Friday, 20 May 2022

DÂN TỘC VIỆT NAM CÓ THỰC SỰ 'LÀ MỘT' NHƯ LỜI ÔNG PHẠM MINH CHÍNH? (RFA)

 



Dân tộc Việt Nam có thực sự ‘là một’ như lời ông Phạm Minh Chính?

RFA
2022.05.20

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pm-meets-overseas-vietnamese-in-the-us-vn-is-one-the-vietnamese-people-are-one-05202022135401.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pm-meets-overseas-vietnamese-in-the-us-vn-is-one-the-vietnamese-people-are-one-05202022135401.html/@@images/cca20687-5e38-4e3e-911d-0b4d83e9f58c.jpeg

Cuộc gặp của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính với một số người Việt diễn ra vào tối ngày 17/5/2022, tại thành phố San Francisco, bang California Hoa Kỳ.  Courtesy chinhphu.vn

 

Cuộc gặp của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính với một số người Việt diễn ra vào tối ngày 17/5/2022, tại thành phố San Francisco, bang California Hoa Kỳ.

 

Dù có hơn hai triệu người Việt sinh sống tại Mỹ, nhưng một số người gặp ông Thủ tướng đã được cho là đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tại cuộc gặp, ông Chính nói đại dịch càng khẳng định truyền thống của dân tộc Việt Nam là càng khó khăn, càng nỗ lực, càng đoàn kết... đồng thời ông nhắc lại lời ông Hồ: ‘Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi’.

 

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nhận định với RFA hôm 20/5:

 

“Ông Chính nói “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” đó là nhìn theo quan điểm của những người cộng sản. Còn thực tế thì nếu nhìn từ góc độ cai trị và quản trị thì có hai nước Việt Nam: một nước Việt Nam của những người cộng sản mà ở đó họ nhận được những đặc quyền, được hưởng nhiều bổng lộc, được ưu tiên nắm quyền hành, và độc quyền cai trị đất nước; và một nước Việt Nam của những người không cộng sản, họ bị cai trị, hầu như không nắm quyền gì, và luôn nơm nớp lo sợ bị giới cầm quyền hỏi thăm.

 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản không bao giờ muốn nhắc đến thực tế này. Họ mượn chiêu bài đấu tranh giai cấp để giành lấy quyền lực, và sau khi có quyền lực thì quay lại dùng việc phân biệt giai cấp để cai trị nhân dân. Ông Vũ nói tiếp:

 

“Dù nắm quyền cai trị nhân dân nhưng các lãnh đạo cộng sản luôn cố gắng xây dựng một sự đoàn kết với giới bị trị bởi họ biết rằng giới bị trị luôn đông đảo hơn giới cai trị. Và nếu người dân bị trị mà cùng đoàn kết với nhau để đòi thay đổi thì chắc chắn giới cai trị sẽ nhanh chóng mất quyền lực và quyền lợi.”

 

Nhiều người cho rằng, không thể có phương thức đại đoàn kết chung quanh một đảng, vì dân tộc luôn có sự khác biệt. Đại đoàn kết là phải chấp nhận khác biệt. Nhà nước Việt Nam nếu chấp nhận sự khác biệt thì không cần kêu gọi đại đoàn kết.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pm-meets-overseas-vietnamese-in-the-us-vn-is-one-the-vietnamese-people-are-one-05202022135401.html/190b7ef5-c6dd-4a65-abc1-7ac4d1a6d289.jpeg/@@images/d6d8defa-9e51-41c0-b089-e9892d8acbdd.jpeg

Hình minh họa: Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn Việt Nam gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/5/2022. AFP.

 

Trở lại với câu lặp lại lời ông Hồ Chí Minh của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc gặp gỡ với một số người Việt ở San Francisco, bác sĩ Đinh Đức Long, một Đảng viên đã rời khỏi Đảng, khi trả lời RFA hôm 20/5, cho rằng:

 

“Câu này không phải của ông Phạm Minh Chính, mà là của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói năm 1946, trước khi lên đường đi Pháp dự Hội nghị Fontainebleau. Khi đó ông gởi thư cho đồng bào miền Nam nói ‘sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một’. Vì lúc đấy Nam bộ là thuộc địa của Pháp, họ muốn tách miền Nam ra, và cuộc đấu tranh của cụ Hồ là để chống lại điều đó. Bây giờ các lãnh đạo có nhắc lại chỉ làm theo lời ông Hồ. Trên thực tế họ có làm thật, vì dù bất cứ ai, cấp bậc nào mà đi sai đường lối, muốn chia rẽ nước Việt Nam, muốn đặt địa phương mình ra ngoài sự lãnh đạo của trung ương, lập tức sẽ bị trừng phạt ngay. Đó là điều chắc chắn họ làm, ngay trong nội bộ họ, còn  đối với kẻ thù họ còn làm mạnh hơn.”

 

Liên quan đến vấn đề đối xử với người Việt thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa hiện sống ở hải ngoại, liệu có được chính quyền cộng sản đối xử công bằng như lời các lãnh đạo? Bác sĩ Đinh Đức Long nói:

 

“Cá nhân tôi thấy đúng là họ làm như thế, nhưng vấn đề thực hiện thì muốn vỗ tay phải có hai bàn tay, không ai vỗ tay một bàn tay. Phía họ nói như vậy còn phía người Việt ở hải ngoại có chấp nhận hay không? Có hợp tác hay không là tùy từng người. Hoàn toàn đúng là có sự khác nhau nhưng tùy từng người. Nước Đức thống nhất thì cũng phân biệt đối xử huống gì cộng sản, nhưng mức độ khác nhau. Thứ hai là tùy thuộc vào từng con người cụ thể, có những người vẫn hợp tác và ngược lại có những người trong nội bộ cộng sản nhưng người ta cũng lại bỏ. Cho nên tôi nghĩ đó là chuyện bình thường của xã hội, nhưng nhiều người lại thổi phồng lên. Nhiều khi tôi cho rằng đó là đặc tính của dân tộc Việt Nam, tức là ‘được làm vua thua làm giặc’, mình phải hiểu nó chỉ khác nhau mức độ. Tóm lại khi xung đột lợi ích sẽ giết nhau, nếu không giết được nhau thì bắt tay hợp tác chung sống.”

 

Nếu các vị lãnh đạo thật sự muốn 'Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một'... thì người cầm quyền là phía phải đi trứơc, phải quên đi quá khứ để mở đường cho những người đã vì lý do chính trị mà phải bỏ nước ra đi... Chứ không thể cứ ra sức đàn áp, bắt bớ người bất đồng chính kiến trong nước... rồi trước các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến các nước phương Tây, thì chính quyền Hà Nội thường trả tự do cho những người bị bỏ tù vì bất đồng chính kiến... và coi đó như là một cuộc mặc cả.

 

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc khi trao đổi với RFA hôm 20/5 từ Sài Gòn, nhận định:

 

“Giới lãnh đạo hay nhầm lẫn giữa người Mỹ gốc Việt, Việt kiều hay du học sinh... Do đó đa số họ hay gọi những người Việt sinh sống ở hải ngoại dù có quốc tịch của nước sở tại hay không, hay sang làm ăn buôn bán... đều là Việt kiều. Như vậy không đúng tính chất và đặc điểm của từng cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Chúng ta đều thấy rằng giữa người Việt trong nước và người Việt hải ngoại, nhất là cộng đồng người Việt rời bỏ đất nước từ năm 1975 thì người ta mang một ý thức hệ khác và đại đa số họ tự nhận là cộng đồng người Việt Quốc gia Hải ngoại chứ không phải người Việt một cách chung chung, để họ phân biệt giữa người Việt Quốc gia và người Việt Cộng sản.”

 

Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, do cuộc chiến tranh ở Việt Nam kéo dài quá lâu đã để lại hệ quả là hàng triệu người Việt phải bỏ đất nước ra đi và nó đã đưa đến sự nghi kỵ bắt nguồn từ những chính sách mới của chính quyền mới sau 30/4/1975. Ví dụ như bắt đi tù cải tạo, đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp miền Nam, chế độ lý lịch trong học tập... thì hố sâu ngăn cách giữa người Việt và người Việt đã qua 47 năm cũng khó hàn gắn, trong khi giữa Mỹ và Việt Nam là những cựu thù thì lại bắt đầu nhích lại gần nhau, để phát triển đất nước và xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp. Ông Phúc nói tiếp:

 

“Bởi vậy, mỗi lần đặt vấn đề với người Việt trong nước và người Việt hải ngoại thì nó lại thêm một lần nhức nhối cho dân tộc Việt Nam này. Tôi cũng nói thẳng, nhiều lãnh đạo Việt Nam đi ra nước ngoài nhất là sang Mỹ, chưa ai dám mời cộng đồng người Việt Quốc gia ở Mỹ để mà đối thoại để cho hai bên thông cảm lẫn nhau. Và tôi cũng chưa thấy một quan chức Việt Nam nào dám bước ra vùng Little Sài Gòn để tìm gặp cộng đồng người Việt Quốc gia để mà đối thoại.”

 

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng, chính vì những ngăn cách đó càng làm cho sự chia rẻ giữa người Việt trong nước và người Việt ở nước ngoài ngày càng sâu sắc. Và quan trọng nhất theo ông Phúc, đó là vấn đề ý thức hệ và vấn đề điều hành đất nước hiện nay, khiến một số người Việt ở hải ngoại không đồng ý với những khuyết điểm, những vấn đề... đáng lẽ không phải xảy ra ở trong đất nước này.

 

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc khi trao đổi với RFA hôm 20/5 từ Sài Gòn, nhận định:

 

“Giới lãnh đạo hay nhầm lẫn giữa người Mỹ gốc Việt, Việt kiều hay du học sinh... Do đó đa số họ hay gọi những người Việt sinh sống ở hải ngoại dù có quốc tịch của nước sở tại hay không, hay sang làm ăn buôn bán... đều là Việt kiều. Như vậy không đúng tính chất và đặc điểm của từng cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Chúng ta đều thấy rằng giữa người Việt trong nước và người Việt hải ngoại, nhất là cộng đồng người Việt rời bỏ đất nước từ năm 1975 thì người ta mang một ý thức hệ khác và đại đa số họ tự nhận là cộng đồng người Việt Quốc gia Hải ngoại chứ không phải người Việt một cách chung chung, để họ phân biệt giữa người Việt Quốc gia và người Việt Cộng sản.”

 

Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, do cuộc chiến tranh ở Việt Nam kéo dài quá lâu đã để lại hệ quả là hàng triệu người Việt phải bỏ đất nước ra đi và nó đã đưa đến sự nghi kỵ bắt nguồn từ những chính sách mới của chính quyền mới sau 30/4/1975. Ví dụ như bắt đi tù cải tạo, đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp miền Nam, chế độ lý lịch trong học tập... thì hố sâu ngăn cách giữa người Việt và người Việt đã qua 47 năm cũng khó hàn gắn, trong khi giữa Mỹ và Việt Nam là những cựu thù thì lại bắt đầu nhích lại gần nhau, để phát triển đất nước và xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp. Ông Phúc nói tiếp:

 

“Bởi vậy, mỗi lần đặt vấn đề với người Việt trong nước và người Việt hải ngoại thì nó lại thêm một lần nhức nhối cho dân tộc Việt Nam này. Tôi cũng nói thẳng, nhiều lãnh đạo Việt Nam đi ra nước ngoài nhất là sang Mỹ, chưa ai dám mời cộng đồng người Việt Quốc gia ở Mỹ để mà đối thoại để cho hai bên thông cảm lẫn nhau. Và tôi cũng chưa thấy một quan chức Việt Nam nào dám bước ra vùng Little Sài Gòn để tìm gặp cộng đồng người Việt Quốc gia để mà đối thoại.”

 

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng, chính vì những ngăn cách đó càng làm cho sự chia rẻ giữa người Việt trong nước và người Việt ở nước ngoài ngày càng sâu sắc. Và quan trọng nhất theo ông Phúc, đó là vấn đề ý thức hệ và vấn đề điều hành đất nước hiện nay, khiến một số người Việt ở hải ngoại không đồng ý với những khuyết điểm, những vấn đề... đáng lẽ không phải xảy ra ở trong đất nước này.

 

VIDEO :

Người Việt tại Mỹ: Hy vọng ông Chính sáng mắt sáng lòng để hiểu hai chữ 'Tự do'

https://www.youtube.com/watch?v=C-owKC4kcwA

 

-------------------------

Tin, bài liên quan

 

Vì sao bây giờ Việt Nam mới xử vụ “đi nhờ” chuyên cơ Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân rồi trốn lại Hàn Quốc?

Người Việt hải ngoại làm công tác thiện nguyện tại Việt Nam từ sau 1975 đến nay

Dân Lào ‘có thiện cảm' với người Trung Quốc hơn người Việt?

Chuyện gia đình một cô dâu Việt ở Xứ Đài




No comments:

Post a Comment

View My Stats