Mênh
Mông Thế Sự Để Gió Cuốn Đi, số 132
Tương Lai
http://www.viet-studies.net/kinhte/TuongLai_MenhMongTheSu132.pdf
Đặt tay
vào bàn phím gõ bài viết về ngày 30 tháng Tư lịch sử. Ngước nhìn tấm khung hình
Trịnh Công Sơn ngồi trước giá sách tôi chụp ngày 23.5.2013, trong tai văng vẳng
tiếng hát của Sơn: “Rừng núi dang tay nối lại biểnxa/ Ta đi vòng tay lớn mãi để
nối sơ nhà”. Non sông nối liền một giải, Bắc-Nam không còn phải chia cắt. Đó là
một sự thật lịch sử
Tôi muốn
hiểu khái niệm sử mệnh của tiến sĩ triết học Nguyễn Hữu Liêmtrong bài viết “Ba
mươi tháng Tư, sử mệnh, và con người Bắc Nam” theo nghĩa này. Song có thể còn
nhiều cách hiểu khác mà tác giả muốn biểu đạt khi ông đòi “Vì bản thân ta rất bảo
thủ, nên chỉ có những cái không là ta, năng lực ngoại thân dùng cái búa của nó
đập vỡ cái “ta” thì mới khiến chân giá trị lộ diện và giúp “ta” trưởng thành”1
Con sông
Gianh hiền hoà và thơ mộng bắt nguồn từ ven núi Cô Pi chảyquacác huyện Minh
Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và đổ ra biển Đông ở Cửa Giang. Sông Bến
Hải khởi nguồn từ núi Động Chân chảy dọc theo vĩ tuyến17 từ tây sang đông rồi
cũng đổ ra biển ở Cửa Tùng . Cả hai con sông ôm trong dòng chảy của chúng nỗi
đau của dân tộc, đều khởi nguồn từ đại ngàn Trường Sơn -như cái xương sống của
đất nước- để cùng đổ vào Biển Đông ngày đêm vỗ sóng, khi hiền hoà khi giận dữ
trên một dải duyên hải miền Trung mà Quảng Bình, Quảng Trị từng là địa điểm
gánh chịu nỗi đau chia cắt
No comments:
Post a Comment