Gia
đình đề nghị nhà nước thả ông Trần Huỳnh Duy Thức theo luật mới
22/11/2022
Gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức, một trong những
tù nhân chính trị nổi tiếng nhất Việt Nam, đang đấu tranh để nhà nước Việt Nam
trả tự do cho ông theo đúng như tinh thần của Bộ luật Hình sự 2015, được Quốc hội
Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2017.
https://gdb.voanews.com/E6A8CB5A-9897-430E-8513-84AA11B910B9_w1023_r1_s.jpg
Ông Trần Huỳnh Duy
Thức là một trong những tù nhân chính trị bị kết án tù lâu nhất ở Việt Nam
Ông Thức bị
kết án 16 năm tù về tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ hồi năm 2010 trong
một vụ án chính trị thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong nước và quốc
tế vào lúc đó.
Nếu tính cả thời gian tạm giam, đến nay ông Thức đã ngồi tù được 13 năm 6 tháng
trong khi các bị cáo khác được đưa ra xét xử với ông trong cùng vụ án như Lê
Thăng Long, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung đều đã được trả tự do từ lâu.
‘Chuẩn bị phạm tội’
Ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ ông Trần Huỳnh Duy Thức, mới đây gửi đến Chủ
tịch nước Nguyễn Xuân Phúc một lá đơn đề nghị xem xét miễn hình phạt tù còn lại
đối với ông Thức. Lá đơn này cũng được đăng lên mạng xã hội những ngày qua.
Bộ Luật hình sự đã được sửa đổi vào năm 2015 và 2017, tức là có hiệu lực sau
khi ông Thức đã bị kết án, có điều khoản quy định rằng người ‘chuẩn bị phạm tội
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân không thuộc diện chịu trách nhiệm
hình sự’. Lá đơn của ông Huỳnh kêu gọi áp dụng điều khoản đó đối với ông Thức
và trả tự do cho ông ngay.
Lập luận trong đơn cho rằng ông Trần Huỳnh Duy Thức ‘bị kết án bởi hành vi chuẩn
bị phạm tội’ theo Bộ Luật Hình sự năm 1999 nên ‘có quyền được áp dụng quy định
có lợi của Bộ luật hình sự 2015’.
Một đoạn trong đơn của ông Huỳnh viết: “Do đó, tôi đề nghị Chủ tịch nước với
quyền hạn và trách nhiệm bảo vệ quyền con người, quyền công dân được pháp luật
trao cho, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định miễn chấp hành phần
hình phạt còn lại cho Trần Huỳnh Duy Thức, bao gồm 02 năm 06 tháng tù giam và
05 năm quản chế”.
Đây là lá đơn yêu cầu
chính quyền Việt Nam làm theo đúng luật mà họ đề ra chứ không phải đơn xin
khoan hồng cho ông Thức, theo quan điểm từ phía gia đình. Trong đơn, ông
Huỳnh ghi rõ ‘con tôi luôn tự hào về những việc mình đã làm để đóng góp xây dựng
cho sự phát triển của đất nước cho dù do những việc đó mà con tôi đã bị kết án
một cách sai trái’.
“Do đó con tôi không nhận tội. Con tôi luôn khẳng định sẽ kiên trì sử dụng pháp
luật để đòi công lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”, lá đơn viết.
‘Phải thượng tôn pháp luật’
Ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Thức, đã xác nhận với VOA rằng cha
ông có gửi đi một lá đơn như vậy vào ngày 4/11 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được
câu trả lời.
“Đây không phải là lần đầu ba tôi và tôi lên tiếng”, ông Tân nói với VOA và cho
biết bản thân anh trai ông từ trong nhà tù cũng đã gửi một lá đơn với lập luận
tương tự cho Tòa án Nhân dân tối cao hồi năm 2018.
“Ròng rã từ đó đến nay mà họ không trả lời anh Thức”, ông Tân cho biết. “Ảnh
cũng có gửi đến đến Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước nhưng bị người trong
trại giam chặn lại”.
Ngoài lá đơn gửi chủ tịch nước, ông Tân nói gia đình ông cũng gửi đến Thủ tướng,
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, Ủy ban Tư pháp Quốc hội
nhưng ‘tất cả đều im lặng, không trả lời’.
“Gia đình tôi sẽ kiên trì đòi hỏi, sẽ lên tiếng trên mạng xã hội, sẽ liên tục đấu
tranh cho đến khi nào họ đáp ứng yêu cầu của chúng tôi”, ông Tân nói.
Ông cho biết gia đình ông đã tham khảo với luật sư và được phân tích rằng ông
Thức rơi vào trường hợp ‘chuẩn bị lật đổ chính quyền nhân dân’ như trong quy định
của Bộ luật Hình sự 2015 với mức án tối đa là 5 năm tù.
“Như vậy họ phải trả tự do cho anh Thức ngay vì ảnh đã bị ở tù đến 13 năm 6
tháng rồi”, ông Tân khẳng định.
“Chính phủ Việt Nam, Tòa án Nhân dân Tối cao cố tình lờ đi thông tin này. Họ
cũng không có căn cứ nào để bác yêu cầu đó của Thức và gia đình nên họ không trả
lời”, ông nói.
Theo lời ông Tân, anh
trai ông ‘luôn muốn chính quyền phải thực hiện đúng phát luật’. “Luật đã có mà
không làm thì còn gì là thượng tôn pháp luật nữa”, ông lập luận.
Ông cũng cho biết lần gia đình vào thăm nuôi ông Thức gần nhất là hôm 11/11.
Khi đó, sức khỏe ông Thức ‘tạm ổn’ và ‘chỉ bị đường huyết cao’.
Ông nói trước đây ông Thức có tuyệt thực đến hơn 100 ngày để phản đối trại giam
nhưng ‘giờ đã ngưng và cố gắng giữ gìn sức khỏe’.
“Anh Thức có nói anh sẽ giữ gìn sức khỏe để tiếp tục đấu tranh đòi được trả tự
do theo đúng pháp luật Việt Nam”, ông Tân thuật lại lời người anh trai.
Còn về tinh thần, ông Tân nói ông Thức ‘vẫn minh mẫn và kiên định’ và vẫn thường
viết thư về cho gia đình ‘phân tích về thời cuộc, về cơ hội dân chủ cho Việt
Nam trong hoàn cảnh hiện nay’.
“Anh Thức có niềm tin mãnh liệt rằng Việt Nam sẽ thay đổi theo cách tốt nhất là
thượng tôn pháp luật, tôn trọng dân chủ và nhân quyền để đất nước phát triển mạnh
mẽ”, ông nói.
Về lý do tại sao ông Thức không nhận tội để được tha trước thời hạn như những
người đồng chí của ông trong cùng vụ án, ông Tân nói ‘ảnh đã lựa chọn con đường
đấu tranh của ảnh và kiên định với quyết định của mình’.
No comments:
Post a Comment