Hai câu chuyện dân nhà giàu trong
xã hội ngày nay
Thứ
Ba, 04/02/2024 - 09:21 — nguyenngocgia
https://www.rfavietnam.com/node/7999
Trong
những ngày đầu tháng Tư năm 2024, hai câu chuyện dưới đây gây xôn xao dư luận dữ
dội.
Câu
chuyện thứ nhứt:
Trường
quốc tế Mỹ - AISVN được cho là bể nợ chính thức [1] vào ngày 17 tháng Ba năm
2024. Trước đó, báo VNExpress phát hành ngày 24 tháng Chín năm 2023 cho biết,
nhiều phụ huynh đã đòi nợ nhưng bất thành, về khoản tiền họ đã "đầu
tư" cho con để theo học tại trường AISVN [2]. Theo đó, trường AISVN và phụ
huynh đồng thuận một hợp đồng bằng một số tiền được quy ra đô la Mỹ, được biết
khá lớn - khoảng trên dưới 200.000 USD cho một học sinh - cho nhà trường vay với
lãi suất 0%, thời hạn không xác định rõ ràng. Đổi lại, các học sinh được học miễn
phí suốt 12 năm học hoặc khi phụ huynh có nhu cầu chuyển trường cho con em
mình, vẫn được quyền rút lại toàn bộ số tiền đã cho vay.
Số
học sinh theo học tại trường AISVN lên tới khoảng 1.400 trò. Theo một phụ huynh
cho báo Tuổi Trẻ biết [3]: "Tổng số tiền đã đóng vào hay nói cách
khác là bà Út Em đã huy động đang nợ chúng tôi lên đến hơn 3.200 tỷ Việt Nam đồng".
Kể
từ ngày 17 tháng Ba năm 2024 kéo dài đến nay, sự việc vẫn chưa ngã ngũ với việc
học hành gián đoạn của hơn ngàn học trò vô tội. "Chính quyền vào cuộc"
bằng cách cấm xuất cảnh [4] đối với bà Nguyễn Thị Út Em - Chủ tịch Hội đồng Trường
Quốc tế Mỹ Việt Nam, với lý do nợ thuế. Ngoài ra, trường bị đình chỉ tuyển sinh
năm học 2024-2025. Đến nay, bà Út Em nợ bao nhiêu tiền thuế vẫn chưa rõ nhưng
bà ta tiếp tục kêu gọi phụ huynh góp tiền, để không làm gián đoạn việc học hành
của học sinh. Số tiền bà Út Em đề nghị đợt này lên đến 125 tỷ đồng. Trước đó, một
phụ huynh cho báo Tuổi Trẻ biết [5]: "... Tháng 10-2023, bà Út Em đã kêu gọi
phụ huynh đóng gần 70 tỉ đồng để duy trì hoạt động trường. Khi đó các phụ
huynh, kể cả những người đã đầu tư trọn gói hàng tỉ đồng vào trường cũng tiếp tục
đóng tiền, duy trì việc học cho con..."
Báo
VNExpress ngày 2 tháng Tư năm 2024 cho biết thêm [6]: "... Ông
Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho hay vì là trường tư nên
trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) được kêu gọi góp vốn, vay vốn từ phụ
huynh...".
Câu
chuyện thứ nhì:
Ngày
27 tháng Ba năm 2024, báo Tuổi Trẻ đưa tin [7]: "Khách hàng bỗng dưng mất
hơn 58 tỉ đồng gửi tại Ngân hàng MSB. Sau hơn nửa năm khách hàng yêu cầu ngân
hàng trả lại toàn bộ số tiền, MSB thông tin cơ quan Công an TP Hà Nội đang điều
tra". Tiếp theo đó, ngày 29 tháng Ba năm 2024, báo Dân Trí đưa tin [8]
"rùng rợn" không kém "Thêm một khách tố bị mất hơn 27 tỷ đồng tại
tài khoản MSB". Cùng ngày 29 tháng Ba năm 2024, báo Thanh Niên báo tin [9]
thật "sửng sốt" với tựa bài "Vụ Giám đốc chi nhánh MSB chiếm đoạt
338 tỉ: Ai là bị hại?", trong đó cho biết: Công an TP.Hà Nội đã khởi tố, bắt
tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh - Giám đốc Trung tâm Khách hàng cá nhân MSB chi
nhánh Thanh Xuân, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bước đầu, công an xác định
bà Hoài Anh đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 8 bị hại với tổng số tiền lên đến
338 tỉ đồng. Vậy, tính bình quân, mỗi "dân nhà giàu" bị lừa đảo đến
hơn 42 tỷ đồng tương đương hơn 1,6 triệu USD, tính theo tỷ giá 25.000 VNĐ/USD -
Một số tiền mà người dân quèn, dù làm ăn lương thiện đến mãn đời cũng không bao
giờ dám mơ dành dụm được như vậy (!).
Dân
nhà giàu hiền khờ và cả tin đến như thế sao (?!)
Hai
câu chuyện kể chi tiết như trên cho thấy, dân nhà giàu ở xứ thiên đàng, ngày
càng trở nên hiền khờ và cả tin đến ... lạ (!). Làm sao họ có thể có những số
tiền khổng lồ như vậy? Đồng tiền của họ, nếu quả thật được tích lũy từ cái gọi
là "đổ mồ hôi - sôi nước mắt" với thương trường đầy chông gai và cạm
bẫy giăng cùng khắp, sao họ dễ dàng bị lừa đảo đến thế (?).
Mặt
khác, câu chuyện thứ nhứt rõ ràng là vấn đề dân sự. Khi hàng ngàn phụ huynh và
trường AISVN không thực hiện đúng hợp đồng, hãy tự đưa nhau ra tòa, sao lại phải
cầu cứu đến chính quyền? Trong khi câu chuyện thứ nhì, cần xác định ngân hàng
MSB buộc phải chịu trách nhiệm hoàn trả tiền cho khách hàng mà không cần phải đợi
đến cơ quan công an làm việc hoặc chờ đến khi tòa án phán quyết. Bởi giao dịch
tiền gởi là giữa các cá nhơn với ngân hàng MSB, chứ không phải giữa các cá nhơn
với bà Bùi Thị Hoài Anh. Việc bà Hoài Anh bị bắt là câu chuyện hình sự, vì bà
ta lợi dụng tên tuổi của MSB để nuốt trọn số tiền 338 tỉ đồng. Cho nên, khi
phía công an đề nghị 8 các nạn nhơn "phối hợp điều tra" là cách tiếp
cận vấn đề không thỏa đáng.
Cho
đến khi, nhà nước vẫn còn ôm đồm quá nhiều sự việc dân sự hoặc trộn lẫn vấn đề
dân sự với hình sự, chắc chắn giới công an - viện kiểm sát - tòa án còn
"ngập đầu công việc" và mãi mãi ngập chìm trong một xã hội hỗn mang,
dù Việt Nam đã hội nhập với quốc tế hơn một phần tư thế kỷ rồi.
Nền
"kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" ngày càng phơi bày sự
phản khoa học quá rõ, trong khi Việt Nam vẫn tiếp tục kêu gọi Hoa Kỳ công nhận
họ có "nền kinh tế thị trường". Quả nghịch lý và xung đột quá lớn!
----------------------
Chú
thích :
[2] https://vnexpress.net/phu-huynh-doi-no-truong-quoc-te-hang-chuc-ty-dong-4656892.html
[3] https://vietnamnet.vn/phu-huynh-cau-cuu-tiet-lo-truong-quoc-te-my-no-hon-3-000-ty-dong-2261321.html
[4] https://antv.gov.vn/xa-hoi-4/chu-truong-quoc-te-my-aisvn-bi-cam-xuat-nhap-canh-73ADEFEF2.html
[6] https://vnexpress.net/truong-quoc-te-my-huy-dong-it-nhat-3-600-ty-cua-phu-huynh-4729437.html
[9] https://thanhnien.vn/vu-giam-doc-chi-nhanh-msb-chiem-doat-338-ti-ai-la-bi-hai-185240329155606456.htm
No comments:
Post a Comment