Saturday, 14 May 2022

CHIẾN SỰ UKRAINE NGÀY THỨ 80 : UKRAINE PHẢN CÔNG Ở MIỀN ĐÔNG (Thanh Niên Online)

 


Chiến sự Ukraine ngày thứ 80: Ukraine phản công ở Miền Đông  

Thanh Niên Online

05:45 - 15/05/2022 

https://thanhnien.vn/chien-su-ukraine-ngay-thu-80-ukraine-phan-cong-o-mien-dong-post1458605.html

 

Ukraine đang tiến hành các cuộc phản công ở miền đông trong lúc Nga và phương Tây tiếp tục căng thẳng về việc NATO kết nạp thành viên mới.

 

https://image.thanhnien.vn/w2048/Uploaded/2022/tnaztw/2022_05_14/23a5-2825.jpg

Lính cứu hỏa dập tắt đám cháy sau khi một nhà văn hóa ở Derhachi gần Kharkiv, Ukraine trúng bom ngày 13.5.  REUTERS

 

Ukraine phản công

 

Theo các tuyên bố của quân đội Ukraine và đánh giá của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) ngày 14.5, Nga dường như đang rút hoàn toàn lực lượng khỏi thành phố Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraine, trước các cuộc phản công của Ukraine. ISW nhận định điều này nghĩa là Ukraine đã chiến thắng trong trận Kharkiv và thành công ngăn Nga bao vây hay kiểm soát thành phố này.

 

Reuters dẫn lời Tỉnh trưởng Oleh Sinegubov của Kharkiv tối 14.5 cho biết các lực lượng Ukraine đã tiến hành phản công gần thị trấn Izium, nơi Nga đang kiểm soát, thuộc tỉnh Kharkiv ở miền đông Ukraine. Việc tiếp tục gây áp lực lên Izium và các tuyến tiếp tế của Nga sẽ khiến Moscow khó bao vây quân Ukraine ở miền đông.

 

VIDEO :

Xem nhanh: Ngày 80 chiến dịch quân sự, Ukraine nói vẫn 'như địa ngục' nhưng có hy vọng

 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng cho biết các cuộc đàm phán phức tạp đang được tiến hành để sơ tán một số lượng lớn binh lính bị thương khỏi nhà máy thép Azovstal ở cảng Mariupol. Ukraine đã đề xuất sơ tán 38 người trong số những binh sĩ bị thương nặng nhất và nếu Moscow cho phép họ ra ngoài, Kyiv sẽ thả một số tù binh Nga. Hiện lực lượng Ukraine bên trong Azovstal vẫn đang chống trả quyết liệt dù binh sĩ Nga đã vào được bên trong nhà máy, theo ISW.

 

Nga chưa xác nhận các thông tin trên. Sputnik dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết pháo binh của Nga đã loại bỏ 543 điểm tập trung của lực lượng Ukraine trong 24 giờ qua.

 

VIDEO :

Chỉ huy Ukraine ở Azovstal cầu cứu tỉ phú "ngoài hành tinh" Elon Musk

 

Tổng thống Phần Lan điện đàm với ông Putin về việc gia nhập NATO

 

Theo AFP, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto ngày 14.5 đã có cuộc điện đàm người đồng cấp Nga Vladimir Putin về việc nước này nộp đơn xin gia nhập NATO.

 

Cuộc điện đàm "do Phần Lan khởi xướng rất trực tiếp, thẳng thắn và không gặp khó khăn gì. Việc tránh căng thẳng được xem là vấn đề quan trọng", văn phòng tổng thống Phần Lan cho biết.

 

Tuy nhiên, theo Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã đáp lại rằng Nga xem việc Phần Lan chấm dứt sự trung lập về quân sự là một "sai lầm".

 

"Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng việc chấm dứt chính sách trung lập quân sự truyền thống sẽ là một sai lầm vì không có mối đe dọa nào đối với an ninh của Phần Lan", Điện Kremlin cho biết.

 

“Sự thay đổi trong định hướng chính trị của đất nước có thể có tác động tiêu cực đến quan hệ Nga - Phần Lan, vốn được phát triển trong nhiều năm trên tinh thần láng giềng tốt và hợp tác giữa các đối tác”, theo Điện Kremlin.

 

Phần Lan dự kiến ​​chính thức công bố việc nộp đơn gia nhập NATO vào ngày 15.5. Động thái này được dự đoán sẽ kéo theo nước láng giềng Thụy Điển.

 

VIDEO :

Thổ Nhĩ Kỳ không ủng hộ Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO

 

Quốc hội Thụy Điển ngày 13.5 công bố đánh giá chính sách an ninh cho thấy việc nước này gia nhập NATO sẽ có tác dụng ngăn chặn xung đột ở Bắc Âu. Trước đó, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto và Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin ngày 12.5 tuyên bố nước này phải nộp đơn gia nhập NATO ngay lập tức.

 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 13.5 tuyên bố không ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Tuy nhiên, tối 14.5, người phát ngôn của Tổng thống Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ không đóng cánh cửa gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan nhưng muốn đàm phán với các nước Bắc Âu và kiểm soát cái mà Ankara coi là hoạt động khủng bố, đặc biệt là ở Stockholm.

 

Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 14.5 cho biết bà ủng hộ việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.

 

"Mỗi quốc gia được tự do quyết định về tư cách thành viên trong liên minh của mình. Điều này cũng áp dụng cho Thụy Điển và Phần Lan", bà Baerbock nói trong cuộc họp báo kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7 ở Đức.

 

Giữa căng thẳng, RAO Nordic, công ty con của tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Inter RAO, cùng ngày 13.5 thông báo sẽ ngừng cung cấp điện cho Phần Lan vì chưa nhận được khoản thanh toán cho lượng điện xuất khẩu trong tháng 5.

 

Xem thêmNga ngừng cung cấp điện cho Phần Lan từ 14.5

 

G7 tuyên bố không công nhận biên giới Nga vạch ra bằng vũ lực

 

Các ngoại trưởng của nhóm G7 ngày 14.5 cho biết họ sẽ không bao giờ công nhận biên giới mà Nga đang cố gắng thay đổi bằng vũ lực trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tuyên bố được các ngoại trưởng đưa ra sau 3 ngày thảo luận ở miền Bắc nước Đức, quốc gia đang giữ ghế chủ tịch luân phiên G7.

 

Cuộc họp còn có sự tham gia của các ngoại trưởng Ukraine và Moldova, cũng như Đại diện Cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell.

 

Các nước G7 cũng cam kết sẽ mở rộng biện pháp trừng phạt sang các lĩnh vực mà Nga phụ thuộc và tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine để giúp nước này chống lại chiến dịch quân sự của Moscow.

 

Xem thêm: G7 tuyên bố không bao giờ công nhận biên giới do Nga 'vẽ lại'

 

VIDEO :

Tướng Ukraine lạc quan sẽ kết thúc thắng lợi xung đột trong năm nay

 

Ukraine dự báo chiến sự kết thúc vào cuối năm

 

Theo Sky News, chỉ huy tình báo Ukraine Kyrylo Budanov ngày 14.5 dự đoán rằng chiến sự ở nước này sẽ đạt bước ngoặt vào tháng 8 và kết thúc với sự thất bại của Nga trước cuối năm nay.

 

“Bước ngoặt sẽ rơi vào nửa cuối tháng 8. Phần lớn chiến sự sẽ kết thúc trước cuối năm”, ông Budanov dự báo và cho rằng sức mạnh của Ukraine sẽ hồi sinh trên khắp lãnh thổ, bao gồm Donbass và Crimea.

 

Xem thêmTướng Ukraine dự báo thời điểm chiến sự kết thúc

 

Phái đoàn Thượng viện Mỹ đến Kyiv

 

https://image.thanhnien.vn/w2048/Uploaded/2022/tnaztw/2022_05_14/kyiv-6013.jpg

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp phái đoàn Thượng viện Mỹ do Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mitch McConnell dẫn đầu tại Kyiv, Ukraine

VĂN PHÒNG TỔNG THỐNG UKRAINE

 

Theo CNN, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tiếp một phái đoàn do Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Mitch McConnell, dẫn đầu ở Kyiv.

 

Ông Zelensky ngày 14.5 cho biết trên tài khoản Instagram của mình rằng chuyến thăm "là một tín hiệu mạnh mẽ về sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với Ukraine từ quốc hội Mỹ và người dân Mỹ".

 

"Cảm ơn sự lãnh đạo của các bạn đã giúp đỡ chúng tôi trong cuộc đấu tranh không chỉ vì đất nước của chúng tôi, mà còn vì các giá trị dân chủ và tự do. Chúng tôi thực sự đánh giá cao điều đó", ông Zelensky viết.

 

Trong video ông Zelensky đăng tải và hình ảnh trên các tài khoản mạng xã hội chính thức của tổng thống Ukraine còn có mặt các Thượng nghị sĩ Cộng hòa Susan Collins của Maine, John Barrasso của Wyoming và John Cornyn của Texas.

 

Không rõ cuộc gặp có diễn ra vào ngày 14.5 hay không và liệu phái đoàn này có còn ở Kyiv hay không.

 

Trước đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 1.5 đã cùng Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Gregory Meeks bất ngờ đến Kyiv.

 

VIDEO :

Phi hành gia trạm ISS nghĩ gì khi nghe tin tức xung đột Nga-Ukraine?

 

Moscow cáo buộc phương Tây bắt đầu "cuộc chiến hỗn hợp toàn diện" chống Nga

 

Reuters đưa tin Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ngày 14.5 cho biết phương Tây đã bắt đầu một "cuộc chiến tranh hỗn hợp toàn diện" chống lại Nga và khó có thể dự đoán cuộc chiến này sẽ kéo dài bao lâu.

 

Trong bài phát biểu vào ngày thứ 80 kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, Ngoại trưởng Lavrov chỉ ra hàng loạt các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Moscow và nói Nga đang là mục tiêu của phương Tây.

 

"Phương Tây đã tuyên bố một cuộc chiến tranh hỗn hợp toàn diện và thật khó để dự đoán điều này sẽ kéo dài bao lâu, nhưng rõ ràng hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng đến mọi người, không có ngoại lệ”, ông Lavrov tuyên bố.

 

"Chúng tôi đã làm mọi cách để tránh một cuộc đụng độ trực tiếp, nhưng bây giờ thách thức đã được bày ra. Tất nhiên chúng tôi chấp nhận nó. Chúng tôi không lạ gì với các lệnh trừng phạt: chúng hầu như luôn ở đó dưới hình thức này hay hình thức khác", ngoại trưởng Nga nói thêm.

 

Ông Lavrov cũng cho biết những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga đã thất bại, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Nga với Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria và các nước vùng Vịnh.

 

-------------------------------

Chiến sự Nga - Ukraine:

·         Ngành đóng tàu thêm bất ổn vì khủng hoảng Ukraine

·         Châu Âu tăng mạnh chi tiêu quốc phòng giữa khủng hoảng an ninh

·         Người Việt ở Ukraine giúp nhau di tản

·         Hỗ trợ người Việt ở Ukraine di tản: Ấm áp tình đồng hương

·         Điểm mặt các siêu du thuyền của Nga bị phương Tây thu giữ

 

--------------------

TIN LIÊN QUAN

 

§   Thụy Điển nói gia nhập NATO sẽ làm giảm nguy cơ xung đột ở Bắc Âu

§   Chiến sự Ukraine tối 12.5: Nga dọa phản ứng quyết liệt nếu bên nào can thiệp

§   Lãnh đạo Phần Lan nhất trí phải nộp đơn gia nhập NATO ngay lập tức

 

===================================================

.

.

Chiến sự ngày thứ 79: Nga phóng tên lửa dồn dập, phương Tây tìm cách giúp Ukraine   

Thanh Niên Online

05:31 - 14/05/2022

https://thanhnien.vn/chien-su-ngay-thu-79-nga-phong-ten-lua-don-dap-phuong-tay-tim-cach-giup-ukraine-post1458345.html

 

Quân đội Ukraine tố Nga phóng tên lửa dồn dập vào các cơ sở hạ tầng dân sự, trong khi bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Nga có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở nước láng giềng.

 

Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine Valerii Zaluzhnyi ngày 13.5 khẳng định trong thời gian gần đây Nga liên tục dùng tên lửa hành trình diệt hạm siêu thanh Kh-22 để phóng nhắm vào các cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine.

 

https://image.thanhnien.vn/w2048/Uploaded/2022/churovh/2022_05_13/he-thong-ten-lua-phong-khong-7779.jpg

Một hệ thống tên lửa phòng không của Ukraine ở gần thành phố Sloviansk thuộc tỉnh Donetsk.  AFP

 

Ông Zaluzhnyi đưa ra cáo buộc trên trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley, theo trang The Kyiv Independent. Ông Zaluzhnyi nói rằng lực lượng Nga mỗi ngày phóng từ 10-14 tên lửa hành trình vào các cơ sở hạ tầng dân sự.

 

Ông Zaluzhnyi còn nói rằng lực lượng Nga đã phóng 12 tên lửa hành trình vào nhà máy lọc dầu Kremenchuk thuộc miền trung Ukraine, và 2 trong số đó đã bị hệ thống phòng không Stinger do Mỹ chế tạo bắn hạ. Theo ông Zaluzhnyi, Nga chuyển sang dùng tên lửa hành trình vì không muốn sử dụng máy bay sau khi bị tổn thất nặng.

 

VIDEO :

Xem nhanh: Chiến dịch quân sự ngày 79, Ukraine-Nga giằng co ở 2 mặt trận lớn

 

Bộ Quốc phòng Nga ngày 13.5 tuyên bố đã tấn công nhà máy lọc dầu Kremenchuk, phá hủy khả năng sản xuất và nhiều bồn nhiên liệu của nhà máy, theo Reuters. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với cáo buộc nhắm vào cở sở hạ tầng dân sự. Moscow từng phủ nhận chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine nhắm vào các mục tiêu dân sự.

 

Xem thêmChiến sự đến chiều 9.5: Ukraine nói Nga phóng tên lửa vào Odessa

 

“Nhiều tuần cực kỳ khó khăn ở phía trước”

 

Cũng trong ngày 13.5, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói rằng đất nước ông đang vào giai đoạn kéo dài mới của cuộc chiến chống lại lực lượng Nga và “những tuần cực kỳ khó khăn còn ở phía trước”, theo The Kyiv Independent.

 

Bộ trưởng Reznikov nhấn mạnh rằng không ai có thể dự đoán được khi nào sẽ có đột phá có lợi cho Ukraine, nhưng phải mất nhiều thời gian Ukraine mới có được vũ khí hạng nặng do phương Tây cung cấp để đối phó lực lượng Nga.

 

Bộ trưởng Reznikov đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh lực lượng Nga đang tập trung tiến quân ở miền đông Ukraine. Theo CNN, hai chiến trường đang lộ diện tại Ukraine, với quân Nga tìm cách kiểm soát hai vùng Luhansk và Donetsk, trong khi lực lượng Ukraine nỗ lực trì hoãn và phân tán các mũi tấn công của đối phương.

 

VIDEO :

Anh tìm mua vũ khí Liên Xô, Nga chế tạo để cung cấp cho Ukraine

 

Xem thêmChiến sự đến trưa 13.5: hai chiến trường đang lộ diện ở Ukraine

 

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đề nghị ngừng bắn

 

Trong cuộc điện đàm ngày 13.5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đề nghị Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu lập tức thực hiện lệnh ngừng bắn ở Ukraine, theo AFP.

 

“Bộ trưởng Austin đề nghị một lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc”, Lầu Năm Góc cho hay trong một tuyên bố.

 

Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 18.2 hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Nga nói chuyện với nhau, theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby. Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.

 

Xem thêmLầu Năm Góc nói quân đội Nga 'né' đối thoại

 

VIDEO : Chiến sự Nga-Ukraine: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đề nghị ngừng bắn

 

Anh tìm mua vũ khí Liên Xô, Nga chế tạo để cung cấp cho Ukraine

 

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace mới đây tiết lộ rằng các quan chức quốc phòng và ngoại giao nước này đang tích cực tìm kiếm mua những loại vũ khí do Liên Xô và Nga chế tạo trên toàn cầu để cung cấp cho Ukraine.

 

Ông Wallace đưa ra tiết lộ trên khi phát biểu với giới phóng viên tại Washington D.C ngày 11.5 (theo giờ Mỹ), theo Đài RT. Ông Wallace cho rằng giới chức Nga cũng đang cố gắng làm như trên vì Moscow đang cạn kiệt nguồn vũ khí dành cho chiến dịch quân sự ở Ukraine, khi chiến dịch này hôm nay 13.5 bước sang ngày thứ 79.

 

Ông Wallace lý giải rằng vũ khí do Liên Xô chế tạo là lựa chọn tốt nhất cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại lực lượng Nga vì lực lượng Ukraine đã quen với những khí tài như thế.

 

VIDEO :

Ông Zelensky “sẵn sàng đàm phán” với ông Putin, không nhượng bộ lãnh thổ

 

Xem thêmAnh tìm mua vũ khí Liên Xô, Nga chế tạo để cung cấp cho Ukraine

 

Bộ trưởng quốc phòng Anh, Mỹ bàn cách hỗ trợ Ukraine

 

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace ngày 13.5 cho hay ông và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã bàn những bước kế tiếp để hỗ trợ Ukraine, trong đó có viện trợ quân sự. Ông nhấn mạnh “chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với sự thống nhất và quyết tâm nhằm cung cấp cho Ukraine những gì nước này cần để chống lại” chiến dịch quân sự của Nga.

 

Cũng trong ngày 13.5, khi gặp nhau tại Đức, những ngoại trưởng của các nước G7 (gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản), ủng hộ tiếp tục cung cấp vũ khí và viện trợ cho Kyiv, theo Reuters.

 

Cùng ngày, Cao ủy EU phụ trách đối ngoại và chính sách an ninh Josep Borrell tuyên bố EU tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine với trị giá 500 triệu euro, trong đó có vũ khí hạng nặng như xe tăng và pháo. Ông cho hay gói viện trợ mới nâng tổng giá trị viện trợ của EU dành cho Ukraine lên khoảng 2 tỉ euro. Ông Borrell còn nói ông tin rằng trong vài ngày tới, EU sẽ đạt được một thỏa thuận về đề xuất cấm vận dầu mỏ Nga.

 

Xem thêm: EU chính thức đề xuất cấm nhập khẩu hoàn toàn dầu mỏ Nga

 

VIDEO :

Việc gia nhập NATO của Phần Lan, Thụy Điển sẽ qua trình tự nào?

 

Nga thay đổi lập trường về việc Ukraine xin gia nhập EU

 

Theo ông Dmitry Polyanskiy, phó trưởng phái đoàn đại diện thường trực Nga ở Liên Hiệp Quốc, trước đây Moscow không quan ngại về việc Ukraine gia nhập Liên minh Châu Âu (EU), nhưng lập trường giờ đây đã thay đổi, theo Unherd News.

 

Ông Polyanskiy giải thích rằng chất xúc tác dẫn đến sự thay đổi lập trường của Moscow là hành vi của Brussels kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2. Moscow cảm thấy EU đã hoàn toàn đứng về phía Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu.

 

VIDEO :

Nga thay đổi lập trường về việc Ukraine xin gia nhập EU

 

Xem thêmNga thay đổi lập trường về việc Ukraine xin gia nhập EU

 

Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO

 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm nay 13.5 tuyên bố không có khả năng nước này ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, lập luận những quốc gia Bắc Âu này là “nhà của nhiều tổ chức khủng bố”.

 

“Chúng tôi đang theo dõi các diễn biến liên quan Thụy Điển và Phần Lan, nhưng chúng tôi không có quan điểm tích cực”, Tổng thống Erdogan nói với giới phóng viên tại thành phố Istanbul, theo Reuters. Ông Erdogan còn nói rằng NATO đã sai lầm khi chấp nhận Hy Lạp trở thành thành viên của liên minh này trong quá khứ.

 

“Là Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi không muốn lặp lại sai lầm tương tự. Hơn nữa các nước vùng Scandinavia là nhà khách cho các tổ chức khủng bố”, ông Erdogan nói.

 

Thổ Nhĩ Kỳ chính thức ủng hộ việc mở rộng NATO kể từ khi gia nhập liên minh này cách đây 70 năm. Bất kỳ quyết định về việc mở rộng NATO phải đạt được sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên, theo Reuters.

 

VIDEO :

Nga nói Phần Lan gia nhập NATO là mối đe dọa an ninh, sẽ sẵn sàng đáp trả

 

Trong khi đó, Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde ngày 13.5 cho hay nước này vẫn hy vọng nhận được sự ủng hộ của tất cả thành viên NATO nếu nộp đơn xin gia nhập. Bà Linde còn nhấn mạnh Thụy Điển và Phần Lan nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ những nước quan trọng mà Thổ Nhĩ Kỳ có lợi ích trong việc duy trì các mối quan hệ tốt.

 

Ngoại trưởng Linde cho biết thêm bà sẽ thảo luận tình hình tại cuộc họp không chính thức của các ngoại trưởng NATO ở Berlin trong cuối tuần này. Thụy Điển và Phần Lan đều đã được mời dự cuộc họp đó. Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto thì nói rằng ông sẽ gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ ở Berlin hôm nay 14.5, theo Reuters.

 

Xem thêmThụy Điển nói gia nhập NATO sẽ làm giảm nguy cơ xung đột ở Bắc Âu

 

-------------------------------------------------

Xem thêm tình hình chiến sự Ukraine:

 

·         Chiến sự Ukraine ngày 78: Giao tranh căng thẳng ở Luhansk, Nga cảnh báo nóng

·         Chiến sự Ukraine ngày 77: Nga để ngỏ khả năng sáp nhập Kherson

·         Chiến sự ngày 76: Miền đông, nam Ukraine rung chuyển

·         Chiến sự Ukraine ngày 75: Nga mừng Ngày chiến thắng, giằng co ở Azovstal

 

----------------------------------------------------

TIN LIÊN QUAN

§   Cảnh báo xung đột ở Ukraine leo thang nguy hiểm

§   Mỹ cấm điều gì khi chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine?

§   Ukraine mở phiên tòa xử binh sĩ Nga đầu tiên về cáo buộc sát hại thường dân

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats