Liên quan đến việc
Nghệ An đặt tượng đồng V.L Lenin
Lê Xuân Nghĩa
05/04/2024
https://boxitvn.online/?p=88196
Tượng đồng ngơ ngáo
Nghệ
An, nơi có truyền thống nịnh Nga với báo Nghệ An, đài tivi Nghệ An, với danh
xưng “Nghệ An Xô Viết vẫn là Nghệ An” nếu quyết định dựng tượng đồng Lênin
thì cũng không có gì khó hiểu. Nhưng có lẽ đó chỉ là ham hố nhất thời của đám
lãnh đạo tỉnh (tỉnh ủy, ủy ban) chứ không phải của dân xứ Nghệ. Tôi hỏi một ông
bạn gốc Nghệ, y bảo “tao có dựng đé.o đâu mà hỏi tao”.
Đám
lãnh đạo Nghệ đã quên câu “hơn tượng đồng phơi những lối mòn” nên mới đổ đốn
như vậy. Dựng 100 tượng cũng được, nhưng cấm lấy tiền thuế của dân chi vào, có
khi Lênin
ăn một, đứa dựng ăn mười.
Ông
hàng xóm nhà tôi bảo, bằng việc dựng tượng Sáu Lê, Nghệ An đã công khai tuyên bố
nó là tỉnh hải ngoại của Nga, sau việc nó suốt hơn 2 năm nay ngang nhiên đứng về
phía Nga và miệt thị Ukraine chiến đấu chống quân xâm lược.
Hình
: 434833877_2128090247547322_121262012157787706_n.jpg
(1060×1469) (googleusercontent.com)
Tôi hoàn toàn ủng hộ việc Nghệ An đặt tượng Lê nin bằng đồng,
nặng 4,5 tấn tại Trung tâm Tp Vinh, dù trên cõi mạng đang sốt xình xịch với phần
đa ý kiến không đồng tình hoặc phản ứng tiêu cực.
Tôi cho rằng những ai phản đối việc làm thiết thực và
nhân văn đó hoặc thiếu tầm nhìn, hoặc chưa yêu nước bao nhiêu. Bởi lẽ:
Việt Nam ta dưới sự dẫn dắt và lãnh đạo tuyệt đối của Đảng
CS, đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và đến hôm nay chúng ta đang được
sống trong thời kỳ vẻ vang, huy hoàng nhất trong suốt chiều dài lịch sử Việt
Nam. Và Đảng ta đã chọn luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng
lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó là ánh sáng soi rọi, dẫn đường cho chúng
ta đến đích Chủ nghĩa Xã hội.
Vì vậy, việc đặt tượng Lênin là một việc làm đầy tính
nhân văn và thiết thực, thể hiện được truyền thống tốt đẹp của con người Việt
Nam là “Uống nước, nhớ nguồn”. Vì không có nền tảng tư tưởng lý luận của Chủ
nghĩa Mác – Lênin thì làm sao chúng ta có được cơ đồ như ngày hôm nay. Và rồi
khi chúng ta xây dựng thành công CNXH, mà ở đó chỉ việc “làm theo năng lực, hưởng
theo nhu cầu” thì ai sướng hộ cho.
Chưa hết, việc đặt tượng Lênin còn tạo ra không gian công
cộng khang trang, sạch đẹp để bà con nhân dân các dân tộc Nghệ An được làm quen
dần với cuộc sống XHCN, kẻo đến khi CNXH thành công lại bỡ ngỡ vì không kịp bắt
nhịp. Và còn giúp bà con nhân dân ở đó mỗi khi khó khăn, vất vả, cuộc sống bế tắc,
gian lao còn có chỗ dựa tinh thần mà phấn đấu vươn lên.
Đó là về mặt đạo đức.
Còn về mặt kinh tế: Để đúc một tượng thì tạo ra rất nhiều
công ăn việc làm cho xã hội. Nó còn kích thích sự phát triển kinh tế ở tầm vĩ
mô và liên kết chuỗi. Từ những người thu gom đồng nát cho đến những người phụ hồ.
Từ những kiến trúc sư cho đến các nhà điêu khắc. Từ những nhà xây dựng cho đến
các nhà cung cấp dịch vụ, hàng hoá. Từ nền sản xuất thủ công cho đến công nghiệp
hoá. Tất cả đều được hưởng lợi.
Với những điều nêu trên, tôi đề nghị Đảng, Nhà nước và
Chính phủ nên nhân rộng ra cả nước. Ở đó, mỗi tỉnh, thành trực thuộc Trung ương
nên đặt một tượng Lênin và một tượng Các-mác. Vừa đảm bảo sự công bằng trong cả
nước, vừa đáp ứng được lòng mong mỏi của toàn dân.
P/s: Một số ý kiến cho rằng Việt Nam nên sang châu Âu xin tượng Lênin về. Tôi
cho rằng ý kiến đó không được xác đáng. Bởi ở châu Âu làm đeck gì có nước nào
đúc tượng đồng chí Lênin bằng đồng mà nặng tới 4,5 tấn lận. Hầu hết là bằng bê
tông hoặc thạch cao thôi. Lỡ có cái tượng nào bằng đồng be bé thì người ta đun
chảy tái chế rồi còn đâu.
L.X.N.
Nguồn: FB Xuân Nghĩa Lê
.
XEM HÌNH :
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1814814202325647&set=p.1814814202325647&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2699967916820566&set=p.2699967916820566&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=376967138652191&set=p.376967138652191&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=377460601936178&set=p.377460601936178&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=296443300142913&set=p.296443300142913&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2188628961483400&set=p.2188628961483400&type=3
No comments:
Post a Comment