Thursday, 26 May 2022

MẸ NHÀ BÁO PHẠM ĐOAN TRANG ĐẾN GENEVA NHẬN GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN THAY CON (BBC News Tiếng Việt)

 



Mẹ nhà báo Phạm Đoan Trang đến Geneva nhận giải thưởng nhân quyền thay con

BBC News Tiếng Việt

26 tháng 5 năm 2022, 15:09 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61574757

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/D4E6/production/_124920545_58aea262-e591-4da5-acfe-a05f29fd02ef.jpg.webp

Phái đoàn Việt Nam vận động cho bà Phạm Đoan Trang tại Geneva gồm bà Trần Quỳnh Vi, bà Bùi Thị Thiện Căn và ông Will Nguyễn


Bà Bùi Thị Thiện Căn, 81 tuổi, mẹ của bà Phạm Đoan Trang cùng nhà hoạt động Will Nguyễn và nhà đồng sáng lập Luật Khoa tạp chí Trần Quỳnh Vi đã cùng đến Geneva, Thụy Sĩ để vận động cho bà Trang.

 

Trả lời BBC News Tiếng Việt, bà Căn cho biết: "Tôi cực kỳ tự hào vì sự dũng cảm cũng như sự đóng góp của con gái tôi vào công cuộc dân chủ hóa đất nước."

 

Hồi tháng 1/2022, Giải thưởng Martin Ennals 2022 dành cho những người bảo vệ nhân quyền được tặng cho bà Đoan Trang, Daouda Diallo ở Burkina Faso và Abdul-Hadi Al-Khawaja ở Bahrain.

 

Giải thưởng Martin Ennals 2022 được tặng cho bà Phạm Đoan Trang

Phạm Đoan Trang nhận giải thưởng của Anh và Canada dù bị VN cầm tù

Án tù 9 năm cho nhà báo Phạm Đoan Trang

 

Thông báo ngày 19/1 nói Phạm Đoan Trang là "một nhà báo, biên tập viên và là nhà hoạt động dân chủ hàng đầu ở Việt Nam, nơi mà Đảng Cộng sản hầu như không chừa không gian nào cho các tiếng nói đối lập phát triển".

 

Lễ trao giải Martin Ennals sẽ diễn ra ngày 2/6 tới, bà Bùi Thị Thiện Căn, sẽ thay mặt con gái mình là nhà báo Đoan Trang nhận giải thưởng này.

 

Nhân dịp lễ trao giải thưởng nhân quyền Martin Ennals này, phái đoàn vận động nhân quyền cho Việt Nam đã tới Geneva gồm mẹ của bà Trang, nhà hoạt động Will Nguyễn và bà Trần Quỳnh Vi, Đồng Giám đốc của Luật khoa Tạp chí đã cùng đến Geneva.

 

Mục tiêu vận động

 

Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 26/5, nhà hoạt động Will Nguyễn nhấn mạnh, nhà báo Phạm Đoan Trang đã bị cầm tù gần 20 tháng trời mà không được liên lạc với thế giới bên ngoài, ngoại trừ các luật sư biện hộ cho bà.

 

Theo thông tin trên Luật khoa Tạp chí, bên lề buổi trao giải, phái đoàn sẽ gặp gỡ đại diện của các cơ quan Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức quốc tế và báo chí quốc tế ở Geneva trong những tuần tới.

 

Về nội dung làm việc tại Geneva, ông Will Nguyễn, đại diện phái đoàn vạch rõ:

 

"Mục tiêu chính của chúng tôi là để mẹ của Trang thay mặt Trang nhận được Giải thưởng Martin Ennals danh giá, được gọi là "Giải Nobel về nhân quyền".

 

"Một vinh dự lớn như vậy nên có một người đại diện đích thân đến nhận giải, và chúng tôi không tìm thấy ai phù hợp để thay mặt cho Trang hơn mẹ của chị. Sự mạnh mẽ của bác Căn khi đối mặt với cảnh tù đày bất công của con gái và ý chí của bác ấy đấu tranh giành tự do cho con gái mình nên được cả thế giới nhìn thấy." ông Will chia sẻ.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/F2EA/production/_118568126_60524889_1116187301922191_2202923283425263616_n.jpg.webp

Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang và mẹ

 

Bên cạnh đó, đại diện phái đoàn cũng cho biết họ đang yêu cầu các tổ chức phi chính phủ, phái đoàn và đại diện khác nhau mà họ gặp gỡ gây áp lực với chính phủ Việt Nam về ba điểm chính:

 

1. Cung cấp cho Trang sự chăm sóc y tế đầy đủ và ngay lập tức cho bệnh tình và các khuyết tật của Trang;

2. Cho phép quyền thăm thân của gia đình (không ai trong gia đình Trang có thể gặp chị từ khi chị bị bắt, chỉ có luật sư của Trang được gặp);

3. Trả tự do cho Trang;

 

'Sợ Trang không đợi được'

 

Ngày 7/10/2020, bà Phạm Đoan Trang bị bắt. Ngày 14/12/2021, bà bị kết án chín năm tù vì "tuyên truyền chống nhà nước".

 

Trong bức thư để lại trước khi đi tù, bà Trang viết:

 

"Nếu có vận động để trả tự do cho tôi, xin các bạn bắt đầu từ năm thứ 3 hoặc thứ 4 (tình từ thời điểm bị bắt), và xin hết sức lưu ý gắn mọi chiến dịch vận động với việc thực hiện các mục đích tôi đã nêu."

 

Trong thư, bà cũng nói: "Tôi không muốn tự do cho riêng mình; điều đó quá dễ dàng."

 

VIDEO : 

Phạm Đoan Trang: 'Tôi chưa bao giờ ân hận vì đã về Việt Nam'

 

Về vấn đề vận động ở Geneva khi chưa tròn 3 năm, Will Nguyễn giải thích:

 

"Tôi nghĩ Trang sẽ tha thứ cho chúng tôi vì hành động sớm hơn, đặc biệt là khi sức khỏe của Trang ngày càng giảm sút. Trong mọi trường hợp, việc vận động như vậy phải bắt đầu sớm, vì thành quả cho các cuộc vận động thường phải đợi đến hàng tháng hoặc hàng năm sau đó."

 

Trong suốt hơn một năm bị tạm giam, bà Phạm Đoan Trang chưa một lần được gặp mặt gia đình.

 

Bà chỉ được gặp các luật sư lần đầu tiên và cũng là duy nhất vào ngày 19/10/2021, tức sau hơn một năm kể từ ngày bị bắt.

 

Vụ bắt nhà báo Phạm Đoan Trang: Phản ứng ban đầu từ quốc tế và Việt Nam

Blogger Phạm Đoan Trang được là thành viên danh dự của PEN, Đức

 

Luật sư Luân Lê, một trong các luật sư được tiếp xúc với bà Phạm Đoan Trang kể lại về sức khỏe, hai chân bà Trang vẫn bị đau vì thời tiết lạnh làm cho xương khớp đau nhức hơn, do vài năm trước đó bà bị tấn công đến cả gãy xương ống chân.

 

"Bà nói, từ khi bị bắt giam, và đến lúc này, bà bị chảy máu (phụ nữ) nhiều, liên tục tới 15 ngày mỗi tháng, cộng thêm với tình trạng huyết áp thấp nên khá mệt và rõ ràng bà cho biết là có dấu hiệu của khối u (trước đó bà khám đã được bác sỹ nói có u nang) mà không được thăm khám và điều trị gì, và với tình trạng này kéo dài bà đã sụt 10 cân, từ 58kg xuống còn 48kg)." ông Luân Lê viết.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11B03/production/_122215427_9af7e673-f33b-4497-ab64-2f1e6a7de063.jpg.webp

Bà Phạm Đoan Trang tại phiên tòa 14/12/2021 (ảnh chụp qua màn hình)

 

Còn luật sư Ngô Anh Tuấn thì nói:

 

"Bà Trang đã từng bị biệt giam nhưng sau đó được giam chung với những thường phạm khác. Cuộc sống trong phòng giam rất khắc nghiệt, bà đã phải đánh nhau 07 lần nhưng bà vui vẻ kể rằng mình đều là người giành chiến thắng, dù là người yếu thế hơn."

 

Bình luận với BBC ngày 26/5, một nhà hoạt động giấu tên từng làm việc với bà Trang nói:

 

"Có thể những người thân và bạn bè của Trang cảm thấy tình hình sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của Trang không còn quá nhiều thời gian. Cần nhớ rằng, vào năm 2015, Phạm Đoan Trang tham gia cuộc biểu tình ôn hoà và bị công an đánh gãy cả hai chân. Sau đó là những cuộc đàn áp khác như tháng 8/2018, Trang bị đánh bể cả nón bảo hiểm, gây chấn động não. Thời gian trong nhà tù, các luật sư cũng nói sức khỏe của Trang xấu đi rất nhiều và không được điều trị y tế đúng cách nên tôi nghĩ, mọi người đều sợ Trang không đợi được 3,4 năm như lời chị mong muốn."

 

Đấu tranh ôn hòa và cực đoan

 

Những năm qua, nhiều người cho rằng phong trào dân chủ Việt Nam đang ngày một ảm đạm khi nhiều nhà hoạt động nổi tiếng đều bị bắt bớ, cầm tù. Những cuộc biểu tình cho các vấn đề dân chủ, nhân quyền cũng không còn sôi nổi và những phong trào như tự ứng cử đại biểu quốc hội, bảo vệ môi trường hay các vấn đề về Trung Quốc cũng dần không còn được quan tâm.

 

Cùng với sự đàn áp các phong trào dân chủ ở Hong Kong, việc cầm tù biểu tượng dân chủ của Myanmar - bà Aung San Suu Kyi, nhiều người không mấy tin tưởng vào nền dân chủ, tự do nói chung trên thế giới và nói riêng ở Việt Nam.

 

Đơn cử, những cái tên nổi cộm như Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Thúy Hạnh... đều bị cầm tù và bị tuyên những mức án nặng nề.

 

6 tù nhân chính trị nổi bật ở Việt Nam

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1066F/production/_120238176_political_prisoners_chart__640_vietnamese-nc.png.webp

 

Tuy nhiên, ông Will Nguyễn lại ý kiến khác, ông cho rằng cuộc vận động mà ông đang đại diện thực hiện cho bà Phạm Đoan Trang có tính khả quan cao.

 

"Sự bất công nảy nở mạnh mẽ do sự im lặng, và vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng. Nói một cách ngắn gọn như bà Nguyễn Thị Định là "không có con đường nào khác để đi". Vì vậy, miễn là chúng tôi tiếp tục tin rằng người Việt Nam xứng đáng được hưởng các quyền được bảo đảm trong hiến pháp của họ, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động.

 

"Chúng tôi sẽ không im tiếng." ông Will khẳng định.

 

Trên mạng xã hội, qua những bài viết, những cuốn sách và các hoạt động của bà Trang, một số ý kiến cho rằng nhà báo Phạm Đoan Trang quá cực đoan. Bà chọn con đường đấu tranh trực diện tức đối đầu với chế độ, với chính phủ, nhà nước Việt Nam thay vì tiếp cận ở một cách ôn hòa. Và ở bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại, cách làm của bà Trang chỉ dẫn đến tù đày và đàn áp.

 

Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến ủng hộ cách thức đấu tranh của Phạm Đoan Trang. Một nhà hoạt động giấu tên từ Sài Gòn nói với BBC:

 

"Trong một tiến trình để đấu tranh cho điều gì thì cần rất nhiều người với đa dạng cách thức tiếp cận. Có người chọn ôn hòa, có người chọn cực đoan, không phải người chọn ôn hòa là hèn nhát hay người chọn cực đoan là tử chiến. Vì dù chọn như thế nào thì họ cũng cùng mục đích muốn cho xã hội tốt hơn. Với những người như Trang, tôi mong rằng mọi người sau này sẽ nhớ, như một câu nói rất hay tôi từng nghe được, đó là những thay đổi rất nhỏ và chậm chạp mà chúng ta đang được hưởng mỗi năm trôi qua, đến từ những người dám cầm búa đập vào những bất công và lắm khi trả giá vì nó, không phải những người luôn giơ ngọn cờ ôn hòa."

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5C8B/production/_123219632_bf5486a2-7a68-435d-9b30-d00e6e2f2aaa.jpg.webp

Bà Phạm Đoan Trang từng đoạt giải thưởng Tự do Báo chí, hạng mục Ảnh hưởng, của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, năm 2019

 

Giải thưởng Martin Ennals được tổ chức hàng năm nhằm ghi nhận nỗ lực của các nhà hoạt động nhân quyền trên thế giới và vận động cho việc bảo vệ họ.

 

Giải thưởng này được thành lập năm 1992, đặt tên theo Martin Ennals, nhà hoạt động nhân quyền người Anh từng là Tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế từ năm 1968 đến năm 1980.

 

Ngoài giải thưởng trên, hồi tháng 2/2022, bà Phạm Đoan Trang được Canada và Anh trao giải Tự do Truyền thông (Media Freedom 2022) của hai nước khi bà đang bị cầm tù.

 

Vào tháng 9/2019, nhà báo Phạm Đoan Trang được Tổ chức Phóng viên Không biên giới trao cho Giải thưởng Tự do Báo chí, hạng mục "Ảnh hưởng".

 

Hồi năm 2018, bà Trang cũng từng được nhận Giải thưởng Homo Homini 2018 từ tổ chức nhân quyền People In Need có trụ sở tại Séc.

 

-----------------------------

 

TIN LIÊN QUAN

 

 Giải thưởng Martin Ennals 2022 được tặng cho bà Phạm Đoan Trang

19 tháng 1 năm 2022

 

Blogger Phạm Đoan Trang được là thành viên danh dự của PEN, Đức

19 tháng 5 năm 2021

 

Nhà báo 'không lề' Phạm Đoan Trang được giải Tự do Báo chí 2019

13 tháng 9 năm 2019

 

Phạm Đoan Trang nhận giải thưởng của Anh và Canada dù bị VN cầm tù

11 tháng 2 năm 2022

 

Phạm Đoan Trang: 'Tôi chưa bao giờ ân hận vì đã về Việt Nam'

 16 tháng 12 2021

 

Từ phiên tòa Phạm Đoan Trang, VN trông đợi gì ở Mỹ trong vấn đề nhân quyền?

14 tháng 12 năm 2021

 

Vụ bắt nhà báo Phạm Đoan Trang: Phản ứng ban đầu từ quốc tế và Việt Nam

7 tháng 10 năm 2020

 

Tòa Hà Nội xử tù 9 năm nhà báo tự do Phạm Đoan Trang

14 tháng 12 năm 2021


=================================================


.

.

Lễ trao giải Martin Ennals: Phái đoàn Việt Nam vận động nhân quyền ở Geneva

LUẬT KHOA TẠP CHÍ

24/05/2022

https://www.luatkhoa.org/2022/05/le-trao-giai-martin-ennals-phai-doan-viet-nam-van-dong-nhan-quyen-o-geneva/

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2022/05/geneva-24-5-2022-1024x595.jpeg

Từ trái sang phải: Trần Quỳnh Vi, Bùi Thị Thiện Căn, Will Nguyễn; Geneva, ngày 24/5/2022. Ảnh: Luật Khoa

 

Nhân dịp lễ trao giải thưởng nhân quyền Martin Ennals cho nhà báo Phạm Đoan Trang tại Geneva (Thụy Sĩ), một phái đoàn vận động nhân quyền Việt Nam đã tới Geneva để bắt đầu chương trình làm việc kéo dài hai tuần lễ.

 

Phái đoàn gồm:

 

·         Bà Bùi Thị Thiện Căn, thân mẫu của nhà báo Phạm Đoan Trang;

·         Will Nguyễn, nhà vận động dân chủ; và

·         Trần Quỳnh Vi, Đồng Giám đốc của Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (LIV – Luật Khoa).

 

Phái đoàn sẽ gặp gỡ đại diện của các cơ quan Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức quốc tế và báo chí quốc tế ở Geneva trong những tuần tới. Lễ trao giải Martin Ennals sẽ diễn ra ngày 2/6 tới, bà Bùi Thị Thiện Căn sẽ thay mặt nhà báo Đoan Trang nhận giải thưởng này.

 

Nhà báo Đoan Trang bị bắt giam ngày 7/10/2020 và bị kết án chín năm tù giam ngày 14/12/2021 về tội tuyên truyền chống nhà nước. Bà là một trong những đồng sáng lập viên của Luật Khoa tạp chí cũng như LIV.

 

Giải thưởng Martin Ennals được tổ chức hàng năm nhằm ghi nhận nỗ lực của các nhà hoạt động nhân quyền trên thế giới và vận động cho việc bảo vệ họ. Giải thưởng này được thành lập năm 1992, đặt tên theo Martin Ennals, nhà hoạt động nhân quyền người Anh từng là Tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế từ năm 1968 đến năm 1980. Hội đồng chấm giải là một ủy ban độc lập bao gồm đại diện của mười tổ chức nhân quyền uy tín trên thế giới. Chính quyền thành phố Geneva đồng tổ chức lễ trao giải thưởng này cùng với Quỹ Martin Ennals.

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats