Hội
nghị Trung ương 5 và nội tình của đảng
Thu
Hà
02/05/2022
https://baotiengdan.com/2022/05/02/hoi-nghi-trung-uong-5-va-noi-tinh-cua-dang/
Hội nghị Trung ương 5 khoá 13 của đảng cộng sản Việt
Nam sẽ nhóm họp vào ngày 4-5-2022 và dự kiến sẽ bế mạc sáng 10-5-2022. Thông tin cho hay, hội nghị lần này ngoài việc “lập trình” và định hướng
các nội dung cho kỳ họp thứ 3 quốc hội khoá 15 diễn ra từ ngày 23-5 đến
17-6-2022, thì nội dung còn lại chỉ tập trung vào xây dựng tổ chức đảng, chỉnh
đốn đảng và kỷ luật đảng. Ngoài ra, Bộ Chính trị trình đề nghị trung ương bàn
và thông qua việc thành lập Ban phòng chống tham nhũng và tiêu cực cấp tỉnh.
Đúng như nhiều đồn đoán, ông Nguyễn Phú Trọng không
có ý định chuyển giao quyền lực để rút lui khỏi chính trường lúc này. Ba lý do mà phe ông Trọng loan ra: Một là thời điểm chưa “chín muồi”,
hai là chưa có được sự đồng thuận cao trong đảng cho nhân sự kế vị, ba là dân
chúng mong ông Trọng ngồi hết nhiệm kỳ để “đốt lò”.
Sau cú đột quỵ ở Kiên Giang hồi tháng 4-2019,
ngày 6-4-2022, ông Nguyễn Phú Trọng “vi hành” đoạn đường dài hơn…150km để thăm
tỉnh Quảng Ninh. Có lẽ ông Trọng muốn minh chứng cho đồng đảng thấy được sức
khoẻ của ông vẫn ổn, không vấn đề gì.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/05/2-2-638x420.jpg
TBT Nguyễn Phú Trọng
“vi hành” Quảng Ninh. Photo courtesy
Thật ra, nguyên nhân lớn nhất buộc ông Trọng ở
tuổi 78 phải ngồi lại là, do nội bộ đảng ở thượng tầng đang lục đục, các phe
nhóm chính trị tranh quyền không nhượng. Trước thềm hội nghị 5, trong hai ngày
28 và 29-4-2022 khi Vương Đình Huệ thăm Trà Vinh, Vĩnh Long, thì Phạm
Minh Chính cũng làm việc ở Sóc Trăng. Hình như cả hai nhân vật ứng viên
sáng giá kế vị chiếc ghế Tổng Bí thư đang tranh thủ lấy lòng các đồng chí Nam Bộ.
Những cuộc “so găng” để hạ bệ lẫn nhau đã
thành truyền thống trong đảng CSVN. Chỉ cần tung bằng chứng một trong ba yếu tố:
Có vấn đề về lý lịch và lập trường, sai phạm trong đạo đức và lối sống, tham
nhũng và bảo kê; thì lập tức một chính trị gia sẽ nhanh chóng trở thành tội đồ
của đảng.
Hội nghị Trung ương 5 lần này, dự kiến là hai
Uỷ viên BCH Trung ương Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long sẽ lên
“thớt”, do dính vào đại án Việt Á. Nhẹ thì bị cách chức, nặng thì có thể bị đuổi
ra khỏi Trung ương đảng khoá 13 như trường hợp Trần Văn Nam, bí thư tỉnh
Bình Dương.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/05/3.jpg
Chu
Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long, hai Ủy viên Trung ương khoá 13 dính bê bối Việt Á.
Ảnh trên mạng
Quay lại thời điểm sôi động chính trường Việt
Nam hiện nay, với hệ quả là sân sau của các đại ca bị xới tung lên để tìm vết
tích, một số sự kiện đáng lưu ý:
Ngày 29-3 chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết
bị bắt, ngày 5-4-2022 ông chủ Đỗ Anh Dũng của tập đoàn Tân Hoàng Minh lại
tra tay vào còng. Đế chế mà hai ông lớn trong thị trường bất động sản và khu du
lịch nghỉ dưỡng gầy dựng bao nhiêu năm nay có bóng dáng của các lãnh đạo cấp
cao.
Nguồn tin nội bộ cho rằng, cựu bộ trưởng Trịnh
Đình Dũng và thủ tướng đương nhiệm Phạm Minh Chính là hai trong số
nhiều chính khách dành ưu ái cho hai đại gia kể trên. Không phải ngẫu nhiên mà
tại Hội nghị về phát triển thị trường vốn chiều 22-4-2022, ông Phạm Minh Chính nhắc đi nhắc lại nhiều lần, rằng: “Quan
trọng là chúng ta không hình sự hoá các quan hệ dân sự, các hoạt động kinh tế”.
Việc bắt hai đại gia có tầm ảnh hưởng lớn,
cùng một số con em của họ, đã gây rúng động thị trường chứng khoán trong nước.
Các “đại ca” đang toan tính giải cứu, nhưng phe “đốt lò” đã nhanh hơn một bước.
Ngày 27-4-2022, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã
đưa vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Công ty cổ phần tập
đoàn FLC; vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại
và dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh vào diện Ban chỉ đạo theo dõi, nhằm tránh
việc can thiệp, chạy án của các “ông trùm”.
Chưa hết, ngày 29-4-2022 Cơ quan điều tra Bộ
Công an đã khởi tố vụ án và ra lệnh bắt giam Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ
tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC, cùng một số quan chức y
tế tỉnh Đồng Nai với tội danh “Vi phạm quy định về đầu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng”.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người đàn bà thế lực
“một tay che trời”, dính nhiều đến các vụ đưa và nhận hối lộ, câu kết với lãnh
đạo các bộ ban ngành, các tỉnh thành để thông thầu, lập dự án “ma” rút ruột
ngân sách nhà nước, lừa đảo và rửa tiền.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/05/4.jpg
Chân dung bà “trùm”
Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Nguồn: VOV
Đến đây, rất dễ thấy màu sắc “Cuộc chiến Ba – Tư”,
giai đoạn 2011-2015. Khi mà phe Trương Tấn
Sang “so găng” cùng phe Nguyễn Tấn Dũng. Gay cấn đến nỗi đệ tử ruột của Ba Dũng
là trùm tài phiệt Nguyễn Đức Kiên, tức “bầu” Kiên, phải lãnh án 30 năm tù giam,
người của Tư Sang là ĐBQH Đặng Hoàng Yến bị bãi nhiệm, rời khỏi nghị trường,
ĐBQH đại gia Đặng Thành Tâm phải trốn ra nước ngoài chữa bệnh một thời gian…
Trở lại vụ án Nguyễn Thị Thanh Nhàn, trước
ngày khai mạc đại hội đảng khoá 13, để tránh bị bới móc và ảnh hưởng đến đại
ca, Nhàn đã xuất cảnh ra nước ngoài cho đến tận hôm nay vẫn chưa về. Tuy nhiên,
việc khởi tố và phát lệnh truy bắt Nhàn lúc này, chứng tỏ nhóm thế lực của phe
bên kia trội hơn, rất nôn nóng muốn kết thúc nhanh ván cờ.
Nên nhớ, sức ép từ các ban đảng là rất lớn, đến
nỗi bộ trưởng Bộ Công an (BCA) cũng không thể bao che được. Việc bắt giữ bầu
“Kiên”, Dương Chí Dũng, dưới thời Trần Đại Quang nắm BCA và việc bắt thượng tá
tình báo Vũ “nhôm” và đại tá Nguyễn Duy Linh (con trai của bố già Nguyễn Văn Hưởng)
dưới thời Tô Lâm là minh chứng.
Trong một diễn biến khác, việc khởi tố bắt
giam thứ trưởng Tô Anh Dũng và nhiều lãnh đạo chủ chốt của Cục lãnh sự Bộ
Ngoại giao, được xem là đòn đánh “vỗ mặt” Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng
thường trực Phạm Bình Minh. Tô Anh Dũng có ba năm làm thư ký riêng cho Phạm
Bình Minh và chính ông Minh là người đề bạt, quy hoạch Tô Anh Dũng vào ghế thứ
trưởng Bộ Ngoại giao. Phạm Bình Minh được đánh giá là gương mặt sáng giá, có thể
ngồi ba khoá Uỷ viên Bộ chính trị và tranh chiếc vé “tứ trụ” khoá sau.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/05/5-696x463.jpg
Ảnh: Ủy viên Bộ
chính trị Phạm Bình Minh (phải), trao quyết định Thứ trưởng cho Tô Anh Dũng.
Nguồn: Báo Thế giới & Việt Nam
Về phần ông Nguyễn Phú Trọng, với việc giành
được chức Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng từ tay
Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 2 năm 2013, cùng với việc tái lập hai ban của đảng là
Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, quyền năng của ông Trọng gần như tuyệt
đối. Thể chế độc tài đảng trị tập trung quyền lực quá lớn cho một người mà
không có chế tài nào kiểm soát. Vì vậy, chiếc ghế tối thượng Tổng Bí thư luôn
là đích nhắm của các phe phái.
Ông Nguyễn Phú Trọng đang được đồng đảng và bộ
hạ tung hô hơn cả ông Hồ Chí Minh, rằng “đầu bạc trắng hiên ngang”, “thế thiên
hành đạo”, “bồ tát tái sinh”… cho nên quân cờ ông chọn, toan tính nước đi của
ông ta bị ai cản đường, người đó sẽ trả giá. Từ nay cho đến Hội nghị Trung ương
8, lấy phiếu tín nhiệm của tổng cộng 23 ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư, sẽ
có những cuộc thanh trừng “một mất một còn”.
Đại quan triều đình đánh nhau, đại gia “sân
sau” vỡ mật, thót tim, còn dân chúng thì mãi khổ cực và mê muội. Ngày xưa, khi
đất nước có “loạn sứ quân” thì xuất hiện anh hùng cái thế, ngày nay dân đen kêu
thấu trời xanh, nhưng đa số sĩ phu, trí thức chỉ biết khoanh tay, cúi mặt, đi
giữa “thiên đường mù”.
No comments:
Post a Comment