Nhân cái
luận án tiến sĩ về cầu lông công chức, sực nhớ chuyện hồi mới vào báo Phụ Nữ, Hội
LHPN TP tổ chức thi đấu cầu lông cho chị em, tui đăng ký. Hình như cũng vượt
qua mấy bận, hok nhớ, nhưng ấn tượng nhất là bảng đấu với dì Ba S. Dĩ cũng khởi
động ra sân ghê lắm, tinh thần thi đấu rất cao. Dĩ đánh cao, mạnh, vừa đánh vừa
cười rất tươi. Tôi gầy nhom, nhắm đánh hok lại nên chuyển sang lối đánh -đỡ ngắn,
thấp. Lập tức, có kết quả ngay. Dì Ba buộc phải di chuyển. Được đâu mấy quả, dĩ
la lên, con nhỏ này sao đánh thấp không zầy, mày đánh cao cho tao đỡ cái coi…
Thương quá đi, tui đánh cao, rồi lại đánh thấp, bỏ nhỏ. Kết quả, thắng luôn bà
phó chủ tịch Hội chủ quản.
Qua đó, mới
thấy, thực tế có một bộ phận công chức chỉ chuộng đánh cầu lông tầm cao, đại thể
là đánh… bản năng, đề nghị các nghiên cíu sinh lưu tâm vấn đề này. Một tỷ lệ
chưa được công bố bước đầu cho thấy, họ đa phần cao tuổi, có sở trường vươn
vai, đứng tấn; hạn chế là lưng gối, di chuyển thiếu linh hoạt. Mong các nghiên
cíu sinh đào sâu, mở rộng nghiên cíu để góp phần nâng tổng số luận án nghiên
cíu cầu lông công chức vượt 10 công trình trên phạm vi cả nước, dự phần vào sự
phát triển rực rỡ của nền khoa học nước nhà.
Trí thức
là tinh hoa của đất nước. Họ luôn xứng đáng được ngưỡng vọng, kính trọng một
cách thật lòng như chính trí tuệ, sức lao động, cống hiến thực sự, thực lực, thực
tài của họ.
Nhưng, đến
“thể loại” đề tài này, nghiên cứu sinh này, hướng dẫn đề tài này, hội đồng khoa
học từ phản biện 1, phản biện 2, các thành viên này mà thông qua thì, cũng lạ
gì so với hội đồng kít tét quân y kia. Cái huấn thị vốn dành cho nhà khoa học
“tôi không biết”, là để học hỏi, tìm tòi, khám phá để được biết. Còn ở xứ ta, với
những “thể loại” đề tài cầu lông công chức thì người nghiên cứu lẫn hội đồng
thông qua đề tài chỉ là “không biết xấu hổ”.
Thú thật,
đọc những thông tin dạng này, ban đầu thường nghĩ… tin giả nên bật cười vì óc
hài hước của bà con. Nhưng khi báo chí xác thực thì phẫn nộ (vì nó xài cái học
vị cho nấc thang địa vị, xài bằng đồng tiền ngân sách), rồi lại xót nghĩ đến những
thầy cô, bạn bè, người thân vốn là những vị thức giả, học thức chân chính. Vì
chân chính nên họ không màng thị phi quơ quào. Nhưng mình nhìn vào, thấy mỗi
ngày cái giả, cái dốt, cái xấu, cái ác nó cứ lúc nhúc, chui rúc, chen chúc đầy
khắp nào viện nào trường cho đến… ngoài đường, tội tình xiết bao cho những
“tinh hoa”, “nguyên khí” thật…
Tôi nhớ hồi
“được” vận động tham gia hội nữ trí thức, tiêu chuẩn đầu tiên là phải từ thạc
sĩ trở lên. Có đứa bị dí, cầu cứu. Tôi bày, thì nói mình chỉ cử nhân thôi, hok
đủ chuẩn. Ai dè, sau đó, hạ tiêu chí xuống cử nhân, tụi nó lại kêu cứu. Tôi
nhìn cái bao thư đựng hồ sơ đăng ký ghi gửi CN Nguyễn Thị A., lại bày, đợi tới
gần ngày ra mắt thì nói “mới nhớ, giờ trễ hạn mất rồi, hẹn sau”, các chị có
trách mắng thì bảo, tại bao thư gửi ghi là “công nhân”, tưởng sai thành phần, cứ
xàm xàm zậy mà né!
Không né
làm sao được khi nhìn quanh, không hiếm “trí thức” xuất chúng từ công trình cầu
lông công chức. Mà trộm nghĩ, là trí thức thật, chả ai tự cầm gậy của khỉ đột tề
thiên vẽ cái vòng tròn cho mình, rồi co cụm, túm tụm ở trong ấy cả!
.
No comments:
Post a Comment