Nga xâm lược Ukraine: Diễn
ngôn mà Phương Tây không muốn nghe đến
Frank
Gardner
Phóng viên An ninh
1 tháng 5 2022, 11:58 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/world-61288980
Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Bắc Kinh để gặp Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông 2022
"Ukraine và các đồng minh, bao gồm London,
đang đe dọa nước Nga trong 1.000 năm qua, đưa Nato đến biên giới chúng ta, phá
hủy tương lai của chúng ta - họ đã bắt nạt chúng ta trong nhiều, nhiều năm
qua."
Đây là những gì mà Yevgeny Popov, một
thành viên trong Duma quốc gia, tức Hạ viện Nga và là một người dẫn chương
trình truyền hình có tầm ảnh hưởng tại Nga nói với chương trình podcast
Ukrainecast của BBC hôm 19/04. "Dĩ nhiên những gì Nato lên kế hoạch cho
Ukraine là mối đe dọa trực tiếp đến người dân Nga."
Quan điểm của ông ấy vừa gây ngạc nhiên và
cũng khai sáng đối với cách tường thuật rất khác do Điện Kremlin công bố, so sánh
với cách được nhìn nhận tại Phương Tây.
Đối với Châu Âu và Phương Tây thì những tuyên
bố này hầu như không thể hiểu được, thậm chí lên đến mức phớt lờ một cách trắng
trợn những bằng chứng đã được soạn thảo kỹ lưỡng. Cho đến nay đây chỉ là một
trong những điều mà không chỉ giới ủng hộ Kremlin tại Nga mà còn một số bộ phận
khác trên thế giới tin tưởng.
Sau khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine vào
ngày 24/02, thì Liên Hiệp Quốc đã tổ chức bỏ phiếu khẩn cấp một tuần sau đó -
143 quốc gia trong tổng số 193 thành viên bỏ phiếu lên án Nga. Thế nhưng chỉ có
một số quốc gia chọn bỏ phiếu trắng, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi. Sẽ
là hoang tưởng nếu giới lãnh đạo Phương Tây tin rằng toàn bộ thế giới cùng chia
sẻ quan điểm của Nato rằng nước Nga hoàn toàn có tội trong việc gây ra cuộc chiến
tranh thảm khốc - bởi vì thế giới không phải như vậy.
Thế thì tại sao nhiều quốc gia lại không thể
có quyết định gì liên quan đến cuộc xâm lược của Nga?
Có nhiều lý do, từ lợi ích kinh tế hay quân sự
trực tiếp, cho đến những cáo buộc về đạo đức giả của Phương Tây cho đến quá khứ
đô hộ của Châu Âu. Không thể phù hợp với tất cả mọi người. Mỗi quốc gia có những
lý do đặc biệt của riêng mình trong việc không muốn công khai lên án Nga hoặc
cô lập Tổng thống Putin.
'Không giới hạn'
trong sự hợp tác
Hãy bắt đầu với Trung Quốc, quốc gia có đông
dân số nhất thế giới với hơn 1,4 tỷ người. Hầu hết người dân đều xem tin tức về
Ukraine qua truyền thông do nhà nước kiểm soát cũng giống như đa phần người dân
tại Nga. Trung Quốc đã có một vị khách mời cấp cao tham dự lễ khai mạc Thế vận
hội Mùa đông không lâu trước khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/02 - đó là Tổng
thống Nga Putin. Thông cáo từ Trung Quốc phát đi sau buổi gặp gỡ cấp cao đó là
"không có giới hạn nào trong sự hợp tác của hai quốc gia". Vì
vậy có phải Putin đã bí mật thông báo với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng
ông ta sắp tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine?
Hoàn toàn không, Trung Quốc nói, nhưng thật
khó để tưởng tượng rằng đã không có điều gì thậm chí một dấu hiệu về điều gì sắp
xảy đến mà Nga dành cho người láng giềng quan trọng như thế này.
Trung Quốc và Nga có thể một ngày nào đó sẽ trở
thành những đối thủ chiến lược, thế nhưng ngày nay thì hai quốc gia này là đối
tác, cùng chia sẻ chung một sự khinh thường, gần tới mức căm ghét dành cho
Nato, Phương Tây và các giá trị dân chủ. Trung Quốc đã xung đột với Mỹ liên
quan đến việc mở rộng quân sự tại Biển Đông. Bắc Kinh cũng chạm trán với các
chính phủ Phương Tây liên quan đến cách đối xử với người Uighur (Duy Ngô Nhĩ),
nghiền nán nền dân chủ tại Hong Kong và thường xuyên lặp lại lời thề "thống
nhất với Đài Loan", bằng vũ lực nếu cần thiết.
Một người biểu tình
cầm cờ Nga khi ăn mừng quyết định của Pháp rút binh sĩ khỏi Mali
Vì vậy Trung Quốc và Nga có cùng kẻ thù trong
Nato và quan điểm của chính phủ hai nước lan tỏa dần đến người dân và kết quả
là, đối với đa số thì họ chỉ đơn giản không cùng quan điểm căm hờn với Phương
Tây về cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine và những tội ác chiến tranh.
Ấn Độ và Pakistan thì có các lý do của riêng
mình trong việc không muốn bị Nga thù ghét. Ấn Độ mua nhiều vũ khí từ Moscow và
đã xảy ra xung đột gần đây với Trung Quốc tại dãy Himalaya, Ấn Độ cũng đang đặt
cược là một ngày nào đó có thể cần Nga với vai trò một đồng minh và người bảo hộ.
Thủ tướng vừa bị phế truất của Pakistan, Imran
Khan là một người chỉ trích mạnh mẽ Phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Pakistan cũng
mua vũ khí từ Nga và cần Moscow hậu thuẫn để đảm bảo cho các tuyến giao thương
đến vùng nội địa của Trung Á ở phía bắc nước này. Thủ tướng Khan cũng có chuyến
công du vốn đã được lên kế hoạch từ trước để gặp ông Putin vào ngày 24/02, ngày
mà Nga xâm lược Ukraine. Cả Ấn Độ và Pakistan đều bỏ phiếu trắng tại cuộc bỏ
phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược.
Đạo đức giả và tiêu
chuẩn kép
Sau đó cũng có cáo buộc, được nhiều quốc gia với
đa số người dân theo Đạo Hồi cùng chia sẻ, rằng Phương Tây do quốc gia mạnh nhất
là Mỹ dẫn đầu - là đạo đức giả và có tiêu chuẩn kép. Vào năm 2003, Mỹ và Anh đã
bỏ qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc và ý kiến quốc tế - xâm lược Iraq dựa trên những
căn cứ sai, dẫn đến nhiều năm bạo lực. Washington và London cũng đã bị cáo buộc
giúp kéo dài cuộc nội chiến tại Yemen, bằng cách trang bị vũ khí cho Lực lượng
Không quân Hoàng gia của Saudi Arabia tiến hành các đợt không kích thường xuyên
tại đây nhằm ủng hộ chính phủ chính thức của Yemen.
Đối với nhiều quốc gia tại Châu Phi, cũng có
thêm những lý do mang tính lịch sử hơn được đưa ra. Trong thời kỳ Liên Xô,
Moscow đã đổ khí tài vào lục địa này khi tìm cách đối đầu trước sức ảnh hưởng của
Mỹ và Phương Tây, từ Sahara đến Mũi Hảo Vọng. Tại một số nơi, di sản của nền đô
hộ Châu Âu trong thế kỷ 19 và 20 là sự thù hằn kéo dài đối với Phương Tây, thậm
chí kéo dài đến tận ngày nay. Pháp, quốc gia đưa quân vào Mali vào năm 2013 để
ngăn chặn Al-Aaeda chiếm lĩnh toàn bộ đất nước này - không được yêu mến tại quốc
gia thuộc địa cũ của mình. Vì vậy hiện nay, phần lớn binh sĩ Pháp đã rời đi, được
thay thế bằng các lính đánh thuê người Nga do Kremlin hậu thuẫn thuộc nhóm Wagner.
Thái tử Mohammed
bin Salman và Tổng thống Vladimir Putin tại Thượng đỉnh G20 năm 2018
Thế thì quan điểm của Trung Đông về cuộc xâm
lược này là gì? Không ngạc nhiên là Syria cùng với Bắc Hàn, Belarus và Eritrea
đã ủng hộ cuộc xâm lược của Nga. Tổng thống Syria Bashar Al-Assad dựa dẫm Nga rất
nhiều để tồn tại sau khi quốc gia của ông ta có nguy cơ bị các tay súng ISIS thống
lĩnh vào năm 2015. Thế nhưng thậm chí là các đồng minh thân cận lâu năm của
Phương Tây như Saudi Arabia và Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) mặc
dù bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga nhưng cũng tương đối
im lặng trong việc chỉ trích Moscow. Thái tử kế vị Mohammed bin Zayed của UAE
là người có mối quan hệ tốt với Vladimir Putin - đại sứ trước đây tại Moscow đã
có các chuyến đi săn cùng nhau với ông ta.
Cũng đáng nhớ rằng Thái tử Mohammed bin Salman
của Saudi Arabia cũng có mối quan hệ không bình thường với Tổng thống Biden.
Không thích nhau, có thông tin hai nhà lãnh đạo đã từ chối nhận điện đàm của
đôi bên. Trước đó, trong cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires - vào cuối
năm 2018, chỉ vài tuần sau khi Phương Tây cáo buộc Thái tử của Saudi Arabia ra
lệnh giết hại nhà báo Jamal Khashoggi - khi đó hầu hết các nhà lãnh đạo đều
dành cho Mohammed bin Salman sự lãnh cảm. Riêng Putin thì trái lại, đến chào
Mohammed bin Salman. Đây là điều mà nhà lãnh đạo của Saudi Arabia sẽ không quên
nhanh được.
Không có những điều gì mang ý nghĩa rằng tất cả
những quốc gia được đề cập tích cực ủng hộ cuộc xâm lược, ngoại trừ Belarus. Chỉ
có 5 quốc gia bỏ phiếu thuận vào ngày 02/03 tại Liên Hiệp Quốc và một trong số
đó là Nga.
Nhưng điều có này có ý nghĩa rằng, vì nhiều lý
do, Phương Tây không thể giả định là phần còn lại của thế giới có cùng quan điểm
về Putin, hay các lệnh trừng phạt, hay sự sẵn sàng của Phương Tây trong việc
công khai đối đầu Nga với các đợt viện trợ vũ khí có khả năng hủy diệt hơn đến
Ukraine.
-------------------------------
Xem thêm:
Cuộc chiến
Ukraine liệu có dẫn tới chiến tranh hạt nhân?
Ukraine: Mỹ cáo
buộc Nga có hành động đồi bại và tàn ác
-----------------
TIN LIÊN QUAN
Ukraine: Phần Lan tuyên bố
sẽ đưa ra quyết định về gia nhập Nato trong vài tuần tới
14 tháng 4 năm 2022
Ukraine: 'Thụy Điển và
Phần Lan muốn nhờ cậy Điều 5 Hiến chương Nato'
14 tháng 4 2022
Hình thức đảm bảo an
ninh nào cho Phần Lan và Thụy Điển lúc chờ gia nhập Nato?
26 tháng 4 2022
No comments:
Post a Comment