170
nhà sản xuất vũ khí tham gia triển lãm quốc phòng lớn nhất tại Việt Nam
25/11/2022
Việt Nam sẽ tổ chức triển lãm quốc phòng quốc tế
vào tháng 12 với sự tham gia của các nhà cung cấp vũ khí hàng đầu từ Mỹ, Nga,
trong số gần 170 công ty đến từ 30 quốc gia, quan chức Bộ quốc phòng Việt Nam
cho biết, nhưng đồng thời nói thêm rằng Việt Nam “không lệ thuộc vào một quốc
gia nào” để trang bị vũ khí.
https://gdb.voanews.com/03370000-0aff-0242-0020-08daceee7ab1_w1023_r1_s.jpg
Thiếu tướng Nguyễn
Việt Hùng phát biểu tại cuộc họp báo ngày 24/11/2022. Photo QDND.
Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Phó chính ủy Tổng
cục Công nghiệp quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam nói tại cuộc báo hôm
24/11 rằng cuộc triển lãm có quy mô lớn lần đầu tiên do Bộ Quốc phòng tổ chức sẽ
diễn ra từ ngày 8 đến 10/12 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội.
Truyền thông nhà nước cho biết “Triển Lãm Quốc
Phòng Quốc Tế Việt Nam 2022” đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý tổ chức
và đích thân ông sẽ đến phát biểu khai mạc.
Trang Quốc phòng Thủ đô dẫn lời ông Hùng cho
biết tính đến nay đã có 45 đoàn chính thức đăng ký sang thăm Việt Nam và dự Triển
lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022; 170 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài
nước đến từ 30 quốc gia trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ đăng ký
có gian hàng trưng bày tại triển lãm này với các phương tiện chiến đấu, giải
pháp công nghệ, vũ khí, trang bị sử dụng cho lực lượng hải quân, lục quân,
phòng không-không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần,
kỹ thuật.
“Tìm hiểu xu hướng phát triển của vũ khí,
trang bị kỹ thuật trên thế giới để đề xuất, lựa chọn mua sắm, sản xuất, cải tiến
vũ khí trang bị cho quân đội và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm của công
nghiệp quốc phòng Việt Nam”, báo Dân Trí dẫn lời ông Hùng nêu mục đích của triển
lãm.
Trang Quân đội Nhân dân của Bộ Quốc phòng Việt
Nam cho biết rằng triển lãm này cũng góp phần tăng cường hợp tác quốc tế về
công nghiệp quốc phòng, đa dạng hóa các kênh hợp tác mua sắm, tiếp nhận, chuyển
giao công nghệ để sản xuất trang bị kỹ thuật, trang bị hậu cần đáp ứng yêu cầu
của các lực lượng vũ trang.
Theo trang Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt
Nam, một trong những đơn vị tổ chức cuộc triển lãm, các nhà sản xuất có tên tuổi
của Mỹ đăng ký tham dự triển lãm là Lockheed Martin, Aerovironment, Colt’s
Manufacturing LLC…, trong khi phía Nga có doanh nghiệp như JSC Rosoboronexport
(thuộc Tập đoàn nhà nước Rostec), United Aircraft Corporation (UAC),
Technodinamika JSC.
Theo Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019, Việt
Nam xác định ngân sách quốc phòng trên cơ sở tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội
để đáp ứng yêu cầu tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ tổ quốc, và dành
khoảng từ 2,2%-2,8% GDP cho ngân sách này trong các năm qua.
Hồi tháng 5/2022, một báo cáo của GlobalData
cho biết chi phí mua sắm quốc phòng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng theo cấp số
nhân và dự báo đạt độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức kỷ lục 8,5% giai đoạn
2023-2027, đạt 8,5 tỷ đôla vào năm 2027.
Báo cáo của GlobalData cho biết Việt Nam tăng
chi tiêu quân sự từ 4,9 tỷ đôla năm 2018 lên 5,8 tỷ đôla năm 2022, để bảo vệ
lãnh thổ và lợi ích quốc gia trên Biển Đông cùng với nhu cầu hiện đại hóa lực
lượng hải quân và không quân, và dự báo sẽ tập trung vào mua sắm các vũ khí như
mua máy bay chiến đấu và máy bay đa năng, xe bọc thép, tàu hải quân, tàu tuần
tra, máy bay tuần tra biển và thiết bị giám sát.
Dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế
Stockholm (SIPRI) cho thấy Việt Nam trong thập kỷ qua đã tăng mạnh chi tiêu quốc
phòng và hiện đại hóa các thiết bị quân sự giữa bối cảnh Trung Quốc tăng cường
sức mạnh trong khu vực.
Việt Nam cũng là quốc gia Đông Nam Á mua nhiều
vũ khí nhất từ Nga. Theo dữ liệu của SIPRI, trong vòng 20 năm qua, hơn 61% lượng
xuất khẩu quốc phòng của Nga sang Đông Nam Á được đưa tới Việt Nam và Hà Nội là
nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 5 toàn cầu của Moscow.
Theo dữ liệu của SIPRI, vũ khí của Nga chiếm
90% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2014, nhưng con số
này giảm xuống 68,4% trong giai đoạn từ 2015-2021. Ngoài Nga, những nhà cung cấp
vũ khí cho Việt Nam trong những năm gần đây gồm Isreal, Belarus, Hàn Quốc, Mỹ
và Hà Lan.
Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng cho biết Việt Nam
“không lệ thuộc vào một quốc gia hoặc một khu vực nào để mua sắm vật tư, trang
bị vũ khí mà đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ công nghiệp quốc phòng”,
theo báo Thanh Niên. Ông cho biết thêm rằng do tác động của dịch COVID-19, xung
đột Nga-Ukraine, việc cung ứng vật tư, sản xuất ngành công nghiệp quốc phòng của
Việt Nam “chịu nhiều ảnh hưởng”.
VIDEO :
170 nhà sản
xuất vũ khí tham gia triển lãm quốc phòng lớn nhất tại Việt Nam | VOA Tiếng Việt
-------------------------------------
TIN LIÊN QUAN
Bộ
trưởng Công an Việt Nam, thư ký Hội đồng An ninh Nga thảo luận về Ukraine
Ấn
Độ, Việt Nam đối thoại an ninh, tăng cường hợp tác an ninh biển
No comments:
Post a Comment