Phỏng
vấn GS. Alex Thái Võ : Hàn gắn nỗi đau chiến tranh-nhớ và quên có chủ đích? /
Phần 1
RFA
2022.11.07
Gần đây, hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam có nhiều động
thái xúc đẩy cuộc hòa giải và xoa dịu những vết thương chiến tranh. Hội nghị
bàn về hòa giải do Viện Hòa Bình Hoa Kỳ (USIP) tổ chức tháng
trước với sự tham gia của quan chức, học giả nhiều bên là một minh chứng. Tiếp
theo bài phỏng vấn cựu Đại sứ Ted Osius, Đài RFA trò chuyện
cùng GS. Alex Thái Võ ở Trung tâm Việt Nam học, Đại học Kỹ thuật Texas, về chủ
đề vừa mang tính lịch sử vừa mang tính thời sự này. (Phần 1, Phần 2, Phần 3)
*
Xe tăng của quân đội Bắc Việt vào Dinh Độc lập ở Sài Gòn vào ngày
30/4/1975. AP
1. Tại sao Việt Mỹ bàn về
hòa giải?
RFA:
Như anh thấy trong hội thảo về hòa giải trong Hội thảo USIP, Trung tướng Việt
Nam Hoàng Khánh Hưng nói rằng ông rất cảm thương những người lính Mỹ đã chết và
mất tích trong chiến tranh. Nhưng ông không nói gì về những người lính Việt Nam
Cộng Hòa đã chết và mất tích trong chiến tranh, trong khi không thể phủ nhận đó
là đồng bào của ông. Hai chính phủ Việt Nam - Hoa Kỳ hôm nay đã hòa giải với
nhau theo cách quên đi nỗi đau và chấn thương tinh thần của những người Việt
Nam Cộng Hòa. Tại sao?
Alex
Thái Võ: Theo mình thì không thể dùng chữ “quên” được.
Quên là vô tình. Còn ở đây là “quên” có mục đích.
Tại sao có nỗ lực hòa giải này? Vì từng có một cuộc
chiến giữa “Việt Nam” và Hoa Kỳ. Cuộc chiến này có sự tham gia của nhiều phe
nhóm khác nhau. Khi nói đó là cuộc chiến giữa “Việt Nam” mà Mỹ thì chúng ta vô
tình coi đó là cuộc chiến giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và Mỹ. Nhưng
trong cuộc chiến đó có nhiều “Việt Nam” khác nhau, với những niềm tin khác
nhau, mục đích khác nhau.
Sau thời kỳ thuộc địa, ở Miền Bắc, VNDCCH cố gắng
thành lập một nước theo chủ nghĩa cộng sản, dưới sự lãnh đạo của một đảng là Đảng
Cộng sản. Đó là mục đích của họ. Ở Miền Nam, VNCH mặc dù có nhiều thất bại
nhưng đã cố gắng trong hai mươi năm đó xây dựng một đất nước theo cái nhìn tự
do, dân chủ, thị trường.
Ở đây rõ ràng không ai có thể “quên” là trong cuộc
chiến đó, đối diện với VNDCCH là VNCH. Ở đây mình nghĩ họ “ignore” (không quan
tâm) hay “neglect” (bỏ qua một bên).
Nói đến chiến tranh Việt Nam thì không thể không nói
đến VNCH nhưng ở Việt Nam người ta không muốn nói đến VNCH. Ở Mỹ cũng vậy. Lý
do là họ không còn đại diện nữa, họ chỉ còn tồn tại trong ký ức một số người.
*
RFA:
Tại sao ở Mỹ sau cuộc chiến Việt Nam thì sách vở học thuật của họ lại hạ thấp
Việt Nam Cộng Hòa?
Alex
Thái Võ: Cái này mình chỉ luận thôi chứ không có căn cứ
chính xác. Người Mỹ tự hào vì chiến thắng trong thế chiến thứ 2, chiến thắng
trong cuộc chiến Triều Tiên, nhưng từ cuộc chiến Việt Nam và các cuộc chiến sau
đó nữa thì họ thất bại. Họ có nhu cầu đổ lỗi cho ai đó về những thất bại
đó.
Trong bài phát biểu trong Hội nghị vừa rồi, như ông
Chuck Hagel đã nói chúng ta thua vì chúng ta sai. Nhưng đó là nói với phương diện
cá nhân. Còn khi nhìn toàn cảnh, khi người Mỹ viết về lịch sử thì họ không nói
như vậy mà nói là trước hết chúng ta không nên đến Việt Nam, còn đi sâu hơn thì
họ sẽ nói là chúng ta thua vì ủng hộ một phe không đáng ủng hộ là VNCH, vì đó
là một đất nước tham nhũng, quân lính thì yếu hèn. Bằng cách tâng bốc kẻ địch
là VNDCCH và hạ thấp đồng minh thì họ có thể giải thích sự thất bại không phải
là lỗi của họ, rằng họ đến Việt Nam với tấm lòng đúng đắn nhưng thất bại là tại
sự yếu kém của phe mà họ ủng hộ.
2. Hòa giải nhắm đến lợi
ích
RFA:
Khi chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ bây giờ đang bàn về hòa giải, họ đã nỗ
lực vượt lên những vết thương chiến tranh, bằng cách đi tìm quân nhân hai bên bị
mất tích trong chiến tranh. Nhưng như anh đã nói, hai chính phủ ấy đều không
quan tâm đến những quân nhân VNCH đã mất tích trong chiến tranh hoặc chết trong
các trại tù cải tạo sau cuộc chiến mà cho đến giờ gia đình vẫn chưa nhận được
hài cốt của họ. Ở đây có hai vấn đề: một là cách quan niệm về nỗi đau chiến
tranh, hai là cách vượt lên vết thương chiến tranh đó. Anh đánh giá như thế nào
về điều đó?
Alex
Thái Võ: Nói chung là những ai, nhưng nước đã tham gia
vào cuộc chiến đó thì ai cũng có một vết thương chiến tranh cả. Vấn đề là cách
mình đối diện với vết thương chiến tranh đó như thế nào, đúng không?
Đến nay thì cuộc chiến đã kết thúc gần 50 năm rồi
nhưng vết thương chiến tranh vẫn còn đó: đối với những người Cộng sản cũng vậy,
đối với những người Việt Nam Cộng Hòa cũng vậy, đối với người Mỹ cũng vậy.
Nhưng mình phải nhìn lại cái đối thoại về hòa giải,
về vết thương chiến tranh để đi đến sự an bình, thì mình phải thấy là cuộc đối
thoại về hòa giải đó mang tính chất chiến lược hơn, nó phục vụ cho những nhu cầu
chính trị hiện nay hơn.
Mình là cá nhân, mình nhìn vấn đề hòa giải ở nhiều
khía cạnh khác nhau, còn đối với một đất nước thì họ thường nhìn ở khía cảnh
chiến lược nhiều hơn. Về chiến lược của Việt Nam ngày nay thì tôi xin không
nói, nhưng về chiến lược của Hoa Kỳ thì đó là họ đối diện với sự bành trướng của
Trung Quốc trên toàn cầu cả về kinh tế và chính trị. Đối với Hoa Kỳ thì đó là một
vấn đề đáng lo ngại. Và như từ thời Tổng thống Obama, xoay trục về Châu Á thì đối
diện với Trung Quốc là một chiến lược lớn. Đối đầu với Trung Quốc không nhất
thiết là đối đầu trực tiếp mà có thể là củng cố các mối quan hệ với các nước
xung quanh Trung Quốc. Thành ra Hoa Kỳ muốn Việt Nam gần lại họ, như thế có lợi
cho họ hơn. Để được sự ủng hộ của Việt Nam thì Hoa Kỳ có trách nhiệm giải quyết
những nỗi đau chiến tranh trước đây, như đi tìm liệt sỹ Cộng sản mất tích, giúp
đỡ thương phế binh, tẩy chất độc màu da cam, gỡ mìn còn sót lại…
Còn ở phía Việt Nam thì mình bị ở vào cái thế có hai
cực đang lôi mình, bên nào cũng muốn tạo ảnh hưởng lên mình. Nên Việt Nam cũng
sẽ muốn tạo ra cái thế dung hòa, cân bằng. Theo Thái nghĩ thì nếu nhìn từ góc độ
của mình là người dân Hoa Kỳ thì mình sẽ hỏi tại sao không nghiêng hẳn về Hoa Kỳ.
Nhưng nếu nhìn từ phía lãnh đạo Việt Nam thì nghiêng hẳn về Hoa Kỳ chưa chắc
đem lại sự tồn tại lâu dài cho Việt Nam và chính thể của họ. Ngược lại, họ cũng
thấy là nếu nghiêng hẳn về Trung Quốc thì đó là tình thế nguy hiểm chứ không phải
chỉ có lợi. Do đó họ sẽ chọn đứng dung hòa, trung dung. Dung hòa để mang lại
cái lợi cho mình. Đó là nhiệm vụ của họ. Là lãnh đạo một đất nước thì họ phải
mang lại lợi ích cho đất nước họ. Tìm liệt sỹ Cộng sản mất tích, giúp đỡ thương
phế binh, tẩy chất độc màu da cam, gỡ mìn còn sót lại… là những lợi ích đó. Đó
là những vấn đề khó khăn mà họ không giải quyết hết được nên họ cũng phải lợi dụng
chính sách, chiến lược của Hoa Kỳ mà giải quyết những vấn đề mà chính họ phải
có trách nhiệm giải quyết. Đó là lí do vì sao hai nước đặt ra vấn đề hòa giải.
Mỗi bên đều vì lợi ích của mình.
Trong cả hội nghị về hòa giải ở USIP thì ngoài những
người là con em Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi thì không có ai nhắc đến “Việt Nam
Cộng Hòa” khi nói về chiến tranh Việt Nam. Bởi vì cả hai nước đang nói về quá
khứ nhưng với nhu cầu hiện tại nên không có lý do gì để họ nói về VNCH vì VNCH
không còn tồn tại.
Những phụ nữ mang cờ của VNCH trong lễ diễu hành Tết ở Little Saigon tại
California hôm 4/2/2017. AP
3.
Hòa giải Việt Mỹ: lãng quên VNCH?
RFA:
Nhưng chiến tranh thì ai cũng đau thương cả. Những người VNCH cũng đau thương
và vết thương tinh thần vẫn còn nguyên đó. Tại sao hai chính phủ bàn về hòa giải
mà không nhắc đến VNCH?
Alex
Thái Võ: Ở đây chúng ta đang nói về hòa giải trong
khuôn khổ chính sách hòa giải của hai chính phủ Hà Nội và Washington DC mà Viện
Hòa bình Hoa Kỳ (USIP) tổ chức. Nếu đặt vấn đề hòa giải chiến tranh thì đúng là
không thể nào không nói đến VNCH, một bên của cuộc chiến, nhưng hiện nay thì
hai nước cố tình không bàn đến VNCH. Nước Mỹ hiện nay không phải là quên, nhưng
về mặt ngoại giao thì họ phải biết là nước Việt Nam ngày nay chấp nhận những gì
và không chấp nhận những gì. Nước Mỹ muốn Việt Nam lại gần mình thì phải bắt đầu
từ những cái chung mà cả hai đều chấp thuận.
Tôi cũng nghĩ vậy nhưng Chính phủ Việt Nam rất ngại
nhắc đến VNCH. Tôi nghĩ nguyên nhân chủ yếu là do nếu nhắc đến VNCH thì sẽ tạo
ra một sự so sánh, đối chiếu giữa Việt Nam Cộng Hòa thời xưa và Việt Nam bây giờ.
Sách sử Việt Nam thậm chí không nhắc đến cái tên của
chính thể là “Việt Nam Cộng Hòa” vì nhắc đến tên chính thức của chính thể thì
giống như thừa nhận họ. Khi nói về cuộc chiến thì Việt Nam ngày nay chỉ nói đó
là cuộc chiến giữa người Việt và người Mỹ, họ loại Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi diễn
ngôn về cuộc chiến, dù thời đó họ chỉ đại diện cho một nửa Việt Nam thôi.
Cách tư duy đó vẫn tồn tại đến bây giờ, sau gần 50
năm chiến tranh kết thúc. Nghị quyết 36 mới đây kêu gọi sự đoàn kết của người
Việt hải ngoại để về phục vụ đất nước, về mặt bề nổi thì họ kêu gọi đoàn kết,
nhưng bề sâu thì họ không chấp nhận cái thể chế một thời đã gắn liền với những
người họ kêu gọi đoàn kết. Anh kêu gọi người ta nhưng không công nhận người ta
thì anh đang nói chuyện với ai?
Những hội nghị như của USIP mang tính chất tác động
chính sách cho nên họ rất là ngoại giao. Giống như đến nhà người ta vận động kết
thân trong khi gia đình người ta đã ly dị thì không nên nói chuyện ly dị làm
gì. Nó sẽ không vui cho chủ nhà. Cho nên không ai nhắc đến VNCH cả. Ai cũng biết
VNCH vẫn còn rất nhiều người mất tích trong chiến tranh nhưng họ không nhắc đến.
--------------------
Hòa
giải dân tộc : Nhìn từ cách đối xử với
người đã mất trong chiến tranh / Phần 3
RFA
2022.11.07
.
Con
đường hòa giải: đi tìm điểm chung qua sự thật lịch sử / Phần 2
RFA
2022.11.07
.
Phỏng
vấn GS. Alex Thái Võ: Hàn gắn nỗi đau chiến tranh-nhớ và quên có chủ đích? / Phần 1
RFA
2022.11.07
=================================================
.
.
Vì
sao con đường hòa hợp- hòa giải dân tộc vẫn xa vời?
Thanh Trúc, RFA
2021.04.27
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-reconciliation-path-still-long-04272021164207.html
Cuộc chiến Việt Nam
đã chấm dứt gần nửa thế kỷ nay, thế nhưng kêu gọi ‘hòa hợp- hòa giải’ giữa hai
phía với ý thức hệ khác nhau đến nay vẫn chưa thể thực hiện. Thanh Trúc ghi nhận
ý kiến bình luận của nhiều nhà quan sát.
*
“Chuyện xảy ra năm 2016, ông
Hữu Thỉnh là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam ở Hà Nội, qua điện thư đã mời tôi về
Hà Nội trong tháng 10/2016 và có buổi gặp gỡ thể hiện sự hòa hợp hòa giải”
“Tôi đã trả lời rằng cho dù
tôi có cầm bút nhưng từ trước ’75, cũng như sau ’75 bây giờ ở hải ngoại, tôi chỉ
xem mình là một quân nhân. Trong tư cách của người lính thì tôi từ chối vì từ
trong lịch sử, trên lý thuyết cũng như trong thực tế, tôi thấy các cá nhân
trong tổ chức của Đảng Cộng sản ở Hà Nội không hề có tinh thần hòa hợp hòa giải
dân tộc với ai hết. Đó là một Đảng chủ trương: ‘Thề phanh thấy uống
máu quân thù, Tiêu diệt quân thù để giải phóng miền Nam…’. Kẻ thù nào trong
ngày 30/4/75?”.
Đó là lời ông Phan Nhật Nam, cựu quân nhân quân lực
Việt Nam Cộng Hòa, được biết đến như một phóng viên chiến trường thời chiến
tranh Việt Nam. Làm sao hòa hợp hòa giải, ông nói, khi những vết thương của
dân tộc từ sự bội tín của người cộng sản chưa thể khép lại:
“Từ Chính Phủ Liên Hiệp
1946, Hiệp Định Genève 1954, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam 1960, đến Hiệp Định
Paris 1975 đều bị xé bỏ một cách ngang nhiên. Từ cuộc di cư 1954, vụ Nhân Văn
Giai Phẩm 1957, giải phóng miền Nam 1960 đến Mậu Thân 1968, Mùa Hè Đỏ Lửa
1972, rồi 1975 là đánh tư sản, lùa dân đi kinh tế mới, phong trào vượt biên
gần 600.000 người chết. Suốt mấy chục năm như vậy Đảng Cộng sản không hòa hợp
hòa giải với ai hết, cả chính bản thân của họ nữa”
“Từ đó tôi kết luận ông Hữu
Thỉnh, dù có thực tâm đi chăng nữa, cũng không thể có khả năng tổ chức một cuộc
hòa hợp hòa giải với những cá nhân mà ông ta gọi là nhà văn. Nói thật Đảng Cộng
sản đặt ra vấn đề hòa hợp hòa giải thì không tin được. Không hề có sự kiện hòa
hợp hòa giải dân tộc 46 năm sau”.
Câu chuyện nhà văn Phan Nhật
Nam được mời về nước hồi 2016 được Facebooker Lưu Trọng Văn nhắc lại trên
tài khoản FB cá nhân, một lần nữa lôi kéo sự chú ý và phản hồi từ nhiều
phía.
Nhà thơ Hoàng Hưng, một
trong những người đồng sáng lập Ban Vận Động Thành Lập Văn Đoàn Độc Lập Việt
Nam, mà tiếng nói là trang mạng Văn Việt, cho rằng gọi là hòa hợp nếu đừng
động tới ý thức hệ hay chính trị là những thứ mà người cộng sản chỉ muốn độc
quyền lý luận:
“Trong tổ chức chúng tôi
cũng có những nhà văn nhà thơ ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức… Tôi nhiều lần sang Mỹ
và tiếp xúc với nhiều nhà văn nhà báo ở hải ngoại. Giữa chúng tôi, kể cả những
người từng là sĩ quan, công chức Việt Nam Cộng Hòa, thì tự nhiên là chả khác biệt
hoặc e dè gì cả. Như vậy chứng tỏ sự hòa hợp có thể có khi mà hai bên không có
định kiến về chính trị, vế ý thức hệ”
“Nói như thế thì lập tức có
thể hiểu ngay tại sao ông Hữu Thỉnh đưa ra lời mời ông Phan Nhật Nam. Tôi cho
là ông Hữu Thỉnh thật tâm thôi và chưa chắc là có lệnh của ai đâu. Thế nhưng
không được ông Phan Nhật Nam chấp nhận thì cũng dễ hiểu thôi. Là vì ông Hữu Thỉnh
muốn hay không muốn cũng là người đại diện của ý thức hệ cộng sản, trực tiếp chịu
sự lãnh đạo của Ban Tuyên Huấn Đảng Cộng sản. Với một người như ông Phan Nhật
Nam và nhiều người khác, từng đi theo ý thức hệ Việt Nam Cộng Hòa, thì
khó lòng mà hòa giải được. Nền tảng hai thể chế, hai chế độ chính trị làm sao
hòa giải được với nhau. Không thể có, rất khó có”.
Quả thực là khó nếu người
ta, đúng ra là người cộng sản, cố ý mù mờ, lập lờ về cụm từ hòa hợp hòa giải,
là phân tích của nhà quan sát chính trị Nguyễn
Gia Kiểng, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ở Paris, Pháp:
“Hòa hợp dân tộc
và hòa giải dân tộc là hai khái niệm khác nhau. Hòa hợp đồng nghĩa với đoàn kết, còn hòa giải là xóa bỏ
hận thù. Vậy thì hòa giải phải đi trước hòa hợp. Muốn có hòa hợp dân tộc thì phải
hòa giải dân tộc trước, người cộng sản dùng chữ hòa hợp hòa giải là sai”
“Nói hòa hợp mà không cần
hòa giải, hoặc là hòa hợp trước rồi mới hòa giải thì cũng không khác gì nói tôi
gọi anh là ngụy, tôi đã bỏ tù anh, tôi đã nắm độc quyền đất nước, bây giờ anh cứ
chấp nhận, cứ hòa hợp với tôi đi rồi chuyện hòa giải chúng ta nói sau. Như vậy
có nghĩa hòa hợp mà chưa hòa giải, nó đồng nghĩa với đầu hàng! Phải nói cho rõ là “hòa giải và hòa hợp dân tộc”, chứ nếu mà cứ
lẫn lộn danh từ thì không thể nào thảo luận một cách đứng đắn được”.
Hòa hợp hòa giải chỉ có thể
xảy ra khi Nhà nước Cộng sản này thay đổi cái tư duy tranh đấu giai cấp và cả lập
trường ‘đich, ta’ là khẳng định của tiến
sĩ Mạc Văn Trang, người vừa có hai bài viết kêu gọi lương tri lãnh đạo trên
mạng:
“Nhưng mà điều
này rất khó khăn, bởi vì bản chất Đảng Cộng sản bao giờ cũng phải lập trường ‘địch-ta’
rõ ràng. Đã là địch, ta tức là đấu tranh một mất một còn”
“Muốn hòa
hợp dân tộc thì trước hết phải hòa giải với dân oan mất đất mất nhà. Người ta
khiếu kiện mà không hòa giải, mà cứ cưỡng chế xong rồi còn bắt người ta đi tù,
gọi người ta là thế lực thù địch. Những người bất đồng chính kiến, chỉ phản biện
và đấu tranh ôn hòa thôi, cũng vu cho người ta tội tuyên truyền chống phá Nhà
Nước, bắt đi tù thậm chí 10, 15 năm trong chế độ nhà tù hết sức ác nghiệt”
“Nếu một
chế độ mà chấp nhận đa nguyên, chấp nhận khác biệt ý kiến, dân ở trong nước được
nhân quyền, được tôn trọng, được bình đẳng thì tự nhiên nó sẽ hòa giải được cái
xã hội ngay ở trong nước. Nếu chế độ không thay đổi thì bao nhiêu chủ trương
chính sách cũng không thể nào thuyết phục, không thể nào giải quyết được vấn đề
hòa hợp hòa giải dân tộc đâu”.
Nhức nhối là câu hỏi tại sao
chưa thể hòa hợp- hòa giải mà rất, rất nhiều người có tâm huyết đặt ra suốt
46 năm qua. Ông Kha Lương Ngãi,
nguyên Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng thuộc Đảng bộ Cộng sản
TPHCM, trao đổi qua điện thư như vậy:
“Hòa giải hòa hợp dân tộc
chỉ đạt được khi ‘bên thắng cuộc’ không thể chỉ là bên có quyền ban phát
sự hòa giải”
“Không phải không nhắc đến,
gạt bỏ quá khứ chiến tranh, thù hận ra khỏi suy tư là sẽ đạt được hòa giải hòa
hợp dân tộc. Nhà cầm quyền phải có chủ
trương, đường lối lãnh đạo đất nước theo xu hướng tiến bộ, dân chủ văn minh thì
mới đoàn kết được toàn dân để bảo vệ chủ quyền quốc gia , dân tộc,
bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân”
“Tôi buồn là vì tôi thấy rõ
những tiêu chí để đạt được hòa giải hòa hợp dân tộc, để ngày 30/4 không còn là
ngày “ triệu người vui, triệu người buồn”, thì đến bây giờ điều đó cũng vẫn chỉ
là ước vọng viển vông”.
Nhà quan sát thời cuộc Nguyễn Gia Kiểng, từng bị chống đối khi
lên tiếng kêu gọi về hòa giải trong ngoài trước khi muốn hòa hợp, cho rằng dù
khó tới đâu thì hòa giải vẫn là điều bắt buộc:
“Một dân tộc sau khi đã
giết nhau trong một cuộc nội chiến thì chỉ có hai giải pháp: hòa giải để đoàn kết
dân tộc, để có thể nhìn lại nhau là anh em là bạn bè. Sức mạnh của một dân tộc
bao giờ cũng là sự đoàn kết, đất nước Việt Nam sẽ không có tương lai nếu không
có đoàn kết”
“Nếu người này làm người kia
phá, người này thống trị người kia bị trị thì chúng ta sẽ không có tương lai
nào trong thế giới hiện nay. Quốc gia phải được coi là một tình cảm, một không
gian liên đới và một dự án tương lai chung. Không hiểu ý niệm quốc gia như thế
thì chúng ta sẽ tan vỡ. Khó khăn tới đâu chúng ta vẫn phải tiếp tục vì đó là
câu hỏi Việt Nam còn hay mất”.
Còn theo nhà thơ Hoàng Hưng thuộc Văn Đoàn Độc Lập,
tổ chức nằm ngoài Hội Nhà Văn Việt Nam ở Hà Nội, muốn hòa hợp hòa
giải thì người chủ động và trách nhiệm lớn nhất trước hết vẫn là ‘bên thắng cuộc.’
Nhà Nước và Đảng Cộng sản Việt
Nam hiện nay phải chủ động, nhà thơ Hoàng Hưng nhắc lại, đừng “ta thắng - đich
thua”, đừng phô trương rùm beng này nọ những dịp 30 tháng tư hàng năm,
thì may ra có thể khiến người dân tin vào thiện chí hòa giải thực sự của
mình.
VIDEO :
Những ngày
cuối của Việt Nam Cộng Hòa
https://www.youtube.com/watch?v=lRDxaW3cRF0
No comments:
Post a Comment