Y tế Việt Nam: ‘Sinh mạng
người bệnh tùy thuộc vào cơ chế nhà nước’
Nguyễn Lại
/ VOA Tiếng Việt
05/04/2024
https://www.voatiengviet.com/a/7557012.html
WASHINGTON
DC — Sau
một thời gian dài chờ đợi nghị định hướng dẫn luật mới liên quan đến quy định đấu
thầu thiết bị và vật tư y tế, giờ đây, tình trạng khan hiếm thuốc điều trị và vật
tư thiết bị y tế tại Việt Nam đang ở trong tình trạng “trầm trọng.” Một số bác
sĩ và chuyên gia y tế, ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cho VOA biết.
https://gdb.voanews.com/1485F85F-6473-471B-8DBA-DAEB25554AEF_w1023_r1_s.jpg
Ảnh
tư liệu - Một ca phẫu thuật cắt khối bướu nặng 90kg tại Việt Nam
Tình
trạng thiết bị, vật tư y tế và cả thuốc điều trị giá rẻ nhưng chất lượng kém
chiếm lĩnh gần như toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khoẻ người dân đang gây
ra những hệ luỵ ‘khủng khiếp’ và ‘không thể đong đếm được’, như lời một chuyên
gia phẫu thuật thần kinh hàng đầu Việt Nam ở Hà Nội.
Vị
bác sĩ này khẳng định, sức khoẻ, tính mạng bệnh nhân bị đặt trong vòng nguy hiểm
chỉ vì sự ‘tệ hại trong chính sách đấu thầu thiết bị, vật tư y tế và thuốc điều
trị’ ở Việt Nam hiện nay.
Đồng
tình với nhận định này, một bác sĩ trưởng khoa của một bệnh viện lớn tại thành
phố Hồ Chí Minh, không muốn nêu tên, nói với VOA: “Tình trạng tiền mất tật mang
là có thật.”
Vị
bác sĩ ở phía Nam nói về quy trình đấu thầu thiết bị vật tư tế: “Trước đây đấu
giá khác, bây giờ đấu giá khác. Trước đây, đấu giá không niêm yết giá, do đó
sinh ra nhiều tiêu cực. Cơ quan quản lý siết lại bằng cách ra quy định phải
niêm yết giá.” Việc niêm yết giá, thoạt nhìn, là sự thể hiện tính minh bạch,
nhưng theo lời vị bác sĩ, lại sinh ra vấn đề, vì “không theo kịp cung – cầu của
luật thị trường.”
Ông
giải thích: “Giá, từ khi được niêm yết cho đến khi có thiết bị có khi trải qua
cả năm. Lúc đó thị trường đã thay đổi. Chẳng hạn, những vấn đề ở biển Hồng Hải
khiến tàu chở hàng phải đi vòng, chi phí cao hơn. Nếu phải bán theo giá niêm yết
trước đó một năm, thì các công ty bị lỗ. Do đó họ không bán nữa.”
Bác
sĩ D.H.K, một cán bộ quản lý được giao phụ trách hệ thống phòng phẫu thuật tại
một bệnh viện ở Hà Nội cho biết tình trạng bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân
phải “đi mua từ cái kim, sợi chỉ, bông băng gạc y tế trước khi lên bàn mổ” là
chuyện rất bình thường hiện nay tại hầu khắp các bệnh viện.
“Bệnh
nhân là cứ phải hai tay hai túi. Lên buồng mổ là phải hai tay hai túi. Một túi
là bông băng gạc, một túi là bơm kim tiêm và dụng cụ phẫu thuật.” Bác sĩ D.H.K
nói, đồng thời giải thích tại sao bệnh nhân phải đi mua “bông băng gạc và kim
tiêm, đồ phẫu thuật” ở bên ngoài: “Bởi vì, ví dụ một miếng gạc ngần này gram,
diện tích ngần này, thấm hút ngần này, khi bệnh viện đưa ra yêu cầu như thế thì
sẽ có cả tỉ ông vào đấu thầu. Mà vào được thì toàn loại hồ với bột thôi, khả
năng thấm hút kém. Bơm kim tiêm thì lắm lúc bơm, nước thuốc lại phụt ngược lại
mà lúc đấy bác sĩ không biết đã bị phụt ra ngoài mất bao nhiêu để bù thêm thuốc.”
Bác
sĩ D.H.K nói: “Một cái bơm kim tiêm thì 15.000 đồng/cái cũng có mà 2 -3.000 đồng/cái
cũng có trong khi tất cả phải lên mạng đấu thầu, của ai rẻ nhất thì phải mua về
mà dùng”.
“Đó
là do quy định đấu thầu của Bộ Y Tế.” Vị bác sĩ trưởng khoa ở Thành Phố Hồ Chí
Minh giải thích. “Về việc sử dụng thiết bị tại bệnh viện, thì bệnh viện, theo
luật, phải sử dụng thiết bị đã có qua các chương trình đấu thầu. Nếu không sử dụng
các thiết bị ấy thì coi như sai luật; hoặc các công ty bảo hiểm sẽ từ chối
thanh toán tiền bảo hiểm. Mà đấu thầu tức là phải mua ở nơi rẻ nhất, trong khi
chất lượng không thể bảo đảm.”
Do
e ngại chất lượng thiết bị y tế kém, những người có khả năng tài chánh thường tự
chuẩn bị trước cho mình. Anh N.H.N, một bệnh nhân và cũng là một nhân viên kỹ
thuật làm việc trong lĩnh vực cung cấp thiết bị, vật tư y tế tại Hà Nội cho biết,
thời gian qua anh đã phải tiến hành tiểu phẫu tại một bệnh viện nhưng toàn bộ vật
tư và thuốc men từ Mỹ và Châu Âu cho cuộc phẫu thuật đã được anh chuẩn bị từ
trước đó cả tháng nhờ vào các mối quen biết, chứ không “có khi lại chết oan.”
Nhưng
không phải ai cũng có được lợi thế và may mắn như anh: “Bệnh nhân giờ phải nhờ
bác sĩ cho biết để tự liên hệ với các hãng và các nơi để tự đi mua. Xong rồi bệnh
nhân sẽ tự cầm theo vào mà đi mổ.” Anh N. cho biết.
Vị
bác sĩ ở Sài Gòn cho biết tình trạng cũng diễn ra ở miền Nam. Ông phân tích,
các thiết bị của các nước tiên tiến, như Mỹ và Châu Âu, thì vẫn có trên thị trường
tự do, nhưng bệnh viện không thể dùng vì “vướng quy định.” Nếu người nhà tự
mua, mang vào bệnh viện thì bệnh viện cũng không thể dùng, vì vướng các công ty
bảo hiểm. Nếu bệnh nhân tự mua thì cũng không được vì họ không có kiến thức. Thế
nên: “Có sự giới thiệu trực tiếp của bác sĩ đến các công ty bán thiết bị.”
Chuyên
gia phẫu thuật thần kinh ở Hà Nội thì có “giải pháp” riêng của ông: “Bây giờ
dao kéo là chúng tôi phải tự sắm cho mình một bộ và khi nào mổ thì mình bỏ ra tự
dùng của mình.”
Nhưng
ông cũng nói thêm rằng đấy chỉ là những thiết bị cơ bản nhất chứ các loại bông
băng gạc, kim chỉ hay đặc biệt là thuốc điều trị thì không thể ‘tự sắm’ như vậy
được. “Ví dụ, bây giờ các loại thuốc kháng sinh tốt mà ngày xưa hay dùng thì
khoảng 380.000đ/lọ/1gram; trong khi giờ thuốc Trung Quốc chỉ có 12.000đ/lọ.” Sự
chênh lệch giá thuốc kháng sinh khiến cho tỷ lệ nhiễm trùng tăng từ 5-7% lên
20%.
Vị
bác sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đồng ý về tình trạng thuốc điều trị
chất lượng kém, cũng nói rõ: Không nên đổ hết lỗi cho “hàng Trung Quốc.”
Ông
nói: “Không chỉ hàng Trung Quốc. Thuốc là một thị trường bát nháo với đủ mọi
nguồn gốc. Chẳng hạn, thuốc gốc từ Ấn Độ nhưng lại nói là nguồn gốc Tây Ban
Nha, Áo... Hàng kém chất lượng không chỉ là hàng Trung Quốc. Trên thực tế, hàng
Trung Quốc “tạm được”, và nhất là giá cả không xê dịch nhiều. Trung Quốc nằm
sát Việt Nam nên trong chớp mắt là có hàng; khác với các công ty ở Mỹ hay Châu
Âu. Hàng kém chất lượng còn đến từ nhiều nước khác, như Malaysia, Ấn Độ, và cả
ngay tại... Việt Nam, hoặc... không có nguồn gốc.”
Nhưng,
vị bác sĩ trưởng khoa nhấn mạnh: “Vấn đề là mặc dầu chất lượng rất thấp, thuốc
vẫn được giấy phép lưu hành.”
Lý
do, theo ông, là vì vấn đề cơ chế và đặt trong bối cảnh thu nhập của người dân.
“Thuốc ở Việt Nam, về mặt chất lượng, có thể xem là ở “mức đáy.” Thuốc có thể
làm theo công thức, đúng nồng độ... nhưng có thể hoàn toàn không hiệu quả, vì
chỉ trải qua đánh giá chất lượng trong phòng thí nghiệm, không qua đánh giá hiệu
quả lâm sàng, vốn có thể làm cho giá thuốc tăng rất cao.”
Chuyên
gia phẫu thuật thần kinh cho biết rằng phần lớn các bệnh nhân dù biết phải dùng
vật tư y tế, thuốc điều trị giá rẻ của bệnh viện là rất nguy hiểm nhưng vẫn phải
chấp nhận vì không phải ai cũng có điều kiện để tìm mua các loại vật tư và thuốc
điều trị của Mỹ và Châu Âu.
“Bệnh
viện cũng không thể dùng vật tư tốt hơn nếu vật tư thiết bị ấy không phải do
mua sắm từ đấu thầu. Và các hãng bảo hiểm cũng sẽ từ chối thanh toán nếu thuốc,
thiết bị, vật tư sử dụng không đúng theo danh mục.” Vị bác sĩ ở Sài Gòn giải
thích thêm.
Về
các loại vật tư y tế thì vị chuyên gia tại Hà Nội khẳng định các cơ quan có
trách nhiệm và có chuyên môn phải giúp các bệnh viện đưa ra những yêu cầu về mặt
kỹ thuật, chứ không thể phó mặc cho đội ngũ y bác sĩ. “Chỉ có như vậy mới loại
bỏ được những vật tư y tế nếu nhìn bằng mắt thường thì đảm bảo các yêu cầu
chung của bệnh viện nhưng chất lượng bên trong thì lại gây ra rất nhiều nguy hiểm
cho sức khoẻ và tính mạng bệnh nhân.”
Vị
bác sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh giải thích về cơ chế đấu thầu và mua trang thiết
bị y tế: “Các bệnh viện không tự đấu thầu hay mua hàng, mà thông qua chương
trình “đấu thầu tập trung.” Tức là các bệnh viên xây dựng một danh sách thiết bị
cần có, rồi nộp lên thành phố. Thành phố sẽ đấu thầu cho nhiều bệnh viện.”
Vẫn
theo ông, bệnh viện không được phép mua thiết bị trực tiếp từ công ty sản xuất,
mà phải mua qua các công ty nhập khẩu. Chính ở điểm này sinh ra vấn đề chất lượng
thiết bị. Công ty nhập khẩu có thể “trộn” nhiều loại thiết bị từ nhiều nguồn
khác nhau, với chất lượng “thượng vàng hạ cám”, rồi mang bán. Việt Nam thiếu một
cơ quan có thẩm quyền tuyệt đối, kiểu như FDA của Mỹ. Ở Việt Nam, chỉ cần có những
loại giấy tờ kiểu như “chứng nhận chất lượng” là có thể mang bán. Không ai có
thể bảo đảm tính chính xác của các giấy “chứng nhận chất lượng” đi cùng các thiết
bị y tế.
Cuối
tháng Hai vừa qua, chính phủ đã ban hành nghị định 24 quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu. Trong đó riêng trong lĩnh vực y tế,
trường hợp có nhiều hơn một báo giá, bệnh viện được lựa chọn báo giá cao nhất
phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu chuyên môn làm giá gói thầu.
Vị
bác sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh nhận định: “Chưa biết hiệu quả của luật mới sẽ
như thế nào. Có thể phải chờ rất lâu mới biết, vì ai cũng e ngại vi phạm luật
và không dám làm. Thế nào cũng phải trải qua một thời gian thăm dò.”
VOA
đã liên lạc với đại diện Bộ Y tế để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến
việc tìm ra giải pháp để vật tư y tế và thuốc điều trị chất lượng cao có thể
thông qua đấu thầu vào các bệnh viện để chăm sóc sức khoẻ cho người dân,nhưng
chưa nhận được hồi âm.
No comments:
Post a Comment