Một
tháng ở Kyiv: đám tang của lính và kẻ cướp bị trói vào cột đèn
Ron Haviv thuật lại cho Ann Hanna
DCVOnline dịch thuật
POSTED
ON MAY
14, 2022
https://dcvonline.net/2022/05/14/mot-thang-o-kyiv-dam-tang-cua-linh-va-ke-cuop-bi-troi-vao-cot-den/
Một
nhiếp ảnh gia phản ảnh về cuộc sống bình thường mới và gây sốc ở Ukraine
https://www.economist.com/img/b/1424/801/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_001.jpg
Một người đàn ông bị buộc tội cướp bị quân đọi
trói, chờ cảnh sát đến.
Đối với
nhiều người ở ngoài Ukraine, cuộc chiến đang chóng trở thành câu chuyện
thống kê: theo số liệu của chính phủ, 4 triệu người tị nạn, hàng ngàn người chết,
130 trẻ em thiệt mạng. Người bình thường rất khó để có thể hiểu được
những con số này.
Không lâu
sau, sự thờ ơ sẽ đến. Tôi đã thấy điều này ở Balkan, Iraq và Afghanistan. Đó là
bản chất con người. Trong vài tuần, chúng ta dán mắt vào tin tức trên điện thoại
và TV, sau đó những gì từng gây sốc trở thành bình thường.
Bây giờ
còn mấy ai nhớ trận chiến ở Aleppo? [Cuộc chiến kéo dài gần 4 năm rưỡi –
2012-2016]. Tôi nghĩ đó là điều mà Nga đang mong đợi — mọi người đang dần kiệt
sức.
Một số nhà
báo đồng nghiệp của tôi đã rời Ukraine, mặc dù hầu hết đều có kế hoạch quay lại
— giả sử việc đó vẫn có thể xảy ra trong tương lai. Tôi biết một lúc nào đó tôi
sẽ phải ra đi, hy vọng chỉ một chút thôi, bởi vì tôi có giới hạn của mình. Tôi
sẽ cảm thấy tội lỗi khi lên máy bay và bỏ lại phía sau những người tài xế và
nhà sản xuất Ukraine mà tôi đã từng làm việc chung. Họ đã mạo hiểm bằng mạng sống
để giúp chúng tôi ghi lại cảnh quê hương của họ đang bị phá tan.
Khi bắt đầu
cuộc chiến, có cảm giác như cả thế giới đang theo dõi. Đó là một việc phi thường
để ghi thành tài liệu: mọi người đã đi từ những cuộc trò chuyện trong các quán
cà phê sành điệu cho đến việc làm bom xăng trong phòng tối. Bệnh viện bắt đầu hết
thuốc; lệnh giới nghiêm đã công bố để loại bỏ tận gốc những kẻ phá hoại. Trong
các ga xe điện ngầm của Kyiv, tôi đã thấy những cảnh diễn ra ngay từ cuộc chiến
tranh thế giới thứ hai: mọi người ôm túi xách của mình trên sân ga, ngồi nghỉ
qua đêm với chăn và gối. Trong một nhà ga mà tôi đến thăm, mọi người đang ngủ
trong một toa xe.
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_002.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_003.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_004.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_005.jpg
Chiến
tranh với điện thoại thông minh. Từ
trên xuống: Mọi người trú ẩn trong một ga tàu điện ngầm ở Kyiv để tự bảo vệ
mình trước cuộc bắn phá của Nga
Nhìn lại,
không khí những ngày đầu đó vui vẻ lạ thường. Cuộc sống dưới lòng đất được tổ
chức một cách chính xác: sân ga được chia thành từng phần cho mỗi gia đình, mọi
thứ đều được giữ sạch sẽ và ngay cả những con thú cưng cũng được chăm sóc tốt.
Mọi người tìm mọi cách để giữ mình bận rộn. Tôi gặp một cô gái trẻ đang làm những
chiếc túi txách tay: một người nói, “Tàu chiến Nga, đ_ má tụi bay”, khẩu
hiệu chiến đấu của người Ukraine. Trong chuyến thăm này, tôi thấy một người phụ
nữ đang đọc cho một nhóm trẻ em đang mê mẩn lắng nghe.
Nhiều người
bỏ trốn khỏi thủ đô. Ban đầu tôi dành nhiều thời gian ở nhà ga. Có hàng trăm
người ở đó, phần đông là phụ nữ và trẻ em, mang theo thú nuôi và vali. Tôi đã
chụp được bức ảnh một người mẹ trẻ vẫy tay chào tạm biệt chồng khi ông ấy đứng
trên sân ga. Khi cửa xe đóng lại, người thiếu phụ đã rơi nước mắt. Chồng bà dõi
mắt nhìn theo khi đoàn xe rời bến. Ông ấy nói với tôi rằng ông hạnh phúc vì vợ
và con của ông ấy sẽ bình an.
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_006.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_007.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_008.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/866/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_009.jpg
Vé
đi đến mọi nơi. Từ
trên xuống dưới: Người tị nạn chờ lên xe rời Kyiv
Những người
từ vùng ngoại ô của Kyiv đã cố gắng trong tuyệt vọng để đến được nhà ga. Vào đầu
tháng 3, tôi đã chụp ảnh những thường dân chạy trốn khỏi Irpin và
Bucha. Để làm chậm bước tiến của Nga, người Ukraine đã giật sập một cây cầu bắc
qua sông chia cắt cách thị trấn này với Kyiv, vì vậy mọi người phải băng qua
sông trên những tấm ván gỗ. Họ vô cùng bình tĩnh, dù đó là một đoạn đường khó
khăn có thể bị Nga pháo kích liên tục. Tôi nhìn thấy một người đàn ông với chân
giả leo dọc theo bên của cây cầu bị ném bom thay vì dùng lối đi tạm. Tôi đã cố
giúp ông ta lên bờ khi ông ấy sang được bên kia; ôngh ấy gục ngã ngay trước mặt
tôi. Một lúc sau, ông đứng dậy và đi tiếp. Một người phụ nữ tôi gặp đang hy vọng
được qua sông với người cha 91 tuổi, người đã từng chiến đấu trong chiến tranh
thế giới thứ hai.
https://www.economist.com/img/b/1280/846/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_010.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_011.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_012.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_013.jpg
Những
gì còn lại. Từ
trên xuống dưới: Người Ukraine không kiên nhẫn với những kẻ cướp bóc. Một trường
học ở Kyiv bị Nga bắn phá. Người dân xếp hàng mua đồ để sửa chữa các căn nhà bị
thiệt hại do pháo kích của Nga.
Gần cây cầu,
nhóm nhà báo mà tôi đi cùng đã bắt gặp ba người đàn ông bị trói vào một cột bằng
phim dính. Quần của họ đã bị kéo xuống quanh mắt cá chân và miệng họ bị nhét đầy
khoai tây. Thật là kỳ lạ, mặc dù người dân địa phương không có vẻ gì là sốc. Họ
nói với chúng tôi rằng những người này là người Ukraine, họ đã ăn cắp của những
người tị nạn và cướp phá những ngôi nhà trống.
Người ta
quen dần với việc nhìn thấy những hình ảnh kỳ lạ trong chiến tranh. Vào ngày 13
tháng 3, quân đội Nga đã tấn công một khu chung cư lớn ở Kyiv. Báo chí quốc tế
đến nơi, không lâu sau dường như dân cả thành phố đang đứng bên ngoài tòa nhà
đang cháy âm ỉ. Trên mặt đất, tôi nhìn thấy một cái lồng chuột lang, xung quanh
đầy những mảnh kính. Con chuột lang thoát chết.
https://www.economist.com/img/b/1280/863/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_014.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_015.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_016.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_017.jpg
Ơn Chúa. Từ trên xuống dưới: Các linh mục
phù hộ cho những người lính trước khi họ ra tiền tuyến ở Kyiv
Một người
đàn ông đứng bên đống đổ nát có vẻ như thất thần. Ông nhìn lên tòa nhà và khóc.
Tôi nghe ông ta nói, “Tại sao? Tại sao chuyện này đang xảy ra? Điều này vô
nghĩa. Tôi không hiểu.”
Những người
khác nhìn lên một lúc trước khi tiếp tục sinh hoạt của họ, như thể điều này
không có gì mới. Những sự kiện được xem là kinh hoàng xảy ra một thời gian ngắn
trước đây đã bắt đầu trở nên bình thường.
Khi có một
cuộc tấn công ở Kyiv, những đội tình nguyện đi dọn dẹp hiện trường. Hầu hết
công việc này là nhặt kính vỡ. Tôi đã chụp những bức ảnh của một đội đã thu dọn
ở một ngôi trường sau khi nó bị bắn phá. Khung cửa sổ và cửa ra vào bị hư hại,
và tấm thảm màu hồng trong một lớp học phủ đầy những mảnh kính, nhưng gạch
trên tường của sảnh vào, có hình một con thỏ, vẫn còn nguyên vẹn. Một số sách học
của trẻ em vẫn còn mở. Một số phụ nữ đã khóc khi họ quét dọn kính vỡ,
nhưng họ đã dọn sách khu vực trong vài giờ. Cần có ý chí kiên cường để dọn dẹp
trong tàn tích của các tòa nhà và ngôi nhà người ta đã biết rất rõ.
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_018.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_019.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_020.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_021.jpg
Một
cây cầu quá xa. Từ
trên xuống dưới: Một binh sĩ Ukraine vẫy cờ khi mọi người chạy trốn quân Nga
đang tiến vào thị trấn Irpin. Một người phụ nữ khóc khi chạy trốn khỏi Irpin
Tôi đã gặp
một tình nguyện viên khác, đã từng là giám đốc tiếp thị trước chiến tranh. Bây
giờ ông ấy đang giúp trông nom một nhà xác. Ông ấy nói với tôi rằng không ai có
thể làm công việc quá hai ngày liên tiếp, vì nó rất đau khổ. Tôi nói chuyện với
ông ta vào khoảng giữa trưa: ông ta đã thu xếp cho mười cái xác vào sáng hôm
đó.
Tôi chụp ảnh
nhiều người đàn ông và phụ nữ trên đường ra tiền tuyến và khả năng họ chết là rất
thực. Một số người đã từng chiến đấu ở Donbas, phía đông Ukraine, nơi xung đột
đã diễn ra từ năm 2014. Những người khác không có kinh nghiệm quân sự. Có rất
nhiều cảm xúc: lo lắng, nghiêm túc, vui vẻ.
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_022.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_023.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_024.jpg
https://www.economist.com/img/b/1280/853/90/media-assets/image/1843_20220407_RONHAVIT_025.jpg
Lễ Cầu
siêu. Từ
trên xuống dưới: Giúp đỡ tại nhà xác ở Kyiv. Những người đưa tang tập trung tại
đám tang một quân nhân. Hôm trước người Nga đã pháo kích vào nghĩa trang
Vài tuần sau
chiến tranh, tôi đến một căn cứ quân đội, nơi có một nữ tu tên là Sơ Elizabeth,
tuyên úy quân đội, trao cho họ những chuỗi hạt Mân Côi và những lời an ủi. Cùng
với sơ ấy là một linh mục, Lm Toma, người đã ban phép lành cho các chiến binh
trước khi họ ra trận. Trong buổi chúc lành, mọi người đều ảm đạm, mặc dù tôi
cho rằng những người lính đã hoan nghênh buổi lễ — họ nhận tất cả những gì có
thể giúp cho họ.
Đầu tháng
3, tôi đến dự đám tang của một tân binh. Đơn vị của anh dường như đã bị những kẻ
phá hoại của Nga giả là lính Ukraine phục kích. Đó là một chuyện nhỏ, đơn độc —
có thể là nửa tá quân nhân, cũng như vợ của người tuyển mộ và một vài người
thân khác. Buổi lễ diễn ra nhanh chóng: Quân của Nga đã nã pháo vào nghĩa trang
vào ngày hôm trước và mọi người đều lo sợ sẽ có một cuộc tấn công khác. Những
người đưa tang đứng giữa những mảnh bia mộ vỡ vụn xung quanh. Ngay cả những
người đã chết cũng không thể thoát khỏi cuộc chiến này.
Vào ngày
25 tháng 3, tôi có một sự thay đổi đột ngột về địa điểm. Cùng với ba nhà báo của
The Economist, đã được đưa qua những hành lang tối để đến phòng chiến tranh của
tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky. Tôi đã gặp rất nhiều nhân vật lãnh đạo
trong nhiều năm, nhưng lần duy nhất tôi nhớ mình đã ngưỡng mộ một người lãnh đạo
nhiều như vậy là khi tôi chụp ảnh Nelson Mandela. Sức hút và tính
chân thực của Zelensky đã làm bừng sáng cả căn phòng. Tôi có thể nói
rằng trách nhiệm đã ảnh hưởng đến ông ta. Nhưng giống như rất nhiều người
Ukraine mà tôi đã gặp, ông ấy dường như có khả năng phục hồi đặc biệt. Họ sẽ cần
đến nó. ■
Người
thuật chuyện | Ron Haviv là một nhiếp ảnh gia chiến tranh kỳ cựu, đã làm
việc tại Kyiv cho tạp chí 1843 kể từ khi Nga mở cuộc xâm lăng Ukraine.
ẢNH:
RON HAVIV/VII
©
2022 DCVOnline
Nếu đăng lại,
xin ghi nguồn và đọc “Thể
lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn:
A month in Kyiv: soldiers’ funerals and
looters tied to lampposts | Ron Haviv | 1843 magazine | The Economist | 9 May 2022.
No comments:
Post a Comment