Sunday, 20 November 2022

HỘI NGHỊ KHÍ HẬU COP27 : ĐẠT THỎA THUẬN VÀO GIỜ CHÓT VỚI THÀNH CÔNG NỬA VỜI (Thanh Hà / RFI)

 



COP27 đạt thỏa thuận bước ngoặt về chống biến đổi khí hậu nhưng vẫn gây thất vọng

BBC News Tiếng Việt

20 tháng 11, 2022

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cle3n91jd6eo

 

Sau 14 ngày bàn thảo, kỳ họp thượng đỉnh COP27 cuối cùng đã kết thúc với một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm tạo ra một quỹ bù đắp "tổn thất và thiệt hại" giúp các quốc gia dễ bị tổn thương đối phó với tác động của biến đổi khí hậu. 

 

Những điểm quan trọng nhất đạt được từ ​​hội nghị thượng đỉnh lần này là gì?

 

1. Thắng lợi lớn nhất về khí hậu kể từ hội nghị Paris COP 2015? 

 

Một thỏa thuận tài trợ mới đạt được có thể được coi là chiến thắng lớn nhất về khí hậu kể từ Paris 2015: Việc thành lập quỹ hỗ trợ tổn thất và thiệt hại không chỉ là vấn đề tiền bạc hay bồi thường, mà nó thực sự là về sự đoàn kết và xây dựng lại lòng tin. Việc đồng ý thành lập quỹ được ca ngợi như một "khoảnh khắc lịch sử" kể từ Thỏa thuận Paris.

 

Vẫn có nhiều điều chưa rõ ràng quanh cơ chế vận hành của quỹ này. Những tiêu chí nào sẽ kích hoạt việc được nhận chi trả từ quỹ? Tiền quỹ lấy từ đâu, và bao nhiêu sẽ là đủ để quỹ hoạt động?

 

Để dễ hình dung, hãy lấy ví dụ về khoản đóng góp của EU là 60 triệu euro trong khi các chi phí mà Pakistan phải đối diện là 30 tỷ đô la Mỹ. 

 

Bất chấp những tác động mạnh mẽ mà tình trạng nhiệt độ tăng lên sẽ gây ra cho thế giới, quỹ này ra tín hiệu cho thấy sẽ không có ai bị bỏ lại phía sau.

 

 

2. ... Hay là tổn thất lớn nhất về vấn đề thay đổi khí hậu kể từ sau Thỏa thuận Paris?

 

Với nhiều quốc gia, những giờ đàm phán cuối cùng đại diện cho sự đảo chiều mạnh mẽ trong cuộc chiến chống tình trạng nóng ấm toàn cầu. 

 

Ngôn từ xoay quanh nhiên liệu hóa thạch cho thấy nhiều bước thụt lùi lớn trong cuộc chiến chống lại tình trạng nhiệt độ tăng lên.

 

Văn bản nay chỉ nói tới việc "xả thải thấp và năng lượng tái tạo".

 

Điều này được coi như lỗ hổng lớn để người ta có thể lách luật, cho phép phát triển các nguồn gas thêm nữa, bởi gas xả thải ít hơn than.

 

3. Tinh thần kiềm chế mức tăng tối đa là 1,5 độ C thì mạnh mẽ, nhưng ngôn từ trong văn bản lại yếu ớt

 

Khả năng chúng ta vượt quá ngưỡng quan trọng này trong vòng 5 năm tới là 50-50. Nhiều khả năng thế giới sẽ trở nên nóng hơn, tăng lên trên mức này kể từ năm 2031.

 

EU và các nước phát triển khác sẵn sàng nỗ lực đến cùng để củng cố cam kết giữ cho nhiệt độ không vượt quá ngưỡng tăng thêm 1,5 độ - nhưng những nỗ lực này rốt cuộc đều trở thành vô ích. Văn bản chỉ dùng chữ giảm dần (phasing down) thay vì giảm tiến tới loại bỏ (phasing out) việc dùng toàn bộ các nhiên liệu hóa thạch 

 

Có thể cảm nhận được sự đoàn kết sâu sắc giữa các nước giàu với các đảo quốc trong việc nỗ lực giữ mức tăng nhiệt độ không quá 1,5 độ C 

 

Vấn đề này cũng trở thành sự khác biệt then chốt giữa Hoa Kỳ, EU và các nước giàu khác với Trung Quốc, quốc gia tỏ ra ít quan tâm tới vấn đề loại bỏ việc sử dụng than.

 

4. Ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch bước ra khỏi bóng tối 

 

Những người tham dự hội nghị thượng đỉnh có liên quan đến ngành dầu khí xuất hiện ở khắp nơi tại COP27.

 

Có khoảng 636 gương mặt hiện diện trong các phái đoàn quốc gia và các nhóm thương mại tham dự hội nghị, và tầm ảnh hưởng của họ đã được phản ánh rõ ràng trong nội dung cuối cùng, chính thức của tài liệu văn bản.

 

Các căn lều quảng cáo của họ trông giống như một hội chợ thương mại nhiên liệu hóa thạch.

Những đòi hỏi của Ấn Độ và các nước khác trong việc phải giảm dần mức sử dụng năng lượng hóa thạch đã không thành công, bất chấp sự ủng hộ mạnh mẽ từ EU và nhiều nước khác, gồm cả các nước giàu lẫn nước nghèo.

 

Nhiều quốc gia châu Phi còn thiết cốt muốn dùng COP để quảng bá cho các sáng kiến mới về dầu, khí của nước mình.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/4a12/live/03ce8180-68e8-11ed-94b2-efbc7109d3dd.jpg.webp

Tổng thống đắc cử của Brazil (giữa), tại hội nghị hôm thứ Năm

 

5. Dân chủ thực sự đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề khí hậu

 

Gương mặt được lòng tại COP, không nghi ngờ gì, chính là tổng thống đắc cử của Brazil Luiz Ignacio Lula Da Silva, người đã khiến cho hội nghị giật mình với lời hứa không phá rừng vào năm 2030.

 

Hơn cả những lời cam kết đối với rừng Amazon, ông Lula đã khôi phục được niềm tin của mọi người vào sức mạnh của hòm phiếu trong việc giải quyết vấn đề khí hậu.

 

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng vậy. Việc đảng Dân chủ của ông nắm được quyền kiểm soát Thượng viện nhiều khả năng sẽ đảm bảo cho việc Đạo luật Giảm Lạm phát của ông sẽ không bị lật lại hoặc bị bỏ lơ - theo đó đặt mục tiêu cắt giảm carbon của Hoa Kỳ vào năm 2030 trong tầm với.

 

Sự khẳng định rằng sức mạnh của dân chủ là vũ khí hiệu quả trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng được thể hiện qua những hành động của nước chủ nhà.

 

Với việc đảm bảo an ninh và theo dõi giám sát diễn ra mọi nơi, kỳ họp diễn ra trong bầu không khí có thể là sự không khoan nhượng hầu như không được kiềm chế.

 

Cùng với những vấn đề đang diễn ra về nhân quyền, nước chủ nhà Ai Cập không mấy để tâm đến những nhu cầu hoạt động căn bản cho một cuộc hội nghị như đồ ăn, thức uống và dịch vụ wifi tử tế.

.

================================================

.

Hội nghị khí hậu COP27 : Đạt thỏa thuận vào giờ chót với thành công nửa vời

Thanh Hà  - RFI

Đăng ngày: 20/11/2022 - 11:55

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20221120-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu-c.....BB%ADa-v%E1%BB%9Di

 

Sáng sớm ngày 20/11/2022, hội nghị khí hậu COP27 tại Ai Cập đã đưa ra được bản thông cáo chung với hai điểm nổi bật : Duy trì mục tiêu giữ nhiệt độ của trái đất tăng tối đa 1,5°C đến cuối thế kỷ 21 và quốc tế đồng ý lập quỹ đền bù thiệt hại cho các quốc gia là nạn nhân của hiện tượng trái đất bị hâm nóng.

 

https://s.rfi.fr/media/display/ac00540e-68c1-11ed-bb56-005056a97e36/w:1024/p:16x9/AP22324151943722-1.webp

Chủ tịch đoàn phiên họp toàn thể Hội nghị Quốc tế về Khi hậu COP27 ngày 20/11/2022, Sharm el-Sheikh, Ai Cập; AP - Peter Dejong

 

Đức, Pháp và Liên Âu xem việc COP27 đạt được đồng thuận về việc đền bù những « thiệt hại và mất mát » cho các quốc gia phải hứng chịu thiên tai là một tiến bộ về mặt « công bằng » giữa các nước gây ô nhiễm môi trường và những khu vực phải hứng chịu những hậu quả đó. Song cũng có nhiều thất vọng. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói đến một thỏa thuận « thiếu tham vọng » vì các bên không « triệt để quyết tâm giảm khí thải carbon ». Bản tuyên bố chung cũng đã không xem việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng hóa thạch là một mục tiêu cần đạt được.

 

Đặc phái viên của RFI Jeanne Richard từ trung tâm hội nghị Charm El Cheikh, Ai Cập tường thuật : 

 

« Những khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm đàm phán cuối cùng. Rốt cuộc thì các bên cũng đạt được đồng thuận. Các cuộc thương thuyết trong suốt hai tuần lễ vừa qua đã rất gay go. Đôi khi mọi người cũng đã to tiếng với nhau, nhưng cuối cùng thì cũng đã có những tiến bộ đáng kể.

 

Trước hết và đây là một tiến bộ lớn, là các nước phương Tây đồng ý lập quỹ để đền bù thiệt hại và mất mát cho các nước nghèo dễ bị thiên tai tàn phá. Đây là đòi hỏi mà nhiều nước châu Phi và các đảo quốc thường xuyên phải đối mặt với bão và có nguy cơ bị nhận chìm, đã liên tục được đưa ra từ 30 năm qua. Tiến bộ này phần nào cho phép các bên tin tưởng trở lại vào các định chế đa phương trong lĩnh vực môi trường, khi mà đã có quá nhiều những hứa hẹn chẳng bao giờ trở thành hiện thực.

 

Thỏa thuận chung kết thúc hội nghị COP27 cũng đã đồng ý giữ nhiệt độ của trái đất tăng không quá 1,5°C. Mục tiêu này đã suýt bị một số quốc gia xuất khẩu dầu hỏa như Ả Rập Xê Út, Iran hay Nga đòi dẹp bỏ. Mọi người thở phào nhẹ nhõm khi thấy mục tiêu này vẫn được tồn tại trong bản thông cáo chung.

 

Dù vậy cũng có nhiều điểm gây thất vọng. Thí dụ như các phái đoàn đã ra về mà không đưa ra được thêm bát kỳ một biện pháp nào trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Chẳng hạn như là đề nghị ngừng sử dụng năng lượng hóa thạch. Đây là nguồn phát khí cac-bon gây hiệu ứng nhà kính quan trọng nhất.

 

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng hiện nay ảnh hưởng đến toàn thế giới, các nước phát triển cho mở lại các nhà máy điện nhiệt điện sử dụng than đá và đang chạy nước rút để tìm các nguồn cung cấp khí khí đốt, các bên không thể làm gì được hơn.

 

Trong hai tuần qua, đã có ít nhất 9 hợp đồng khí đốt đã được ký kết, chủ yếu là với các nguồn cung cấp ở châu Phi. Nhân hội nghị COP lần này, xã hội dân sự đã chỉ trích áp lực của các lobbies trong ngành dầu khí. Đêm qua, Simon Steel tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đặc trách về vấn đề chống biến đổi khí hậu đã một lần nữa kêu gọi ngừng sử dụng năng lượng hóa thạch ».

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats