Người lớn tuổi không dễ bị
‘lừa’ bởi tin giả
Người Việt
May 8,
2022
https://www.nguoi-viet.com/doi-song/nguoi-lon-tuoi-khong-de-bi-lua-boi-tin-gia/
GAINSVILLE,
Florida (NV) — Một nghiên cứu mới cho thấy người lớn tuổi không dễ “bị mắc
bẫy” bởi tin tức giả mạo hơn là những người trẻ, ngoại trừ nhóm người trên 70
tuổi, theo UPI.
Các nhà
nghiên cứu cho hay việc bị lừa bởi tin giả có thể gây ra hậu quả khôn lường về
thể chất, tình cảm và tài chính, đặc biệt là đối với người lớn tuổi. Họ thường
sở hữu các khoản tiền tiết kiệm hoặc có nhiều nguy cơ về sức khỏe.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/05/TS-ReadingNewspaper02-050822-1068x816.jpg
Người
lớn tuổi không dễ bị mắc bẫy tin tức giả tạo. (Hình minh họa: Matt Cardy/Getty
Images)
Bà Didem
Pehlivanoglu, nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ về tâm lý học tại Đại Học Florida
(Gainesville), chia sẻ:
“Chúng tôi muốn xem xét liệu có sự chênh lệch
tuổi tác trong việc xác định độ xác thực của tin tức hay không. Chúng tôi muốn
tìm hiểu vấn đề này bởi vì khi già đi, hầu hết mọi người đều suy giảm khả năng
nhận thức.”
Nghiên cứu
được thực hiện từ Tháng Năm đến Tháng Mười năm 2020 và vừa được công bố hồi tuần
này trên Journal of Experimental Psychology: Applied. Những người tham gia là
nhóm người từ 61-87 tuổi và một nhóm sinh viên đại học.
Họ được
yêu cầu đọc và đánh giá 12 bài báo xoay quanh chủ đề về COVID-19 cũng như những
chủ đề khác. Chỉ một số bài viết là thật.
Kết quả
cho thấy người lớn tuổi có khả năng phát giác tin giả tương tự nhau. Cả hai
nhóm đều ít xác định được bản tin sai lệch về COVID-19 hơn là tin không liên
quan đến đại dịch. Các nhà nghiên cứu nhận định điều này có thể là do họ chưa
quen thuộc với các tin liên quan đến COVID-19 trong thời kỳ đầu của đại dịch.
“Mọi người
thường có quan niệm rằng người lớn tuổi sẽ hoạt động kém hơn so với những người
trẻ tuổi nhưng không phải vậy,” ông Brian Cahill, đồng tác giả nghiên cứu, đồng
thời là giáo sư tâm lý học tại Đại Học Florida, cho hay.
Nghiên cứu
phát hiện ra người trên 70 tuổi ít có khả năng nhận diện tin giả về COVID-19 hoặc
các chủ đề khác. Tuy nhiên, nguyên nhân có thể là do họ không xem kỹ thông tin
hoặc không chú ý đến chi tiết, các tác giả nghiên cứu nói thêm. (V.Giang)
No comments:
Post a Comment