NỘI DUNG :
Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN lần đầu tiên được tổ chức tại Nhà Trắng
Trọng Nghia - RFI
.
Quan hệ Mỹ-ASEAN: Khối Đông Nam Á chờ đợi gì từ phía Washington ?
Trọng Nghĩa - RFI
.
===============================================
Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN lần đầu tiên được tổ chức tại Nhà Trắng
Trọng Nghia - RFI
Đăng ngày: 12/05/2022 - 13:38
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220512-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-m%E1%BB%B9-asean-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-t%E1%BA%A1i-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng
Theo lời mời của tổng thống Mỹ Joe Biden, Hoa Kỳ và khối các nước Đông Nam Á (ASEAN) họp hội nghị thượng đỉnh đặc biệt trong hai ngày, hôm nay 12/05/2022 và ngày mai. Đây là lần đầu tiên Nhà Trắng được chọn làm nơi tổ chức thượng đỉnh, một dấu hiệu nhằm cho thấy Washington vẫn đặt trọng tâm vào khu vực Thái Bình Dương, ngay cả khi phải đối phó với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina.
https://s.rfi.fr/media/display/01b41fe6-38aa-11ec-aaf4-005056bf30b7/w:1024/p:16x9/2021-10-26T131958Z_1478317763_RC2PHQ9G2E4X_RTRMADP_3_ASEAN-SUMMIT-BIDEN.webp
Ảnh tư liệu : Tổng thống Mỹ Joe Biden họp thượng đỉnh ASEAN trực tuyến từ Nhà Trắng, Washington DC, Hoa Kỳ ngày 26/10/2021. REUTERS - JONATHAN ERNST
Theo chương trình dự kiến, tổng thống Mỹ bắt đầu các cuộc hội đàm với các lãnh đạo Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ngay từ tối nay tại Nhà Trắng nhân một buổi dạ tiệc. Các cuộc tiếp xúc chính thức hơn sẽ diễn ra vào ngày mai, 13/05 tại trụ sở bộ Ngoại Giao Mỹ ở Washington.
Trong số 10 thành viên ASEAN, chỉ có lãnh đạo 8 nước đến Hoa Kỳ tham dự thượng đỉnh Mỹ ASEAN lần này, bao gồm Brunei, Cam Bốt, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Chính quyền quân sự Miến Điện không được mời, trong lúc tổng thống Philippines mãn nhiệm Rodrigo Duterte không đến được vì lý do thay đổi lãnh đạo ở Manila. Đại diện Việt Nam là thủ tướng Phạm Minh Chính.
Về ý nghĩa của Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN lần này, ông Kurt Campbell, điều phối viên phụ trách Ấn Độ-Thái Bình Dương thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết là chính quyền Mỹ luôn luôn quyết tâm thúc đẩy quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á để giải quyết các vấn đề về khí hậu, kinh tế và giáo dục.
Tại một cuộc hội thảo do Viện Hòa Bình Hoa Kỳ tổ chức hôm qua, ông Campbell thừa nhận rằng các chính quyền Mỹ trước đây đã tạo ra cảm giác kém tập trung vào vùng Đông Á hoặc Ấn Độ-Thái Bình Dương và để bị cuốn hút vào những thách thức cấp bách khác. Đối với với ông, tình trạng đó sẽ “không thể tái diễn”.
Theo hãng tin Mỹ AP, ngoài các hồ sơ hợp tác, tổng thống Mỹ Biden cũng dự kiến thảo luận với các nhà lãnh đạo ASEAN về cách giải quyết tình hình Miến Điện, cũng như về Trung Quốc và cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina.
Theo ông Campbell cho biết là chính quyền Mỹ hy vọng là các cuộc đàm phán sẽ "trực tiếp, lịch sự, nhưng đôi khi cũng có thể hơi khó chịu” vì Hoa Kỳ và các thành viên ASEAN không cùng quan điểm trên mọi vấn đề.
Một ví dụ là tổng thống Biden đã kêu gọi loại Nga khỏi hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 dự kiến vào tháng 11 tới đây, nhưng điều này đã bị thành viên ASEAN là Indonesia, nước giữ chức chủ tịch luân phiên G20 phản đối.
Tại một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các nhà lãnh đạo ASEAN vào năm ngoái, ông Biden từng cho biết Washington sẽ bắt đầu đàm phán với các quốc gia Thái Bình Dương về việc phát triển một khuôn khổ kinh tế khu vực. Theo ông Campbell, Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ được thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh năm nay, mặc dù vẫn chưa rõ kết quả cụ thể ra sao.
Tại một cuộc hội thảo khác ở Washington vào đầu tuần này, đại sứ Nhật Bản tại Washington cho biết là khuôn khổ đó có thể được khởi động trong chuyến thăm Tokyo sắp tới của tổng thống Biden.
Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt tại Washington diễn ra trước khi Biden bắt đầu vào tuần tới một chuyến thăm đến Hàn Quốc và Nhật Bản - chuyến thăm Châu Á đầu tiên của ông trên cương vị tổng thống. Theo kế hoạch, tổng thống Mỹ cũng sẽ gặp các nhà lãnh đạo nhóm Bộ Tứ QUAD bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Trong thời gian đầu của nhiệm kỳ, ông Biden đã tìm cách tập trung nhiều hơn vào Bộ Tứ và cải thiện quan hệ với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương để đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy và bị xem là đối thủ kinh tế và an ninh quốc gia đáng ngại nhất của Mỹ.
.
=============================================
Quan hệ Mỹ-ASEAN: Khối Đông Nam Á chờ đợi gì từ phía Washington ?
Trọng Nghĩa - RFI
Đăng ngày: 12/05/2022 - 14:47
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20220512-quan-h%E1%BB%87-m%E1%BB%B9-asean-kh%E1%BB%91i-%C4%91%C3%B4ng-nam-%C3%A1-ch%E1%BB%9D-%C4%91%E1%BB%A3i-g%C3%AC-t%E1%BB%AB-ph%C3%ADa-washington
Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Mỹ-ASEAN mở ra trong hai ngày kể từ hôm nay, 12/05/2022, tại Washington. Tất cả các nhà phân tích đánh giá đây là một nỗ lực của Mỹ nhằm chứng tỏ với các nước Đông Nam Á là Washington rất nghiêm túc trong quyết tâm dấn thân vào khu vực, đặc biệt vào lúc Hoa Kỳ đang phải chú ý đến cuộc chiến tại Ukraina.
https://s.rfi.fr/media/display/6fcab292-a5ba-11ec-ba72-005056a97e36/w:1024/p:16x9/ASEAN-USA.webp
Ảnh minh họa : Quốc kỳ Mỹ và biểu trưng khối ASEAN. © សហការី
Trong chiều hướng ngược lại, các nước ASEAN cũng rất cần đến sự hiện diện của Mỹ để khỏi bị Trung Quốc thâu tóm. Câu hỏi đặt ra là khối Đông Nam Á đang chờ đợi những gì từ phía Washington?
Theo các nhà quan sát, mong đợi của khối ASEAN đối với Mỹ rất nhiều, nhưng có thể tóm gọn trong hai vế an ninh và kinh tế.
Trong một bài phân tích ngày 12/05, kênh truyền thông Mỹ CNBC đã trích dẫn ông Joshua Kurlantzick, một thành viên cấp cao về Đông Nam Á tại Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại CFR của Mỹ nhận định rằng khối ASEAN muốn thấy Hoa Kỳ đưa ra được một khuôn khổ hợp tác kinh tế với với một số nhượng bộ giành cho các nước Đông Nam Á, và “một chiến lược rõ ràng hơn đối với an ninh khu vực, đặc biệt là liên quan đến Biển Đông”.
CNBC ghi nhận là chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của chính quyền Biden, được công bố vào tháng 2 vừa qua đã xác định rằng Washington sẽ tìm kiếm các cơ hội để Bộ Tứ, một tập hợp bao gồm 4 nước Ấn, Mỹ, Nhật, Úc, làm việc với các quốc gia Đông Nam Á. Thế nhưng, về phần mình ASEAN lại muốn thấy Hoa Kỳ hậu thuẫn mạnh hơn cho các sáng kiến của chính khối nước Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, còn có vấn đề khối AUKUS, bao gồm Úc, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ, một liên minh an ninh quân sự ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương được ra mắt vào tháng 9 năm ngoái. Khối ASEAN lo ngại rằng AUKUS có thể làm mờ nhạt các diễn đàn an ninh khu vực, Diễn Đàn An Ninh ASEAN ARF, hay cơ chế Thượng Đỉnh Đông Á EAS
Trả lời CNBC, Joanne Lin, chuyên gia tại Trung Tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc viên Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore, cho rằng “ASEAN có thể muốn thấy hậu thuẫn nhiều hơn từ phía Hoa Kỳ đối với các cơ chế do ASEAN lãnh đạo, thay vì đối với các nhóm nhỏ như QUAD và AUKUS”. Theo chuyên gia này, khối Đông Nam Á rất cần đến sự ủng hộ của Mỹ chẳng hạn như đối với chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của ASEAN, công bố vào năm 2019.
Một trong những điểm cốt lõi mà giới phân tích ghi nhận là Khối Đông Nam Á không muốn bị Hoa Kỳ dồn vào thế bị buộc phải chọn lựa giữa Washington và Bắc Kinh.
Chuyên gia về Đông Nam Á Brian Harding, thuộc Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Mỹ USIP, hôm 09/05 nhận định, “các nước ASEAN hết sức cảnh giác trước thực tế rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với chính họ. Bất chấp sự đa dạng của họ, các nước ASEAN đều muốn có một Hoa Kỳ hiện diện và gắn bó ở Đông Nam Á để cân bằng ảnh hưởng có thể trở thành thống trị của Trung Quốc”. Thế nhưng, theo ông Harding: Điều họ không muốn là buộc phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chờ đợi của ASEAN đối với Mỹ dĩ nhiên cũng liên quan đến lãnh vực kinh tế.
Tại thượng đỉnh Washington lần này, Hoa Kỳ có thể thảo luận với các đối tác ASEAN về Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ - Thái Bình Dương đã được tổng thống Biden loan báo trước đây, một cơ chế giúp tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên.
Hiên nay, khuôn khổ này đang được hoàn chỉnh, nhưng chuyên gia Lin tại Singapore đã thấy rằng các khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ, cũng như các chuẩn mực cao về lao động và môi trường mà Washington đòi hỏi có thể không hợp với một số nước ASEAN.”
Do vây, rất có thể là Đông Nam Á sẽ chờ đợi một số nhượng bộ từ Washington trên lãnh vực này.
---------------------------------
Tổng thống Biden đón tiếp các nhà lãnh đạo ASEAN tại Nhà Trắng
Các nhà lãnh đạo ASEAN bắt đầu họp thượng đỉnh tại điện Capitol
Với Trung Quốc là trọng tâm, Biden cam kết 150 triệu đô la với các nhà lãnh đạo ASEAN
Tổng thống Biden tưởng niệm 1 triệu người Mỹ chết vì COVID
Ngày càng nhiều người gốc Á và da màu sở hữu súng ở Mỹ
.
No comments:
Post a Comment