‘Đúng
đắn’ và... đúng không (?)
12/11/2022
https://www.voatiengviet.com/a/dung-dan-va-dung-khong-(-)/6831672.html
Một số
cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam như tờ
Công An Nhân Dân (CAND) vừa lên án “các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản
động” đã “ra sức xuyên tạc mục đích, ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc của ông
Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN”.
https://gdb.voanews.com/10070000-0aff-0242-5845-08da5aac67f2_w1023_r1_s.jpg
Theo tờ CAND thì chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng
(30/10/2022 - 1/11/2022) đã “thành công tốt đẹp trên tất cả các phương diện”.
Một số cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức tại Việt
Nam như tờ Công An Nhân Dân (CAND) vừa lên án “các thế lực thù địch, cơ hội
chính trị, phản động” đã “ra sức xuyên tạc mục đích, ý nghĩa chuyến
thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN”.
Ngoài “tổ chức khủng bố Việt Tân, các tổ chức phản động”, tờ CAND
còn chỉ đích danh “các trung tâm truyền thông BBC, RFA, VOA…” can dự vào
việc “gia tăng tần suất các bài viết có nội dung xuyên tạc mục đích, ý
nghĩa chuyến thăm, bôi nhọ hoạt động đối ngoại của đảng, nhà nước và nhân dân
ta”.
Theo tờ CAND thì chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng (30/10/2022 -
1/11/2022) đã “thành công tốt đẹp trên tất cả các phương diện” và “nhân
dân trong nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài đã bày tỏ sự vui mừng,
tin tưởng về mục đích, ý nghĩa, kết quả tốt đẹp của chuyến thăm”.
Có thể vì rất khó tìm được bằng chứng cho “sự vui mừng, tin tưởng về mục
đích, ý nghĩa, kết quả tốt đẹp của chuyến thăm” của “nhân dân trong
nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài” nên tờ CAND kể thêm rằng,
chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng được “dư luận, báo chí hai nước và
quốc tế phản ánh đậm nét, đánh giá cao”.
Dường như mặc cảm... cao về chuyện ai cũng biết “báo chí hai nước”
(Việt Nam và Trung Quốc) hoạt động theo kiểu nào, mức độ tin cậy trong “phản
ánh và đánh giá” ra sao nên tờ CAND cho biết Nikkei của Nhật, Reuters của
Anh và The Diplomat của Mỹ cũng tham gia ca ngợi “đường lối đối ngoại ‘đúng
đắn’ của đảng” (1).
Bởi thế đành phải kiểm tra xem có... “đúng không”?
***
CAND khẳng định, tờ Nikkei của Nhật cho rằng “chuyến thăm là một sự kiện
ngoại giao đáng chú ý, khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam,
coi trọng mối quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc, cùng
nhau trao đổi, hợp tác để củng cố hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới”.
Giống như các cơ quan truyền thông đúng nghĩa khác, khi tường thuật về
các sự kiện, Nikkei luôn dẫn ý kiến của những nhân vật và những bên có liên
quan đến sự kiện. Việc trích dẫn ý kiến của các nhân vật và các bên có liên
quan đến sự kiện, khác hoàn toàn với việc gán những ý kiến đó cho Nikkei, biến
chúng thành quan điểm của Nikkei.
Phải nhấn mạnh điều đó vì cũng trên Nikkei, nhận định về chuyến thăm
Trung Quốc của ông Trọng còn có những ý kiến khác hẳn, chẳng hạn: Đây
là cơ hội hiếm hoi để lãnh đạo một quốc gia cộng sản chúc mừng một lãnh đạo cộng
sản khác mới tái đắc cử. Việt Nam muốn mượn cơ hội này để khẳng định Trung Quốc
là đối tác quan trọng nhất của mình. Việt Nam, đặc biệt là kinh tế Việt Nam
càng ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc... Hay... “Yêu sách của
Trung Quốc về chủ quyền đối với phần lớn biển Đông là nguy cơ an ninh tồi tệ nhất
đối với Việt Nam” (2)... nhưng tờ CAND lại xem như... không có!
Chẳng lẽ lên án “xuyên tạc, bôi nhọ” thì có quyền gán ghép thô lậu như vậy?
Tương tự, sau Nikkei, tờ CAND lôi thêm Reuters vào cuộc để chứng minh
hãng tin này của Anh cũng chia sẻ “kết quả và ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc
của ông Trọng” giống hệt “ta”: ...“Việt Nam và Trung Quốc là hai đối tác
truyền thống lâu đời và hai bên mong muốn duy trì mối quan hệ này vì lợi ích
phát triển của nhân dân hai nước, đặc biệt là củng cố duy trì sự ổn định, cân bằng
hệ thống cung ứng và đầu tư trong một môi trường quốc tế phức tạp và tiềm ẩn
nhiều rủi ro”... Có thật vậy không? Chẳng biết có thật không vì chưa tìm thấy
nhận định đó của Reuters nằm ở chỗ nào nhưng trên Reuters còn nhiều ý kiến khác
hẳn điều mà tờ CAND đã giới thiệu như... quan điểm của Reuters.
Ví dụ, hôm 1/11/2022, Reuters giới thiệu tường thuật của Martin Quin
Pollard, trong đó có những nhận định như: ...Tuy đặc điểm chung trong lịch sử
quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là thiếu sự tin cậy lẫn nhau và đối đầu với
nhau vì tranh chấp lãnh thổ, bao gồm cả tranh chấp các hòn đảo
và vùng biển ở biển Đông nhưng các đảng Cộng sản của hai bên vẫn khắng khít. Giống
như Tập Cận Bình, ông Nguyễn Phú Trọng cũng tiếp tục giữ cương vị Tổng Bí
thư dài hơn mức độ bình thường là một hoặc hai nhiệm kỳ, củng cố ảnh hưởng
của ông ta trong đảng (3)... Những nhận định vừa
dẫn đâu có khác gì các ý kiến bị cho là “luận điệu sai trái”, tại sao tờ
CAND không lên án Reuters?
Ngẫm nghĩ kỹ thì chỉ có một khả năng: Tuy Reuters cũng là của Anh như...
BBC nhưng Reuters không có mảng... Việt ngữ, không rành... Việt ngữ thành ra chọn
Reuters làm... đồng minh để minh họa cho tuyên bố “báo chí quốc tế đánh giá
cao” và ca ngợi “đường lối đối ngoại ‘đúng đắn’ của đảng” thì... an
toàn hơn!
RFA, VOA,... cũng vậy. Cũng ở Mỹ nhưng RFA, VOA,... có mảng Việt ngữ còn
The Diplomat thì không. Gán cho The Diplomat chuyện tờ báo này ca ngợi chuyến
thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng... “không chỉ là minh chứng cho mối
quan hệ láng giềng lâu đời giữa hai nước mà còn khẳng định tăng cường sự
tin cậy, thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ổn định và phát triển
hơn...” có thể họ không... chấp!
Trên thực tế, The Diplomat đã nêu những nhận định kiểu như thế này: Cả
Trung Quốc và Việt Nam đều thấy họ đang phải đối mặt với sự xâm nhập ý thức hệ
ngày càng gia tăng từ Hoa Kỳ. Đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng CSVN đều cảm thấy
bị đe dọa bởi các giá trị cốt lõi của phương Tây, chẳng hạn như bầu cử dân chủ
và tự do ngôn luận. Do đó, hai bên gia tăng trao đổi với nhau và theo đuổi
các cách thức hữu ích để bảo vệ cả hệ thống XHCN của họ lẫn đặc quyền quản
trị của các đảng cộng sản (4).
***
Có thể bảo vệ sự “đúng đắn” bằng những dẫn chứng không những thiếu
căn cứ mà còn... không đúng? Làm thế có khác gì biến việc bảo vệ sự “đúng đắn”
thành nỗ lực lừa bịp? Chưa kể, nếu thật sự “nhân dân trong nước cũng như
kiều bào ta ở nước ngoài đã bày tỏ sự vui mừng, tin tưởng về mục đích, ý nghĩa,
kết quả tốt đẹp của chuyến thăm” thì ngại gì mà không giới thiệu đầy đủ các
thông tin, ý kiến để chính “nhân dân trong nước cũng như kiều bào ta ở
nước ngoài” thẩm định xem phía nào mới “xuyên tạc, bôi nhọ”?
-----------
Chú
thích
No comments:
Post a Comment