schaake: Tôi nghĩ rằng mọi
người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, blogger, nhà báo, đáng cho chúng tôi quan
tâm và quan tâm nhiều hơn nữa trong lúc này. Chúng tôi tiếp tục thúc đẩy cho
nhân quyền và tự do Internet trong nghị trình chính trị của Quốc hội Châu Âu.
Hiện
nay chúng tôi đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng kinh tế, chúng tôi có
hàng loạt chủ đề giành giật, nhưng tôi nghĩ rằng sự tỏa sáng vào lĩnh vực vi
phạm nhân quyền là chuyện rất quan trọng. Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới Việt
Nam vì chúng tôi biết rằng Việt Nam chú ý tới quan hệ giao thương và kinh tế
với thế giới. Do đó, con đường cải tiến phát triển kinh tế sẽ phải tương xứng
với sự cải thiện nhân quyền. Tôi thường thiết tha tập trung vào vấn đề nhân
quyền tại Ủy ban Giao thương mà tôi là thành viên. Tôi sẽ cẩn trọng tìm hiểu kỹ
những chi tiết trong bản Phúc trình này để xem có thể làm gì hữu hiệu nhằm hỗ
trợ cho tự do báo chí, tự do trực tuyến hay ngoài luồng tại Việt Nam.
Ỷ Lan: Nhân hỏi lý do
đến tham dự bàn tròn thảo luận về tự do Internet tại Việt Nam, ông Ramon
Tremosa, Giáo sư kinh tế học tại Đại học Barcelone, Tây Ban Nha, và cũng là Dân
biểu Quốc hội Châu Âu thuộc Liên minh các nhà Dân chủ tự do Châu Âu đáp rằng:
GS Ramon Tremosa: Ở Âu Châu, chúng
tôi tin rằng tự do là quyền chúng tôi đã thành công thu đạt một cách vĩnh viễn.
Nhưng điều quan trọng là phải nhìn xem những cuộc vi phạm, như vấn nạn tự do
Internet tại Việt Nam, để hiểu cuộc đấu tranh của từng thế hệ tiếp nối không
ngừng hầu thu đạt thành quả cho tự do và các quyền cơ bản. Điều này cần thiết
cho Châu Âu ngày nay, vì nếu chúng tôi không tiếp tục tham gia đấu tranh tích
cực, thì nguy cơ đánh mất những tự do mà Châu Âu đã thu đạt qua trường kỳ lịch
sử. Đó là vì sao, khi tự do bị hăm dọa đâu đó trên địa cầu, như ở Việt Nam ngày
nay, thì chúng tôi người dân Châu Âu phải lấy hành động bảo vệ cho nhân dân
Việt Nam, nếu không sẽ đến lượt chúng tôi, chúng tôi cũng bị đánh mất tự do. Vì
vậy mà tôi luôn luôn nỗ lực quan tâm khi nhân quyền bị chà đạp bất cứ ở đâu.
Hiện nay tại Việt Nam đang có cuộc đàn áp khổng lồ về các nhân quyền cơ bản
này.
Ỷ Lan: Như vậy thì ông
sẽ tiếp tục vận động cho sự thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam, phải không thưa
ông?
GS Ramon Tremosa: Vâng, đương nhiên
chúng tôi phải tích cực nhiều hơn nữa. Khủng hoảng kinh tế là điều xấu trong
lúc này, vì nó cung cấp thêm lý do cho những kẻ thường rêu rao về phát triển
kinh tế và giao thương. Nhóm người này không muốn cho chúng tôi kiên trì nhắc
nhở cho họ hiểu rằng Châu Âu không chỉ là sự chủ súy kinh doanh mà thôi, mà còn
quan tâm tới những giá trị đạo đức. Thế nhưng khi Quốc hội Châu Âu “la lớn” về
vấn nạn nhân quyền, thì chính chúng tôi cũng đang nhắc nhở cho chính chúng tôi
về những điều quan trọng cơ bản cho bản thân chúng tôi, và đây mới chính là
hình ảnh thực của Liên Âu.
Ỷ
Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Quốc hội Âu Châu.
-----------------------------
2013-02-13
| Quê Mẹ & FIDH
Thông cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền về bản Phúc trình “Những Bloggers và Công dân Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù”
Thông cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền về bản Phúc trình “Những Bloggers và Công dân Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù”
hoc dieu khac chan may
ReplyDeletehọc diêu khắc chân mày
day dieu khac chan may
dạy điêu khắc chân mày
khoa hoc dieu khac chan may
khóa học điêu khắc chân mày
dieu khac chan may 6d
điêu khắc chân mày 6d
điêu khắc lông mày 6d ở đâu đẹp
dieu khac chan may 6d o dau dep