Wednesday, 11 May 2022

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG PHẢI LÀ QUYỀN SỞ HỮU (Trương Nhân Tuấn)

 



Quyền sử dụng đất không phải quyền sở hữu   

Trương Nhân Tuấn

11/5/2022  01:13   

https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/pfbid02Fxj6ymJcXzt1M9cjkbAv2X297r9XJ5NatCGGSCxbLWQFTK66ACqpEBkcCAiJhYhml

 

Câu dẫn trên là ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng, nhân phát biểu trong buổi bế mạc hội nghị trung ương lần thứ 5. Ông Trọng nói vậy là đúng hay sai?

 

Có người nói rằng: “Luật Đất đai hiện nay của Việt Nam là luật ăn cướp đất của dân“. Người nói câu này là ai không quan trọng. Điều quan trọng, theo tôi, câu nói này phản ảnh toàn bộ nội dung bộ luật đất đai của VN hiện nay.

 

Quyền sở hữu là một quyền (phổ cập) xưa như trái đất. Luật từ thời La Mã truyền tụng đến nay vẫn còn định nghĩa (không thay đổi) như sau:

 

Quyền sở hữu là quyền sử dụng, hưởng thụ và định đoạt tài sản một cách tự do và hoàn toàn, tuân theo các giới hạn và điều kiện thực hiện do pháp luật quy định“. (La propriété est le droit d’user, de jouir et de disposer librement et complètement d’un bien, sous réserve des limites et des conditions d’exercice fixées par la loi).

 

Quyền sở hữu bao gồm 3 thành tố: usus (quyền sử dụng), fructus (quyền hưởng thụ) và abusus (quyền định đoạt).

 

Việt Nam có khái niệm khác về 3 thành tố cấu thành quyền sở hữu: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

 

Việt Nam không có quyền hưởng thụ những thành quả sinh ra từ cái mình sở hữu (fructus) nhưng lại có cái gọi là “quyền chiếm hữu”.

 

Quyền chiếm hữu là gì và tại sao lại cần tới quyền này khi vật đó, cái đó đã là (sở hữu) của mình?

 

Người ta có thể “chiếm hữu” một vật “vô chủ”, hay vật mà chủ đã từ bỏ. Người ta có thể “thụ đắc” một vật nào đó qua các hành vi kế thừa, chuyển nhượng, mua bán…

 

Không ai có thể “chiếm hữu” một cái gì đó thuộc sở hữu của người khác. “Quyền chiếm hữu” trong định nghĩa về quyền sở hữu của VN có thể mở rộng đến mức hợp thức hóa hành vi “ăn cướp” tài sản của người khác.

 

Còn lời nói của ông tổng bí thư “quyền sử dụng đất không phải quyền sở hữu” thì sao?

 

Quyền sử dụng, theo luật Việt Nam, là một quyền thuộc quyền sở hữu. Chiếu theo luật lệ Việt Nam, nhà nước tách “quyền sử dụng” trong quyền sở hữu đất đai ra để “bán” cho “người sử dụng”.

 

Giải thích cách nào thì “quyền sử dụng” cũng là một “quyền sở hữu”. Quyền sử dụng, sau khi được thiết lập (bằng luật lệ) qua các thủ tục chuyển nhượng (mua bán, sang nhượng, trao đổi, thừa kế…). Quyền này đã trở thành quyền sở hữu.

 

Ông Trọng còn nói sai, mâu thuẫn với luật lệ Việt Nam. Luật lệ Việt Nam về quyền sở hữu có qui định về quyền định đoạt. Quyền định đoạt là một quyền mang tính độc quyền. Chỉ có sở hữu chủ mới có quyền định đoạt (chuyển nhượng, bán, trao đổi…) tài sản của mình.

 

Luật Việt Nam cho phép các hành vi mua bán, chuyển nhượng, kế thừa … quyền sử dụng (đất đai). Tức là luật Việt Nam nhìn nhận tính “độc quyền” của pháp nhân sở hữu “quyền sử dụng”.

 

Vì vậy, ông Trọng đã nói sai rồi.

 

Nhưng vấn đề là luật lệ Việt Nam về đất đai, mâu thuẫn này chồng lên mâu thuẫn kia. Giải thích sao cũng được và áp dụng sao cũng được.

 

.

16 BÌNH LUẬN  

 

Tác giả

Nhân Tuấn Trương

"quyền định đoạt" là một quyền mang tính "độc quyền". Quyền này thuộc (độc quyền) về người có quyền sở hữu. Khi mà pháp nhân có "quyền sử dụng" (một vật nào đó) được phép cầm cố, sang nhượng hay để lại cho con cháu (thừa kế).... quyền này thì "quyền sử dụng" là "quyền sở hữu".

 

Tác giả

Nhân Tuấn Trương

ngay cả câu "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" trong bộ luật đất đai cũng không chính xác về luật. "Toàn dân" không phải là "pháp nhân". Toàn dân không chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không có tư cách pháp nhân thì không thể có quyền "sở hữu".

 

Tác giả

Nhân Tuấn Trương

toàn dân không thể có quyền sở hữu thì tư cách gì nhà nước "đại diện" và quản lý sở hữu đất đai ?

 

Tác giả

Nhân Tuấn Trương

pháp nhân "nhà nước" được định nghĩa là gì ? trách nhiệm "nhà nước" trước pháp luật ra sao ? ai đó nói luật đất đai của VN đặt ra để ăn cướp đất của dân là quá chính xác.

 

Tác giả

Nhân Tuấn Trương

cách đơn giản để biết "quyền sử dụng đất đai" có phải là "quyền sở hữu" hay không thì chỉ xét về khía cạnh "quyền quyết định - abusus" trong quyền sử dụng. Khi người có quyền sử dụng đất có thể bán, cầm cố, sang nhượng, để lại cho con cái... quyền này thì quyền sử dựng là quyền sở hữu.

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats