Hội
nghị khí hậu COP27 : Đạt thỏa thuận vào giờ chót với thành công nửa vời
Thanh Hà - RFI
Đăng ngày: 20/11/2022 - 11:55
Sáng sớm ngày 20/11/2022, hội nghị khí hậu COP27 tại
Ai Cập đã đưa ra được bản thông cáo chung với hai điểm nổi bật : Duy
trì mục tiêu giữ nhiệt độ của trái đất tăng tối đa 1,5°C đến cuối thế kỷ 21 và
quốc tế đồng ý lập quỹ đền bù thiệt hại cho các quốc gia là nạn nhân của hiện
tượng trái đất bị hâm nóng.
Đức, Pháp và Liên Âu xem việc COP27 đạt được đồng
thuận về việc đền bù những « thiệt hại và mất mát » cho các quốc
gia phải hứng chịu thiên tai là một tiến bộ về mặt « công bằng »
giữa các nước gây ô nhiễm môi trường và những khu vực phải hứng chịu những hậu
quả đó. Song cũng có nhiều thất vọng. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio
Guterres nói đến một thỏa thuận « thiếu tham vọng » vì các bên
không « triệt để quyết tâm giảm khí thải carbon ». Bản tuyên bố
chung cũng đã không xem việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng hóa thạch là một mục
tiêu cần đạt được.
Đặc phái viên của RFI Jeanne Richard từ trung tâm hội
nghị Charm El Cheikh, Ai Cập tường thuật :
« Những khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm đàm phán
cuối cùng. Rốt cuộc thì các bên cũng đạt được đồng thuận. Các cuộc thương thuyết
trong suốt hai tuần lễ vừa qua đã rất gay go. Đôi khi mọi người cũng đã to tiếng
với nhau, nhưng cuối cùng thì cũng đã có những tiến bộ đáng kể.
Trước hết và đây là một tiến bộ lớn, là các nước
phương Tây đồng ý lập quỹ để đền bù thiệt hại và mất mát cho các nước nghèo dễ
bị thiên tai tàn phá. Đây là đòi hỏi mà nhiều nước châu Phi và các đảo quốc thường
xuyên phải đối mặt với bão và có nguy cơ bị nhận chìm, đã liên tục được đưa ra
từ 30 năm qua. Tiến bộ này phần nào cho phép các bên tin tưởng trở lại vào các
định chế đa phương trong lĩnh vực môi trường, khi mà đã có quá nhiều những hứa
hẹn chẳng bao giờ trở thành hiện thực.
Thỏa thuận chung kết thúc hội nghị COP27 cũng đã đồng
ý giữ nhiệt độ của trái đất tăng không quá 1,5°C. Mục tiêu này đã suýt bị một số
quốc gia xuất khẩu dầu hỏa như Ả Rập Xê Út, Iran hay Nga đòi dẹp bỏ. Mọi người
thở phào nhẹ nhõm khi thấy mục tiêu này vẫn được tồn tại trong bản thông cáo
chung.
Dù vậy cũng có nhiều điểm gây thất vọng. Thí dụ như
các phái đoàn đã ra về mà không đưa ra được thêm bát kỳ một biện pháp nào trong
nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Chẳng hạn như là đề nghị ngừng sử dụng năng lượng
hóa thạch. Đây là nguồn phát khí cac-bon gây hiệu ứng nhà kính quan trọng nhất.
Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng hiện nay ảnh
hưởng đến toàn thế giới, các nước phát triển cho mở lại các nhà máy điện nhiệt
điện sử dụng than đá và đang chạy nước rút để tìm các nguồn cung cấp khí khí đốt,
các bên không thể làm gì được hơn.
Trong hai tuần qua, đã có ít nhất 9 hợp đồng khí đốt
đã được ký kết, chủ yếu là với các nguồn cung cấp ở châu Phi. Nhân hội nghị COP
lần này, xã hội dân sự đã chỉ trích áp lực của các lobbies trong ngành dầu khí.
Đêm qua, Simon Steel tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đặc trách về vấn đề chống biến
đổi khí hậu đã một lần nữa kêu gọi ngừng sử dụng năng lượng hóa thạch ».
.
===================================================
.
COP27
bế mạc với thỏa thuận lập quỹ giúp các nước bị tác động bởi biến đổi khí hậu
RFA
2022.11.21
Hội Nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung
Liên hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu, gọi tắt COP27, bế mạc vào ngày 20/11 sau
hai tuần làm việc tại Sharm el-Sheik, Ai Cập.
Hội nghị khí hậu
COP27 diễn ra tại Ai cập hôm 20/11/2022 (hình minh họa) . AFP
Một trong những quyết định quan trọng đạt được
tại COP27 là việc thành lập quỹ giúp đỡ các nước nghèo bị ảnh hưởng nặng nề do
thiên tai gây nên.
Quỹ được cho biết ban đầu dựa vào nguồn đóng
góp từ các nước phát triển, từ các nguồn công và tư khác nhau. Thông cáo chung
đưa ra khi bế mạc COP27 gợi ý các quốc gia gây tỷ lệ ô nhiễm cao nên tăng cường
đóng góp thêm vào quỹ này.
Tại phiên bế mạc, bà Lia Nicholson từ Antigua
phát biểu rằng “Quỹ ứng phó với tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu
phải trở thành chiếc phao cứu sinh vào thời điểm chúng ta cần.”
Vào năm 2009, các quốc gia phát triển và giàu
có đồng ý cung cấp mỗi năm 100 tỷ USD để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi
sang hệ thống năng lượng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên cho đến nay, việc đóng góp được nói
chưa bao giờ được thực hiện một cách đầy đủ.
No comments:
Post a Comment