Friday, 6 May 2022

QUỐC GIA THẤT BẠI (Trương Nhân Tuấn)

 



Quốc gia thất bại 

Nhân Tuấn Trương

5/5/2021  01:08  

https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/4223454464352990

 

VN là một "quốc gia thất bại", từ VNDCCH, VNCH cho tới CHXHCNVN. Thất bại không phải chỉ do "Khổng giáo", do thái độ “nô tài” của "kẻ sĩ", mà phần lớn là do cách "tổ chức quốc gia".

 

Tất cả các "quốc gia thất bại" trên thế giới, không ngoại lệ, đều có các điểm chung : nền pháp trị yếu kém khiến quyền lực quốc gia bị thao túng, hoặc do "đĩ chính trị" khuynh đảo, hoặc do tôn giáo, do quân đội, công an sử dụng họng súng, thần quyền để cướp đoạt quyền lực quốc gia...

 

Mục đích thành lập "Quốc gia" để làm gì ?

 

Quốc gia không đơn thuần được thành lập bởi các thành tố: lãnh thổ, dân chúng và một chính phủ. Quốc gia thành lập cũng không hẵn có mục đích trở thành "đối tượng của công pháp quốc tế".

 

Quốc gia được thành lập chỉ có mục tiêu duy nhứt là “tập hợp sức mạnh, của cải, tài nguyên, trí tuệ...” của tất cả, vì chỉ có “quốc gia” mới có khả năng và nhứt là có thẩm quyền chính đáng để làm việc này.

 

Quốc gia thành lập là để phục vụ dân chúng, sao cho mọi thành tố trong quốc gia đều có cơ hội thăng tiến như nhau, có quyền như nhau trong mưu cầu sung túc, hanh phúc; không bị ngoại bang đe dọa từ bên ngoài và bị bức hiếp do các phần tử bất hảo từ bên trong.

 

"Đĩ chính trị", tức thành phần chính trị gia sử dụng quyền hạn (được dân chúng giao phó) nhằm phục vụ cho lợi ích của ngoại bang, cho đảng phái, cho cá nhân, gia đình...

 

Trong một quốc gia pháp trị, luật lệ quốc gia là ý chí của nhân dân. Luật lệ đặt ra nhằm mục đích trước hết bảo vệ quốc gia, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích, của cải... cũng như an ninh cho từng cá nhân trong xã hội.

 

Bọn "đĩ chính trị", khi sử dụng quyền hạn do dân giao phó để phục vụ cho ngoại bang, họ đã phạm tội "phản bội quốc gia". Khi họ sử dụng quyền hạn này để phục vụ cho đảng phải, cho cá nhân, gia đình... họ đã phạm tội tham nhũng quyền lực.

 

Đảng CSVN trong một thời gian rất dài đã là những con đĩ chính trị. Họ sử dụng đất nước và xương máu, của cải của dân tộc để phụng sự cho ngoại bang, cho giáo điều chủ nghĩa. Trong một thời gian rất dài họ đã phạm tội “phản bội quốc gia”. (Vấn đề là người cộng sản không có khái niệm quốc gia).

 

Đảng CSVN đến bây giờ mục tiêu chính trị của họ vẫn là tìm mọi cách, mọi mánh khóe, để giữ quyền lực chớ không phải để phụng sự cho quốc gia, cho cộng đồng dân tộc sinh sống trên đất nước.

 

Họ không có tránh nhiệm như một chính đảng lãnh đạo quốc gia. Họ khai thác đất nước cạn kiệt. .“Rừng đã hết và biển đã chết”. Đến khi hệ quả của việc khai thác vô nguyên tắc, kiểu “vào vơ vét về”, như ĐBSCL. Tại đây người dân phải gồng mình đối phó với đủ thứ đe dọa thiên nhiên: ngập mặn, hạn hán, đất lún… Thì đảng CSVN lại hô hào chính sách “thuận thiên”. Tức gán các đe dọa ngập mặn, hạn hán, đất lún... là do “trời”. Họ chủ trương phó mặc cho trời. Rõ ràng đây là thái độ “vắt chanh bỏ vỏ”.

 

Quốc gia vì vậy đã “đào nhiệm” trong vai trò của “quốc gia”. Sự hiện hữu của quốc gia trở nên không cần thiết nữa. Quốc gia như vậy xứng đáng bị suy sụp và tự hủy diệt.

 

Về tôn giáo. Khi các vị đại diện tôn giáo tranh giành quyền lực, sử dụng ảnh hưởng tôn giáo làm tha hóa các nền tảng hoạt động dân chủ. Thần quyền soán ngôi thế quyền.

 

Một quốc gia có nền pháp trị vững chắc luôn có các bộ luật nhằm "đóng khung" ảnh hưởng của tôn giáo, không để tôn giáo khuynh đảo các sinh hoạt chính trị.

 

Thế quyền và thần quyền, nước sông không phạm tới nước giếng. Những gì của Cesar hãy trả lại cho Cesar. Những gì của Jesus thì trả lại cho Jesus.

 

Bất kỳ quốc gia nào thất bại, đều thấy có ảnh hưởng của thần giáo chi phối mọi sinh hoạt dân chủ, điển hình chế độ VNCH. Do thái là một trường hợp riêng biệt.

 

Trong một quốc gia, ngoài quân đội của quốc gia, mọi vũ trang của đảng phái, phe nhóm... sử dụng vũ lực để đe dọa, áp lực để khuynh đảo nền móng quốc gia. Tất cả đều bị xem là “phản loạn”. Các lực lượng vũ trang Bình Xuyên, Cao đài, Hòa hảo… thời ông Diệm, trước pháp luật, tất cả đều là phiến loạn.

 

Còn khi đám "cầm súng" sử dụng bạo lực để chiếm đoạt quyền hành. Quyền lực quốc gia đã bại hoại. Đệ nhị VNCH là thí dụ điển hình.

 

Nguyên tắc dân chủ là quyền lực quốc gia thuộc về toàn dân.

 

Người dân trao quyền lực này cho người đại diện thông qua các cuộc phổ thông đầu phiếu. Khi quân đội, công an… sử dụng vũ lực để cướp đoạt quyền hành, nền dân chủ đã bị chà đạp. Quyền lực trong tay quân đội trở thành “quyền lực không chính đáng”.

 

Đệ nhị VNCH cầm cự từ 1963 tới 1975 xem ra là quá “thọ”.

 

Một quốc gia có nền pháp trị vững chắc luôn có các bộ luật xác định vị trí của quân đội (và công an). Quân đội (và công an) không được quyền làm chính trị, không được nhận lãnh bất cứ một chức vụ nào trong chính phủ. Họ chỉ được quyền này khi (và chi khi) họ từ chức (hay đã về hưu) các chức vụ quân đội.

 

Khi quân đội, hay tôn giáo, một bên sử dụng vũ lực, một bên sử dụng “thần quyền”, nắm quyền lãnh đạo quốc gia, nền dân chủ đó đã "toang".

 

Trường hợp VNCH thất bại và sụp đổ, là có quá nhiều quyền tự do không điều chỉnh bởi luật. Việc hành sử các quyền tự do này không phù hợp trong tình trạng chiến tranh.

 

Các quyền "tự do báo chí", tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do biểu tình… hiển nhiên phải hạn chế. Các quốc gia thành công, Đài loan, Nam Hàn, Indonesia, Mã lai, Singapour… là nhân dân các quốc gia này đồng thuận về việc hạn chế một số quyền tự do, nếu việc sử dụng các quyền này đe dọa không chỉ an ninh, mà còn đe dọa đến sự hiện hữu của quốc gia họ.

 

VNCH đã vừa là một "quốc gia chưa hoàn tất", có đủ lý do để thất bại và sụp đổ. Vì ở đó có nền dân chủ xà bần "nhứt đĩ nhì sư tam cha tứ tướng".

 

Không phải chỉ vì Khổng giáo.

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats