Monday 23 May 2022

TỔNG THỐNG MỸ CÔNG BỐ KẾ HOẠCH CHO KHUÔN KHỔ KINH TẾ CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG (RFA)

 



Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch cho Khuôn khổ Kinh tế Châu Á Thái Bình

RFA

2022.05.23

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-unveils-asia-pacific-trade-framework-but-questions-remain-05232022081917.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-unveils-asia-pacific-trade-framework-but-questions-remain-05232022081917.html/@@images/7fdf3fca-baa6-4d6d-b066-1c658b43c7d9.jpeg

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Tokyo hôm 23/5/2022. Reuters

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 23/5 công bố kế hoạch Khuôn khổ kinh tế Châu Á Thái Bình Dương Thịnh Vượng (gọi tắt là IPEF) với 13 quốc gia tham gia, nhân chuyến thăm Nhật Bản.

 

Tổng thống Mỹ chính thức công bố kế hoạch này vào ngày thứ hai ở thăm Nhật trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, ngay trước cuộc gặp với các nước trong khối Quad (gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Australia) vào ngày 24/5.

 

13 nước tham gia IPEF gồm: Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Indonesia, New Zealand, Philippines, Singarpore, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Malaysia.

 

Khác với Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đó, IPEF không bắt các nước tham gia phải đàm phán vấn đề thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường, một vấn đề khiến nhiều người Mỹ lo ngại sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất trong nước. Thay vào đó, chương trình tìm cách kết hợp các nước qua các tiêu chuẩn chung được các bên đồng ý trong bốn lĩnh vực gồm: kinh tế kỹ thuật số, dây chuyền cung ứng, hạ tầng cơ sở cho năng lượng sạch, các biện pháp chống tham nhũng.

 

Các nước tham gia IPEF có GPD chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu. Tổng thống Biden nói rằng sẽ có thêm các nước khác sẽ tham gia khuôn khổ này.

 

Tuy nhiên ông không cho biết khi nào thì IPEF sẽ đi vào hiệu lực.

 

IPEF được coi như là đối trọng của Mỹ trước sức ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhất là sau khi Mỹ dưới thời của Tổng thống Trump đã rút khỏi TPP hồi năm 2017. Hiệp định này sau đó đổi tên thành Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực từ ngày 20/12/2018 với 11 nước thành viên.

 

Thủ tướng Nhật Bản cho biết ông hoan nghênh IPEF nhưng đồng thời cho biết có mong muốn Mỹ sẽ tham gia lại vào TPP.

 

Trung Quốc trong khi đó đã lên tiếng phản đối IPEF và gọi đây là câu lạc bộ đóng với mục đích nhằm tthu hút các nước Đông Nam Á “tách khỏi Trung Quốc”.

.

======================================================

.

.

Tổng thống Biden: Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan bằng quân sự nếu Trung Quốc tấn công

Thanh Niên Online

14:14 - 23/05/2022

https://thanhnien.vn/tong-thong-biden-my-se-bao-ve-dai-loan-bang-quan-su-neu-trung-quoc-tan-cong-post1461542.html

 

Tổng thống Joe Biden hôm nay 23.5 tuyên bố dù nhất trí chính sách Một Trung Quốc, Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan bằng quân sự nếu Trung Quốc tấn công vùng lãnh thổ này, cảnh báo Bắc Kinh đang “đùa cợt với sự nguy hiểm”, theo AFP.

 

“Đó là cam kết chúng tôi đã đưa ra”, Tổng thống Biden nhấn mạnh khi được hỏi liệu "Mỹ sẽ can thiệp bằng quân sự để chống lại ý đồ của Trung Quốc dùng vũ lực kiểm soát Đài Loan hay không".

 

“Chúng tôi đã nhất trí về chính sách một Trung Quốc… nhưng ý tưởng (Đài Loan) có thể bị kiểm soát bằng vũ lực là không phù hợp”, Tổng thống Biden phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ở Tokyo.

 

https://image.thanhnien.vn/w2048/Uploaded/2022/churovh/2022_05_23/biden-tai-nhat-3298.jpg

Tổng thống Joe Biden phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Tokyo ngày 23.5.  REUTERS

 

Theo luật, Mỹ cần cung cấp các phương tiện cho Đài Loan phòng vệ, nhưng Washington lâu nay theo chính sách “mơ hồ chiến lược” về việc liệu Mỹ có can thiệp bằng quân sự để bảo vệ Đài Loan trong trường hợp vùng lãnh thổ này bị Trung Quốc dùng vũ lực, theo Reuters.

 

Ngay sau khi Tổng thống Biden có phát ngôn như trên, một quan chức Nhà Trắng khẳng định không có thay đổi trong chính sách của Mỹ hướng tới Đài Loan. “Như Tổng thống đã nói, chính sách của chúng tôi không đổi”, vị quan chức nhấn mạnh, theo Reuters.

 

Hồi tháng 10.2021, Tổng thống Biden đã có phát ngôn tương tự về việc bảo vệ Đài Loan. Khi đó, một phát ngôn viên Nhà Trắng nhấn mạnh ông Biden không thông báo bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Mỹ liên quan Đài Loan.

 

Cũng tại cuộc họp báo trên, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh rằng Nhật và Mỹ sẽ theo dõi những "hoạt động gần đây của hải quân Trung Quốc cũng như những chuyển động liên quan các cuộc tập trận chung của Trung Quốc và Nga”.

 

Thủ tướng Kishida còn nhấn mạnh “chúng tôi cực lực phản đối những ý đồ thay đổi hiện trạng bằng vũ lực” ở biển Hoa Đông và Biển Đông, và “chúng tôi nhất trí cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề liên quan Trung Quốc như nhân quyền”.

 

Thủ tướng Kishida cho biết thêm ông đã nói với Tổng thống Biden rằng Nhật sẽ xem xét nhiều lựa chọn khác nhau để tăng khả năng phòng vệ, kể cả khả năng đáp trả, phát tín hiệu về một sự thay đổi có thể trong chính sách phòng vệ của Nhật, theo Reuters. “Một Nhật Bản mạnh, và một liên minh Mỹ-Nhật vững chắc là lực lượng tốt trong khu vực”, Tổng thống Biden nhấn mạnh.

 

Thủ tướng Kishida còn nói rằng ông đã nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Biden về việc Nhật trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, theo Reuters.

 

Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Trung Quốc đối với phát biểu trên của Tổng thống Biden và Thủ tướng Kishida.

 

VIDEO : Đài Loan tập trận chống đổ bộ trên đảo gần Trung Quốc

 

Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để tái thống nhất. Trung Quốc nhiều lần lên án và chỉ trích Mỹ vì những động thái liên quan Đài Loan.

 

-----------------------

TIN LIÊN QUAN

 

 Trung Quốc kiểm tra chiến lược ngăn Mỹ hỗ trợ Đài Loan nếu xảy ra xung đột?

Trung Quốc nói gì sau khi chiến hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan?

 Trung Quốc thách thức Mỹ về Đài Loan?





No comments:

Post a Comment

View My Stats