Tuesday 15 November 2022

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI BÀN CHUYỆN XỔ SỐ XE GÂY CƯỜI (RFA)

 



Đại biểu Quốc hội bàn chuyện số xe gây cười!

RFA
2022.11.14

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/delegates-of-the-national-assembly-discussed-funny-car-licence-plate-11142022122241.html

 

Một số đại biểu Quốc hội Việt Nam trong các kỳ họp đều đem đến những tràng cười cho dân chúng, bởi những đề xuất hay những câu hỏi bị cho ngớ ngẩn, thậm chí lăng nhăng. Nguyên nhân vì đâu?

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/delegates-of-the-national-assembly-discussed-funny-car-licence-plate-11142022122241.html/@@images/42c91989-86ac-45ec-b5e2-7a050db0b8fc.jpeg

Áp phích cổ động bầu cử Quốc hội trên đường phố Hà Nội hôm 19/5/2021.  AFP

 

Một số đại biểu Quốc hội Việt Nam trong các kỳ họp đều đem đến những tràng cười cho dân chúng, bởi những đề xuất hay những câu hỏi bị cho ngớ ngẩn, thậm chí lăng nhăng. Nguyên nhân vì đâu?

 

Mới đây nhất là đề xuất của một số đại biểu Quốc hội rằng, không cho phát hành bảng số xe có số cuối là 49 hoặc 53 với lý do, đây là những số xấu theo quan niệm dân gian.

 

Trước đây từng có những đề xuất bị cho là ngớ ngẩn như ‘kiểm tra lại với người đã có bằng nhưng không lái xe thường xuyên’ nhằm giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông của đại biểu Nguyễn Minh Đức - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; ‘phải đóng phí chia tay 3-5 USD/người mỗi khi xuất cảnh’ của đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (TP Hà Nội); đề nghị ra luật ‘để nam giới cũng phải mặc áo dài truyền thống thay vì mặc comple’ của đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội); hay ‘xử lý người tiêu dùng cố tình mua hàng giả’ của đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) nhằm bảo vệ người tiêu dùng một cách bền vững.      

 

Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn nhận định nguyên nhân một số đại biểu Quốc hội phát ngôn bị cho là ngớ ngẩn:

 

“Ở Quốc hội ở các nước xã hội chủ nghĩa mà chúng ta vẫn thường gọi tắt là các nước cộng sản, nó chỉ là một thứ cây cảnh. Họ bày đặt ra như thế để quốc tế trông vào như là một nhà nước hoàn chỉnh, chứ thật ra bộ máy Quốc hội ở Việt Nam không có vận hành đúng như các nhà nước pháp quyền thực sự. Quốc hội là cơ quan dân cử đồng thời là cơ quan lập pháp nhưng ở Việt Nam, Quốc hội nó không như vậy. Nó là một cơ quan Đảng cử nên gần như 100% đại biểu là đảng viên Cộng sản.

Họ không hề đại diện cho nhân dân nên họ có những phát biểu gây ra đàm tiếu, phê phán, chỉ trích trong Nhân dân. Điều đó thể hiện trình độ của họ rất thấp rất kém mặc dù họ khoác trên mình những danh hiệu như giáo sư, tiến sĩ. Kỳ họp nào cũng có những chuyện nực cười như vậy.”

 

Ông Nguyễn Khắc Toàn cho hay, ông đã đề nghị nhiều lần là nếu Đảng chưa thể tiến hành mở rộng dân chủ, xây dựng hệ thống đa đảng có tam quyền phân lập, có đảng đối lập thì ít nhất phải trả lại cho người dân quyền được bầu chọn nhân sự cho Quốc hội như mô hình của các nước dân chủ văn minh. Có như vậy thì Quốc hội mới thực sự là tiếng nói của nhân dân.

 

"Quốc hội phải được nhân dân bầu lên bằng lá phiếu. Không phải là xây dựng một xã hội cộng sản thu nhỏ đủ các mọi thành phần mọi giai cấp ở Việt Nam hay như ở Trung Quốc và Liên Xô trước đâ. Một cái xã hội cộng sản thu nhỏ như thế trong một phòng họp khoảng 500 đại biểu vừa tốn tiền ngân sách của Nhà nước mà không bảo vệ được gì cho sự phát triển của xã hội, cho sự hoàn thiện dân chủ của xã hội".

 

Nhà báo Võ Văn Tạo thì cho rằng, các đề xuất ngớ ngẩn của một số đại biểu Quốc hội cho thấy trình độ tư duy cũng như năng lực của họ quá kém, cho dù họ là những đại biểu không tên tuổi hay những người có chức sắc như bộ trưởng, phó thủ tướng…thì cũng có những phát biểu bị coi là lăng nhăng như nhau.

 

Tuy vậy, ông Võ Văn Tạo nói thêm:

 

“Trong khoảng 500 đại biểu Quốc hội mà tôi theo dõi mấy chục năm nay, tôi thấy cũng có một số vị có tư duy và có những người có những câu hỏi tốt, đúng trọng tâm và được người dân ủng hộ. Tôi nghĩ, đa số người dân Việt Nam đều muốn thay đổi ở mức độ này, mức độ khác. Nhưng khổ nỗi, về đường lối, khi Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tuyên bố độc quyền lãnh đạo thì có rất nhiều hệ lụy đi theo. Thứ nhất là nhân tài. Có nhiều người rất giỏi nhưng họ không được trọng dụng bởi họ không là đảng viên; không nịnh bợ; không lo lót; không con ông cháu cha…những người đó bị vứt vào ‘sọt rác lịch sử’ của cơ quan”.

 

Quốc hội Việt Nam có quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước, theo Hiến pháp 2013. Tuy có quyền lập pháp nhưng suốt mấy chục năm qua, Việt Nam chưa có đạo luật nào mang tên các đại biểu Quốc hội. Thay vào đó, vào mỗi kỳ họp Quốc hội thì người dân lại có dịp cười nghiêng ngả với những đề xuất từ chính các đại biểu trong nghị trường. Luật pháp do Bộ Chính trị hay Chính phủ soạn thảo.

 

Có thể thấy điều đó tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sáng 16 tháng 4 năm 2018 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật”.

 

Một nhà báo từng nói với RFA rằng: “Cái đặc biệt của các nước cộng sản là Thường vụ Quốc hội có thể thay mặt Quốc hội. Khi cần thì một nhóm người có thể quyết định thay cho cả Quốc hội”.

 

Theo Hiến pháp Việt Nam, đại biểu Quốc hội là những người được nhân dân tín nhiệm bầu ra thông qua tổng tuyển cử tự do, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.

 

Đại biểu Quốc hội Việt Nam có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cơ quan và cá nhân bị chất vấn có nghĩa vụ trả lời chất vấn.

 

Những đề nghị quái đản của họ tôi không lấy làm lạ vì nó không liên quan gì đến chuyện họ có trúng cử hay không. Tất cả họ do một người nào đó, không phải người dân quyết định số phận của họ. Cho nên họ chỉ cần được lòng người kia, chứ không cần biết họ giỏi hay dốt. Vì vậy họ phát ngôn điên rồ cũng không ai lạ. - Tiến sĩ Hoàng Dũng

 

Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

 

Tuy vậy, một số đề xuất của đại biểu Quốc hội lại khiến dân “cười”.

 

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một nhà ngôn ngữ học đang giảng dạy tại Đại học Sư phạm TP.HCM, nêu nhận định của ông với RFA:

 

“Những đề nghị quái đản của họ tôi không lấy làm lạ vì nó không liên quan gì đến chuyện họ có trúng cử hay không. Tất cả họ do một người nào đó, không phải người dân quyết định số phận của họ. Cho nên họ chỉ cần được lòng người kia, chứ không cần biết họ giỏi hay dốt. Vì vậy họ phát ngôn điên rồ cũng không ai lạ.”







No comments:

Post a Comment

View My Stats