Việt
Nam - EU sắp đạt thoả thuận chuyển đổi năng lượng sạch lên tới hơn 11 tỷ đô la
RFA
2022.11.17
Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) có thể sẽ đạt được
một thoả thuận về chuyển đổi năng lượng (tên tiếng Anh là Just Energy
Transition) trong vòng khoảng một tháng tới.
Hãng Reuters trích lời Uỷ viên phụ trách chính
sách khí hậu của EU, ông Frans Timmermans, cho biết về hy vọng
này của EU.
Nhà máy nhiệt điện
than Phả Lại ở Hải Dương hôm 14/10/2022.
AFP
Theo Bloomberg, thoả thuận trị giá khoảng hơn
11 tỷ đô la sẽ giúp Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế từ phụ thuộc than sang sử dụng
các nguồn năng lượng tái tạo khác.
Thoả thuận giữa các nước tài trợ dẫn đầu bởi
EU và Anh thậm chí có thể lên tới 14 tỷ đô la, theo Bloomberg, và sẽ có thể được
công bố chính thức tại Thượng đỉnh EU - ASEAN vào ngày 14/12 tới.
Trong gói tài trợ này của các nước dành cho Việt
Nam, khoảng năm đến bảy tỷ đô la sẽ đến từ các khoản vay và cấp vốn công, số
còn lại là từ các nguồn tư nhân.
Bloomberg trích một nguồn giấu tên cho biết
khoảng 85% gói thoả thuận đã hoàn tất nhưng vẫn còn vấn đề phi các-bon hoá khu
vực năng lượng vẫn cần phải hoàn tất. Việt Nam được cho biết đã phân tích gói
thoả thuận mà các nước tài trợ vừa đạt được với Indonesia.
Nguồn tin cho Bloomberg biết hiện vẫn còn cần
phải thuyết phục một số lãnh đạo cấp cao của Việt Nam về thoả thuận này.
Một vấn đề khác gây khó khăn cho việc đạt được
thoả thuận là Việt Nam sẵn sàng vay vốn bao nhiêu trong gói này thậm chí khi được
vay ở mức lãi ưu đãi.
Ngoài ra, việc Việt Nam giam giữ bốn nhà hoạt
động môi trường cũng là một vấn đề cản trở trong đàm phán khi nhiều tổ chức
nhân quyền và môi trường quốc tế thời gian qua liên tục gây sức ép lên Mỹ và EU
để đòi Việt Nam trả tự do cho những người này.
Hiện không rõ thoả thuận mới có kèm theo việc
trả tự do cho những nhà hoạt động này hay không.
Thoả thuận chuyển đổi năng lượng với Việt Nam
nếu đạt được sẽ là thoả thuận thứ ba dạng này nhằm giúp các nước có thu nhập
trung bình và lệ thuộc than chuyển sang các nền kinh tế sử dụng ít các-bon. Hai
thoả thuận trước đó là với Nam Phi hồi năm ngoái có trị giá 8,5 tỷ đô la và thoả
thuận với Indonesia trị giá 20 tỷ đô la mới được công bố tại Thượng đỉnh G20 ở
Bali hồi tuần này.
----------------------------------
Tin, bài liên quan
Các
nhà máy nhiệt điện của Việt Nam trước nguy cơ thiếu than
Nhà
máy nhiệt điện than Vũng Áng 2 được khởi công vào tháng mười hai tới
Kế
hoạch mua lại nhà máy điện than của Việt Nam để đóng cửa sớm, giảm ô nhiễm
Hàn
Quốc dừng cung cấp tài chính cho nhiệt điện than ở nước ngoài, trong đó có Việt
Nam
=========================================================
Mỹ
tài trợ dự án giảm ô nhiễm môi trường hơn 11 triệu đôla cho Việt Nam
17/11/2022
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Tài
nguyên và Môi trường Việt Nam (MONRE) vừa khởi động một dự án mới trị giá 11,3
triệu đôla do chính phủ Mỹ tài trợ nhằm giảm ô nhiễm môi trường.
https://gdb.voanews.com/099c0000-0a00-0242-6d29-08dac8958078_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg
Hoa Kỳ và Việt Nam
khởi động dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngày 15/11/2022. Photo USAID
Vietnam via flickr.com.
Dự án có tên “Giảm ô nhiễm” kéo dài 5 năm sẽ
do tổ chức Winrock International, đối tác của USAID, phối hợp với Bộ Tài nguyên
và Môi trường Việt Nam thực hiện, USAID cho biết trong một thông cáo.
Dự án sẽ kết nối các bên tham gia trong các
lĩnh vực khác nhau để hợp tác, xác định cách giải quyết vấn đề chung và cùng
hành động. Dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT và
dự án sẽ cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa các lợi ích về môi trường và các lợi
ích xã hội khác, bao gồm sức khỏe cộng đồng, việc làm và tăng trưởng kinh tế bền
vững, thông cáo của USAID cho biết.
Phát biểu tại buổi ra mắt dự án hôm 15/11, bà
Aler Grubbs, Giám đốc USAID Việt Nam, cho biết: “Việc khởi động Dự án Giảm thiểu
ô nhiễm là một phần quan trọng trong hợp tác giữa USAID và Bộ Tài nguyên và Môi
trường”.
“Hai cơ quan ký một bản ghi nhớ vào tháng
1/2022 để cải thiện các kết quả về môi trường, và Dự án Giảm thiểu ô nhiễm là một
dấu mốc tuyệt vời đầu tiên. Nỗ lực chung của chúng ta sẽ nâng cao nhận thức và
thúc đẩy các hành động do người Việt Nam dẫn dắt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu về biến đổi khí hậu”, bà Grubbs cho
biết thêm.
Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường, cho biết: “Dự án này sẽ là khuôn mẫu cho quản lý và hành động”.
“Dự án được xây dựng nhằm hỗ trợ các sáng kiến
giảm thiểu ô nhiễm nhằm đưa ra định hướng và tạo điều kiện tăng cường năng lực
cho các tổ chức và mạng lưới địa phương tại Việt Nam nhằm giải quyết chung các
vấn đề môi trường thông qua cách tiếp cận tác động tập thể”, ông Hà cho biết.
Winrock International, tổ chức cung cấp các giải
pháp môi trường hàng đầu của Hoa Kỳ, cho biết dự án do USAID tài trợ này sẽ xây
dựng năng lực cho chính phủ, các tổ chức phi chính phủ địa phương và các đối
tác khu vực tư nhân để ngăn chặn, giảm nhẹ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng
thời nâng cao năng lực của các bên liên quan trong việc thành lập, chia sẻ và sử
dụng dữ liệu ô nhiễm để thiết kế và thực hiện các giải pháp chính sách đối với
các thách thức ô nhiễm.
Cho đến nay, dự án đã xác định được 6 sáng kiến
tác động tập thể phản ánh ý chí chính trị mạnh mẽ, sự lãnh đạo của cộng đồng và
sự tham gia của các đối tác khu vực tư nhân để giải quyết các thách thức về ô
nhiễm môi trường, bao gồm: Doanh nghiệp, cộng đồng và người tiêu dùng tiên
phong có trách nhiệm giảm thiểu rác thải nhựa (P3CR); Xây dựng mô hình kinh tế
tuần hoàn trong quản lý chất thải nhựa y tế; Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ
giao thông đường bộ; Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ hoạt động đốt mở; Giảm thiểu
ô nhiễm môi trường làng nghề; và Xây dựng nền tảng công khai thông tin môi trường
minh bạch, theo USAID.
Việt Nam đang đối mặt với một loạt thách thức
về ô nhiễm môi trường chủ yếu do sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải và
công nghiệp gây ra. Sự quan ngại của người dân đối với chất lượng môi trường đã
liên tục gia tăng, kèm theo đó là những lời kêu gọi hành động để cải thiện môi
trường.
No comments:
Post a Comment