Sunday, 6 November 2022

HỘI NGHỊ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU COP-27 KHAI MẠC TẠI AI CẬP (RFA, BBC, RFI, Reuters)

 



NỘI DUNG :

 

Hội nghị về biến đổi khí hậu COP-27 khai mạc tại Ai Cập

RFA
.

Hội nghị COP27 khai mạc vào 'thời khắc mang tính quyết định'

Esme Stallard, BBC News

.

Khí hậu: Hội nghị quốc tế COP27 mở ra vào lúc thế giới lơ là trên một vấn đề cấp bách

Thanh Hà  -  RFI

.

COP27 lần đầu tiên đưa vấn đề bồi thường khí hậu vào chương trình nghị sự

Reuters

 

==================================================

.

Hội nghị về biến đổi khí hậu COP-27 khai mạc tại Ai Cập

RFA
06-11-2022

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/cop-27-opne-egypt-11062022104612.html

 

Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu, gọi tắt COP-27, vào ngày 6/11 được chính thức khai mạc tại Thành phố Sharm El-Sheikh, tỉnh Nam Sinai, Ai Cập.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/cop-27-opne-egypt-11062022104612.html/@@images/104d00b8-84b7-46a3-a86d-5f5a723b50b9.jpeg

Cuộc họp báo sau phiên khai mạc COP-27 .  AFP

 

Trang mạng chính thức của hội nghị cho biết hoạt động này diễn ra từ ngày 6/11 đến 18/11.

 

Chương trình nghị sự gồm bốn chủ đề chính: tài chính khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây nên; nâng tham vọng hành động khí hậu.

 

Sau phiên khai mạc vào ngày 6/11, trong hai ngày 7 và 8/11 gần 100 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu các chính phủ trên thế giới tham gia Hội nghị Thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo trên thế giới. Chủ đề thảo luận gồm phát triển hydro xanh, vấn đề nước và an ninh lương thực, đà suy giảm thăng trưởng kinh tế toàn cầu, làm phát leo thang.

 

Đoàn Việt Nam tham dự COP-27 được dẫn đầu bởi Bộ trưởng Tài nguyên- Môi trường Trần Hồng Hà.

 

Tại COP-26 hồi năm ngoái ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, đại diện Việt Nam là ông thủ tướng Phạm Minh Chính. Lúc đó ông này đưa ra cam kết đến năm 2025 phát thải ròng của Việt Nam sẽ bằng ‘0’.

.

===========================================

.

Hội nghị COP27 khai mạc vào 'thời khắc mang tính quyết định'

Esme Stallard

Phóng viên Khí hậu và Khoa học, BBC News

6 tháng 11 2022, 13:42 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjr5kz8gy89o

 

Hội nghị thường niên về chống biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc khai mạc hôm nay 06/11 tại Ai Cập, vào một "thời khắc mang tính quyết định" của thế giới liên quan đến hành động vì khí hậu.

 

Hơn 120 nhà lãnh đạo thế giới đã cùng hướng đến khu nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh ở Hồng Hải.

 

Khoảng 30.000 người sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai tuần, còn gọi là COP27, mặc dù một số nhà hoạt động không tham gia liên quan đến những quan ngại về hồ sơ nhân quyền của Ai Cập.

 

COP27: Hội nghị Khí hậu Ai Cập là gì và vì sao quan trọng?

Biến đổi khí hậu: Phúc trình của IPCC 'báo động đỏ cho nhân loại'

Biến đổi Khí hậu: TQ nêu cam kết cũ và cử quan chức cấp bộ dự COP26 ở Anh

COP26: Việt Nam có sẵn sàng chống biến đổi khí hậu?

 

Năm 2021 thế giới đã chứng kiến thời tiết cực đoan liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu.

Hội nghị thượng đỉnh COP27 sẽ bắt đầu với những bài phát biểu khai mạc từ người phụ trách chính mới được bổ nhiệm về các vấn đề biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, ông Simon Stiell, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập và Chủ tịch COP27 được bổ nhiệm Sameh Shoukry.

 

Ông Stiell trước đây là một quan chức cấp cao trong chính phủ ở Grenada, một đảo quốc vùng Caribe nơi đang đối diện với mối đe dọa về biến đổi khí hậu.

 

Ông Shoukry nói hồi tuần rồi là hội nghị COP27 sẽ là "một thời khắc mang tính quyết định của thế giới đối với hành động vì khí hậu".

 

Cũng sẽ có những bài phát biểu quan trọng từ các nhà ngoại giao và khoa học, bao gồm Hoesung Lee, Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), một cơ quan của Liên hiệp Quốc có nhiệm vụ đánh giá khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu.

 

COP27 sẽ bắt đầu chính thức vào ngày thứ Hai 07/11 với Hội nghị Thượng đỉnh Các Lãnh đạo Thế giới, bao gồm người đứng đầu các chính phủ và nhà nước, sẽ có bài phát biểu dài năm phút, phác thảo những gì họ mong đợi từ cuộc họp.

 

Vào Hội nghị COP26 tại Glasgow năm ngoái thì cũng đã có những bài phát biểu mạnh mẽ từ Thủ tướng Barbados, Mia Mottley, nói rằng việc tăng nhiệt độ là "bản án tử hình hai độ C" cho những đảo quốc.

 

COP26: Việt Nam có sẵn sàng chống biến đổi khí hậu?

Các chuyên gia nói về cam kết của Việt Nam ở COP26

 

Các lãnh đạo thế giới sẽ phát biểu vào ngày thứ Hai 07/11 và thứ Ba 08/11, và khi họ rời khỏi hội nghị thì các đại biểu bắt đầu tiến trình thương thảo.

 

Tại COP26 năm ngoái thì số lượng các cam kết đã đạt được sự đồng thuận gồm:

 

·         "Đặt ra giai đoạn" giảm việc tiêu thụ than đá - một trong những nguồn nhiên liệu hóa thạch ô nhiễm nhất

·         Chấm dứt nạn phá rừng trước năm 2030

·         Cắt giảm 30% lượng khí thải methane trước năm 2030

·         Đệ trình các kế hoạch hành động mới vì khí hậu lên Liên Hiệp Quốc

 

Người phụ trách chính mới về các vấn đề biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, ông Simon Stiell đã kêu gọi hội nghị thượng đỉnh tập trung vào các cam kết của năm 2021 và "việc tiến đến sự chuyển đổi quy mô lớn phải diễn ra".

 

Và tiền là yếu tố quan trọng nhất trong những vấn đề này.

 

Các quốc gia đang phát triển - nơi đầu tiên đang gánh chịu biến đổi khí hậu - đang đòi hỏi những cam kết tài trợ trước đây phải được tuân thủ.

 

Nhưng họ cũng muốn thảo luận về tài chính "mất mát và tổn thất" - số tiền giúp họ đối phó với những mất mát vốn đang phải đối mặt liên quan đến biến đổi khí hậu, hơn là chỉ chuẩn bị cho những tác động tương lai. Lần đầu tiên vấn đề này sẽ được đặt trong chương trình nghị sự chính thức của một hội nghị COP.

 

Tính cấp bách của vấn đề biến đổi khí hậu đã rõ ràng trong suốt 12 tháng qua với lũ lụt tàn khốc tại Pakitan, cũng như tại Nigeria, nạn hạn hán cực đoan tại Ấn Độ và châu Âu trong mùa hè.

 

Trước hội nghị thì một loạt các báo cáo khí hậu quan trọng đã được công bố, phác thảo tiến trình giảm lượng khí thải nhà kính.

 

COP27: Hội nghị Khí hậu Ai Cập là gì và vì sao quan trọng?

Biến đổi khí hậu: Phúc trình của IPCC 'báo động đỏ cho nhân loại'

Các chuyên gia nói về cam kết của Việt Nam ở COP26

COP26: Việt Nam có sẵn sàng chống biến đổi khí hậu?

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/756e/live/a7ed1540-5d9b-11ed-ac87-630245663c6a.png.webp

Các quốc gia đang phát triển hiện tìm kiếm nguồn tài chính để hồi phục sau các thảm họa môi trường, hình ảnh người dân sau cơn bão nhiệt đới Nalgae quét qua Philippines

 

Báo cáo khoảng trống khí phát thải của UNEP (Emissions Gap Report 2022) kết luận "không có lộ trình đáng tin cậy" nào để giữ nhiệt độ toàn cầu dưới ngưỡng 1,5 độ C hơn mức thời tiền công nghiệp.

 

Hạn mức giới hạn 1,5 độ C đã được đồng thuận vào năm 2015 trong Thỏa thuận Paris tại Thượng đỉnh Khí hậu Liên Hiệp Quốc lần thứ 21, COP21.

 

Tất cả các thượng đỉnh sau đó đều tập trung vào các hành động tiếp theo để đạt mục tiêu này.

 

Ngoài các cuộc thương thảo chính thức thì sẽ có hàng trăm sự kiện trong hai tuần với triển lãm, workshop và biểu diễn văn hóa từ các nhóm thanh niên, doanh nghiệp, tổ chức người bản xứ, giới học thuật, nghệ sĩ và các cộng đồng thời trang từ khắp nơi trên thế giới.

 

COP27: Hội nghị Khí hậu Ai Cập là gì và vì sao quan trọng?

Biến đổi khí hậu: Phúc trình của IPCC 'báo động đỏ cho nhân loại'

COP26: Việt Nam có sẵn sàng chống biến đổi khí hậu?

 

Các cuộc biểu tình - thường là một đặc điểm nổi bật của các thượng đỉnh COP - có khả năng bị kiềm hãm.

 

Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi, nắm quyền từ năm 2014, đã tiến hành một cuộc trấn áp rộng khắp nhằm vào giới bất đồng. Các nhóm hoạt động vì nhân quyền ước tính Ai Cập có khoảng 60.000 tù nhân chính trị, nhiều người bị giam giữ mà không có xét xử.

 

Ông Shoukry cũng cho biết có sắp xếp nơi bên trong khu nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh cho các cuộc biểu tình diễn ra. Tuy nhiên, các nhà hoạt động Ai Cập nói với BBC là nhiều nhóm địa phương không thể đăng ký tham dự hội nghị.

 

COP27: Hội nghị Khí hậu Ai Cập là gì và vì sao quan trọng?

Biến đổi khí hậu: Phúc trình của IPCC 'báo động đỏ cho nhân loại'

COP26: Việt Nam có sẵn sàng chống biến đổi khí hậu?

.

================================================

.

Khí hậu: Hội nghị quốc tế COP27 mở ra vào lúc thế giới lơ là trên một vấn đề cấp bách

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 06/11/2022 - 10:49

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20221106-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-qu.....BA%A5p-b%C3%A1ch

 

Hội nghị quốc tế chống biến đổi khí hậu COP27 mở ra tại Charm El Cheikh, Ai Cập từ ngày 6 đến 18/11/2022. Chiến tranh và các cuộc khủng hoảng về y tế, kinh tế, địa chính trị liên tục thách thức mục tiêu chống hiện tượng Trái đất nóng lên và ô nhiễm môi trường. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/3a3bbd2c-5db8-11ed-8908-005056bf30b7/w:1024/p:16x9/AP22310310122351.webp

Thành viên của phái đoàn Congo tại hội trường, trước lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (COP27), tại Ai Cập, ngày 06/11/2022. AP - Peter Dejong

 

Đại diện của khoảng 200 quốc gia đã bắt đầu tề tựu về thành phố biển Charm El Cheikh, Ai Cập từ hôm nay. Đỉnh điểm của hội nghị COP27 sẽ là hai ngày 7 và 8/11/2022 với các cuộc họp cấp nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ.

 

Chiến tranh Ukraina, Covid-19, khủng hoảng lương thực, lạm phát và khủng hoảng năng lượng đe dọa tăng trưởng toàn cầu… đẩy nỗ lực chống biến đổi khí hậu xuống hàng thứ yếu vào lúc mà các hiện tượng khí hậu cực đoan đe dọa an ninh của nhân loại. 

 

Pakistan trải qua một đợt thiên tai chưa từng thấy : 1/3 diện tích quốc gia nam Á này bị nhận chìm trong nhiều tuần lễ, 33 triệu dân phải di dời chỗ ở. Châu Âu liên tục bị hạn hán và cháy rừng. Từ Trung Quốc, Ấn Độ đến Hoa Kỳ đều đã trải qua những đợt nóng thiêu đốt… Mùa màng bị đe dọa. 

 

Trước khi khai mạc hội nghị tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres cảnh báo chống biến đổi khí hậu là « vấn đề sinh tử » ảnh hưởng đến « an ninh và sự tồn tại của loài người ».

 

Paris vừa xác nhận tổng thống Emmanuel Macron sẽ có mặt tại Charm El Cheikh để thúc đẩy các dự án viện trợ cho các quốc gia kém phát triển cùng nỗ lực kềm hãm đã hâm nóng trái đất. Tại Luân Đôn, dưới áp lực của công luận, thủ tướng Rishi Sunak khẳng định quyết tâm của vương Quốc Anh xem hồ sơ khí hậu là một ưu tiên khi thông báo ông sẽ dự nghị COP27. 

 

Từ thủ đô Luân Đôn thông tín viên Marie Boëda giải thích : 

 

« Tuần trước Downing Street cho biết thủ tướng Anh đang vướng bận vì những hồ sơ khẩn cấp, đặc biệt là việc phải hoàn tất dự luật ngân sách trong bối cảnh nước Anh đang trải qua những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất từ 40 năm nay. Do đó Rishi Sunak sẽ không đến Ai Cập. Bị chỉ trích thiếu quyết tâm trên vấn đề khí hậu, rốt cuộc tân thủ tướng Anh đã lùi bước dưới áp lực của công luận. Ông nhìn nhận rằng không thể bảo đảm được một sự thịnh vượng lâu bền nếu mọi người thụ động trên vấn đề chống biến đổi khí hậu.

 

Giới đấu tranh vì môi trường ghi nhận thêm một cử chỉ đáng khích lệ thứ nhì từ phía thủ tướng Sunak, đó là ông đã triển hạn lệnh cấm khai thác năng lượng đá phiến. Dù vậy vẫn còn nhiều vấn đề gây chia rẽ, chẳng hạn như liên quan đến các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi Bắc Hải. Thủ tướng Anh giải thích đây là cách để giảm thiểu tác động khủng hoảng năng lượng gây nên từ khi chiến tranh Ukraina khai mào. Cùng lúc nhóm hoạt động vì môi trường Just Stop duy trì các hình thức đấu tranh để gây chú ý và thức tỉnh công luận. Chính phủ không bình luận về các hoạt động của nhóm này. 

 

Từ mùa hè đến nay, trong các cuộc tranh luận giữa các ứng viên cùng tranh chiếc ghế thủ tướng Anh, Rishi Sunak chưa bao giờ che giấu môi trường không phải là một ưu tiên. Ông quan niệm không nên có những quyết định vội vàng và quá mạnh tay trên vấn đề này. Sunak từng nói đùa rằng, về khí hậu, trong gia đình hai cô con gái của ông mới là các chuyên gia và chúng thường cố vấn cho ông trên hồ sơ này ». 

 

===================================================

.

COP27 lần đầu tiên đưa vấn đề bồi thường khí hậu vào chương trình nghị sự

Reuters

06/11/2022

https://www.voatiengviet.com/a/6822477.html

 

https://gdb.voanews.com/02140000-0aff-0242-0e99-08dabfefd913_w1023_r1_s.jpg

Ông Sameh Shoukry (trái), chủ tịch hội nghị COP27, phát biểu khai mạc hôm 6/11/2022 ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập

 

Các đại biểu tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 của Liên Hiệp Quốc ở Ai Cập nhất trí thảo luận về việc liệu các nước giàu có cần phải bồi thường hay không cho các nước nghèo dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu khi họ phải chịu những thiệt hại, mất mát.

 

Chủ tịch COP27 Sameh Shoukry phát biểu trong phiên khai mạc toàn thể: "Điều này lần đầu tiên tạo ra một không gian ổn định về định chế trong chương trình nghị sự chính thức của COP và Thỏa thuận Paris để thảo luận vấn đề cấp bách là thu xếp kinh phí cần thiết để giải quyết những vấn đề hiện còn bị bỏ trống, ứng phó với mất mát và thiệt hại".

 

Mục này đã được chấp nhận đưa vào chương trình nghị sự ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập, vào Chủ nhật 6/11, khi các nhà lãnh đạo thế giới đến tham dự các cuộc đàm phán dự kiến kéo dài đến ngày 18/11.

 

Có dự báo là phần lớn căng thẳng tại COP27 sẽ liên quan đến các mất mát và thiệt hại – bàn về việc các quốc gia giàu có cung cấp ngân quỹ cho các quốc gia có thu nhập thấp dễ bị tổn thương, là những nước chỉ chịu trách nhiệm một phần nhỏ về sự phát thải làm địa cầu ấm lên.

 

Tại COP26 năm ngoái ở Glasgow, các quốc gia có thu nhập cao đã ngăn chặn một đề xuất về việc lập một cơ quan tài trợ cho công tác khắc phục các mất mát và thiệt hại, thay vào đó, họ ủng hộ một cuộc đối thoại mới kéo dài 3 năm để thảo luận về việc tài trợ.

 

Các cuộc thảo luận về mất mát và thiệt hại hiện nay trong chương trình nghị sự tại COP27 sẽ không liên quan đến trách nhiệm pháp lý hoặc bồi thường ràng buộc, nhưng việc này nhằm dẫn đến một quyết định dứt khoát "không muộn hơn năm 2024", ông Shoukry nói.

Ông nói thêm: “Việc đưa vào chương trình nghị sự này phản ánh tinh thần đoàn kết với các nạn nhân của thảm họa khí hậu”.

(Reuters)





No comments:

Post a Comment

View My Stats