NHÀ
NƯỚC CẦN GÁC LẠI NHỮNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ LUẬT !
“Đổi mới
tư duy lập pháp” là tên một hội thảo mà tôi được mời viết bài (với giá 02 triệu
đồng) và tham gia hội thảo vào ngày 19/5 tới.
Vì máu phê bình vấn đề xây dựng luật ở Việt
Nam hiện nay và sẵn nhiều ý tưởng, tôi đã nhận lời mời.
Sau khi được biết hội thảo này nằm trong khuôn
khổ của một đề tài nghiên cứu khoa học (cấp bộ) cùng tên, tôi từ chối viết bài
và từ chối tham dự.
Tôi hoàn toàn chán ghét những đề tài nghiên cứu
về luật được cấp tiền ngân sách nhà nước ở cấp nọ, cấp kia, kể cả cấp nhà nước
vì sự vô bổ của chúng.
Đề tài cấp nhà nước KX 04-05 mang tên “Xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN
của dân, do dân, vì dân” do TS. Vũ Đức Khiển (Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc
hội) làm chủ nhiệm từ năm 2002- 2004 nằm trong chương trình quốc gia (bao gồm một
chùm đề tài cấp nhà nước) về xây dựng nhà nước pháp quyền lúc đó bảo vệ được xuất
sắc, mà trong đó tôi làm chủ nhiệm đề tài nhánh “Định hướng xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đáp ứng việc xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN”.
Thế nhưng chưa bao giờ tôi thấy đề tài này được
triển khai.
Hiện
nay dường như Việt Nam ta lại đang có một chương trình hết sức “đồ sộ” nghiên cứu
về Nhà nước pháp quyền, trong khi đây là một vấn đề mà thế giới đã có nhận thức
quá ổn định rồi, hầu như không còn những nghiên cứu nền tảng nữa, mà chỉ còn
nghiên cứu triển khai trong một vài phạm vi rất nhỏ.
Trong các lĩnh vực khác thì tôi không biết, chứ
trong lĩnh vực luật học thì tôi biết rằng thật là khó minh chứng một đề tài
nghiên cứu dù ở cấp nào đi chăng nữa được triển khai theo đúng nghĩa của nó và
có tác dụng thực tế.
Người ta có thể biện minh rằng các kết quả
nghiên cứu được thấm dần vào sinh hoạt pháp lý của Nhà nước rồi.
Vậy: Tại sao luật
làm ra càng ngày càng kém, càng nhiều sai sót? Tại sao hoạt động thực tiễn pháp
lý không làm ổn định được đời sống xã hội, mà càng ngày sự phàn nàn của người
dân càng nhiều? Tại sao số lượng cán bộ, công chức nhà nước thoái hóa biến chất
ngày càng lớn? và Tại sao bộ máy nhà nước mãi vẫn chưa ổn định?...
Nếu các đề tài nghiên cứu về luật đã được triển
khai mà vẫn gia tăng các tình trạng nói trên ở nước ta, thì chỉ còn lại một kết
luận là: các đề tài nghiên cứu đó có các kết luận sai trái mà cần phải thu hồi
lại tiền ngân sách khổng lồ mà Nhà nước đã chi cho nghiên cứu.
Tôi hiểu: Không có những đề tài nghiên cứu như
vậy thì liệu công chức, nghiên cứu viên, giảng viên… lấy gì để kiếm thêm và lấy
gì làm động lực để đọc thêm sách, trong khi đồng lương quá ít ỏi, mà con nhà
mình không lẽ lại phải thua con thằng cha có chức (đầu đất) cùng cơ quan hay
bên hàng xóm hay trong họ đang du học nước ngoài…?
Vì vậy tôi không thể tham gia một cái hội thảo
nào trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu để giúp sức cho sự chi tiêu ngân sách
nhà nước như vậy nữa. Tự tôi cũng xin trả lại một đề tài nghiên cứu hiện tôi
đang làm chủ nhiệm dù đã có thể tới giai đoạn nghiệm thu và xin hoàn trả lại
chi phí cho Nhà nước phần đã nhận. Tôi chỉ đi dự những hội thảo đóng góp trực
tiếp nếu được mời.
Nhiều người
thắc mắc tại sao ai đó được lựa chọn để được giao đề tài nghiên cứu và tại sao
họ lại nghiệm thu được.
Ông “TS” Nguyễn Đức Kiên (thời còn làm Phó chủ
nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội) bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
do ông ấy làm chủ nhiệm đề tài và bị tôi bỏ phiếu “trượt”.
Ông ấy chữa ngượng, nên cho biết là ông Uông
Chu Lưu (Phó Chủ tịch Quốc hội) phân bổ đề tài và chỉ đạo các lãnh đạo ủy ban
phải làm chủ nhiệm đề tài. Do đó, ông Nguyễn Đức Kiên phải nhận đề tài để cho
anh chị em giúp việc của Ủy ban nghiên cứu. Trong khi đề tài nghiên cứu về pháp luật hợp đồng thương
mại, nhưng chuyên môn của Nguyễn Đức Kiên thì lại là kỹ sư giao thông hay “TS”
kinh tế gì đó.
Vậy “lỗ hổng”
trong việc nhận thức về ý nghĩa, vai trò của đề tài nghiên cứu khoa học, và
"lỗ hổng" trong việc giao và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học
ở chỗ nào (qua sự việc này) thì mọi người chắc đã hiểu?
Nếu chúng ta tổ chức nghiệm thu cộng đồng được
đối với các đề tài nghiên cứu luật học mà có chi tiêu ngân sách Nhà nước thì sẽ
giải quyết được phần nào tệ nạn này.
Tuy nhiên trước hết chúng ta phải có sự phân
loại đề tài nghiên cứu luật thành đề tài thực tập nghiên cứu (hỗ trợ phát triển
năng lực) và đề tài nghiên cứu. Nếu đề tài thực tập nghiên cứu mà có kết quả thật
sự tốt sẽ được ứng xử như đề tài nghiên cứu.
Tôi tin rằng đề tài thực tập nghiên cứu của
các TS mới sẽ luôn có kết quả tốt hơn kết quả của những đề tài nghiên cứu do
các GS luật học làm chủ nhiệm!
.
No comments:
Post a Comment