NỘI DUNG :
Phạm Trần | Minh
Anh -
RFI
VOA Tiếng Việt
================================================
Phạm Trần | Minh Anh - RFI
Đăng
ngày: 21/12/2019 - 14:56
Hạ Viện Mỹ ngày 18/12/2019 đã bỏ phiếu thông
qua 2 điều khoản luận tội tổng thống Donald Trump theo nội dung lạm dụng quyền
lực và cản trở Quốc Hội. Tuy nhiên, sau cuộc bỏ phiếu, bà chủ tịch Hạ Viện
Nancy Pelosi đã cho biết ý định không vội đệ trình bản luận tội tổng thống lên
Thượng Viện.
Vì sao chủ tịch Hạ
Viện lại quyết định trì hoãn việc chuyển hồ sơ luận tội lên Thượng Viện như vậy
? RFI đặt câu hỏi với nhà báo Phạm Trần tại Washington
NGHE :
Nhà báo Phạm Trần, Washington
*
RFI : Kính chào nhà báo Phạm Trần. Hôm thứ Tư 18/12/2019, Hạ Viện Mỹ thông qua
bản luận tội tổng thống Donald Trump. Bước kế tiếp, đảng Dân chủ sẽ làm gì?
Nhà báo Phạm Trần: Theo Hiến Pháp, chủ tịch Hạ Nghị Viện, bà Nancy
Pelosi phải thành lập một ban công tố viên (Impeachment Manager). Cho đến giờ
này, bà chủ tịch Hạ Viện cho biết chưa có quyết định việc lập ban này. Chừng
nào chưa có các công tố viên, quyết định luận tội tổng thống Trump của Hạ Viện
chưa được chuyển lên Thượng Viện. Đây là vấn đề căn bản đang xảy ra hiện nay.
Chừng nào chủ tịch
Hạ Viện, mà đảng Dân chủ chiếm đa số, vẫn trì hoãn thủ tục này, thì phiên tòa tại
Thượng Viện chưa biết ngày nào sẽ diễn ra.
*
RFI : Vì sao bà chủ tịch Hạ Viện lại quyết định trì hoãn việc chuyển hồ sơ luận
tội lên Thượng Viện?
Nhà báo Phạm Trần: Trước khi Hạ Viện biểu quyết hôm thứ Tư 18/12, thượng
nghị sĩ Mitch McConnell, thủ lãnh phe đa số Cộng Hòa ở Thượng Viện có một phát
biểu làm cho đảng Dân Chủ bực mình. Theo đó, ông hợp tác chặt chẽ với các luật
sư của tòa Bạch Ốc, để chuẩn bị phiên họp tại Thượng Viện. Ông còn nói rằng ông
sẽ thảo luận nhanh chóng để xóa án cho ông Donald Trump vì ông không muốn các
cuộc thảo luận kéo dài.
Những phát biểu này
của thượng nghị sĩ Mitch McConnell đã làm cho đảng Dân Chủ tức giận. Ông Chuck
Schumer, lãnh tụ phe Dân chủ tại Thượng Viện đòi rằng một phiên tòa thì phải có
nhân chứng và muốn mời bốn nhân chứng được cho là biết rõ câu chuyện về ông
Donald Trump, tức là những hành vi vi phạm Hiến Pháp, cũng như là vi phạm luật
của ông tổng thống Donald Trump.
Thế nhưng, phía đảng
Cộng Hòa đã bác bỏ đề nghị đó. Đây chính là lý bà chủ tịch Hạ Viện đòi phải có
một phiên tòa xử đàng hoàng, phải có nhân chứng, phải công bằng chứ không phải
là có một quyết định trước khi đưa ra xử như là ông lãnh tụ đa số của Cộng Hòa.
Ông ấy muốn xử nhanh chóng tức là vì ông muốn việc này cho nó qua nhanh chóng
vì trước sau gì ông Trump vẫn là tổng thống, bởi vì không thể nào xảy ra chuyện
67 trong số 100 nghị sĩ ở Thượng Viện sẽ biểu quyết truất phế ông Trump.
*
RFI : Trong trường hợp phiên xử bị kéo dài, có những bất lợi gì cho đảng Cộng
Hòa?
Nhà báo Phạm Trần: Thứ nhất là vào năm 2020, có cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ,
tức là bầu cử tổng thống, bầu cử 1/3 nghị sĩ mới, và bầu cử toàn diện 435 hạ
nghị sĩ (dân biểu). Việc kéo dài này sẽ bất lợi cho đảng Cộng Hòa, nhất là cho
ông Trump. Bởi vì, việc luận tội này chưa kết thúc, ông Trump bị luận tội, ông
chưa thể được trắng án nếu không có phiên họp của Thượng Nghị Viện theo như hy
vọng của ông Trump cũng như theo trông đợi và dự trù của đảng Cộng Hòa.
Vì vậy, nếu hồ sơ
luận tội bị Hạ Viện chậm gởi sang Thượng Viện bao lâu và sẽ vào mùa tranh cử
mùa xuân sang năm và nếu ông Donald Trump chưa có trắng án thì vụ việc vẫn còn
nằm ở trong đầu và vẫn được tiếp tục nhắc đi nhắc lại bởi các ứng viên thì sẽ rất
bất lợi cho đảng Cộng Hòa.
*
RFI : Dù biết rằng việc truất phế ông Trump sẽ không xảy ra, tại sao đảng Dân
Chủ vẫn quyết tâm tiến hành thủ tục luận tội và truất phế tổng thống Trump?
Nhà báo Phạm Trần: Khi một ông tổng thống vi phạm Hiến Pháp, có những
tội mà bên phía Quốc Hội cho rằng ông ấy đã chống lại Quốc Hội hay chống lại
nhân dân, chống lại tổ quốc thì ông sẽ bị xử án. Trong trường hợp của ông
Trump, Hạ Viện biểu quyết hai điều: Thứ nhất, họ quy tội ông lạm dụng chức vụ.
Trong vụ
Ukrainegate, nguyên thủ Mỹ đã sử dụng đồng nhiệm Ukraina như là một người sẽ
giúp ông đào hồ sơ được cho là tham nhũng của Hunter Biden, con trai ông Joe
Biden, khi còn làm việc tại Ukraina. Và thời điểm được cho là xảy ra vụ tham
nhũng bên Ukraina, người ta có nói đến việc công ty của ông Hunter Biden có
dính dáng đến tham nhũng và vào thời kỳ đó, ông Joe Biden làm phó tổng thống dưới
thời tổng thống đảng Dân Chủ.
Phe ông Trump cho rằng
Joe Biden đã lợi dụng chức vụ để tìm cách cứu con mình. Do vậy, ông Trump muốn
bên Ukraina đào hồ sơ này lên để bôi nhọ Joe Biden. Lý do là vì Joe Biden bây
giờ là ra ứng cử tổng thống và là người đang đứng đầu phe Dân Chủ. Vì vậy Hạ Viện
cho rằng ông Donald Trump đã lợi dụng chức vụ tổng thống của mình để nhờ một nước
ngoài đào bới hồ tham nhũng mà chưa chắc là đã có hay không, để mà đánh bại đối
thủ chính trị của mình, đấy
chính là việc mời gọi nước ngoài xen lẫn vào nội tình chính trị của nước Mỹ và
đây là điều trái với Hiến Pháp.
Sau đó, khi Hạ Viện
điều tra, ông Trump lại tìm cách ngăn cản các nhân chứng bên phía tòa Bạch Ốc
cũng như bên phía chính phủ phe ông Trump và cũng không muốn chuyển hồ sơ sang
cho bên Hạ Viện để điều tra, tội
này là tội Quốc Hội quy kết cho ông: Ngăn cản Quốc Hội điều tra.
Hai tội này đối với nguyên tắc,
quy định về luận tội là rất đúng. Chính vì những lý do này mà Hạ Viện đã luận tội
ông Donald Trump.
*
RFI : Sau buổi luận tội này, người dân Mỹ có phản ứng ra sao?
Nhà báo Phạm Trần: Phản ứng của người dân Mỹ còn lệ thuộc vào thành phần
được hỏi là theo đảng Dân Chủ hay đảng Cộng Hòa. Trước khi có quyết định của Hạ
Viện luận tội ông Trump thì số ủng hộ là khoảng 50% và phía chống đối là 48%.
Cuộc thăm dò vào lúc này cho biết là những người theo đảng Cộng Hòa thì chống
và số theo Dân Chủ hay độc lập thì ủng hộ. Sau quyết định của Hạ Viện, tỷ lệ
này vẫn không thay đổi. Dư luận của Hoa Kỳ không có quyết định dứt khoát.
*
RFI : Hôm 19/12, tạp chí Christianity Today, thuộc hội thánh “Truyền Bá
Phúc Âm” đã không ngần ngại cho rằng “Tổng thống Trump nên bị truất
phế”. Ông nghĩ gì về lời kêu gọi này?
Nhà báo Phạm Trần: Lời kêu gọi này hết sức quan trọng vì có liên hệ đến
những người theo Thiên Chúa giáo. Những thành phần theo Thiên Chúa Giáo đó, đa
số là những người theo đạo Tin Lành. Và cơ quan đưa ra lời kêu gọi này, tức là
ông chủ bút viết bài bình luận kêu gọi như thế, sẽ ảnh hưởng tới những thành phần
dân chúng có tín ngưỡng ở Hoa Kỳ. Và những thành phần này chính là những người
đã ủng hộ ông Trump trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016.
Khi bài viết này được
đưa ra, tất cả các hãng thông tấn và báo chí đã trích lại và đã thảo luận, bình
luận cũng như là đăng tin lên tất cả các website ở Hoa Kỳ. Điều này tôi cho rằng
sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý đối với ông Donald Trump nói riêng và đảng Cộng
Hòa nói chung trong cuộc bầu cử năm 2020.
*
RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà báo Phạm
Trần tại Washington.
-------------------------
VOA Tiếng Việt
21/12/2019
Cựu thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jeff Flake của
bang Arizona kêu gọi các thượng nghị sĩ Cộng hòa hiện nhiệm đặt "quốc gia
lên trên đảng phái" khi phiên xét xử luận tội Tổng thống Trump bắt đầu.
Cựu thượng nghị sĩ Cộng hòa Jeff Flake là một trong
những người thường xuyên chỉ trích Tổng thống Donald Trump. Ông về hưu vào
tháng 10 năm 2017.
Ông Flake, trong một bài bình luận mới đăng trên báo
The Washington Post ngày thứ Sáu, nói các thượng nghị sĩ chớ nên "đồng
lõa" và cảnh báo rằng nếu họ làm như vậy, họ "sẽ nhượng lại trách nhiệm
hiến định của chúng ta [và] đặt ra tiền lệ nguy hiểm nhất."
Lời cảnh báo được
đưa ra chỉ vài ngày sau khi Hạ viện bỏ phiếu cáo buộc ông Trump lạm quyền và cản
trở Quốc hội, khiến ông trở thành tổng thống thứ ba trong lịch sử Mỹ bị luận tội.
Cuộc biểu quyết thông qua chủ yếu theo lập trường đảng phái vì phe Cộng hòa vẫn quyết liệt
bênh vực tổng thống và hành động của ông với Ukraine.
Bây giờ mọi sự chú
ý đều đổ dồn về Thượng viện khi các thượng nghị sĩ trở về sau đợt nghỉ lễ và bắt
đầu một phiên xét xử luận tội chống lại tổng thống. Cho đến nay, các thượng
nghị sĩ Cộng hòa hàng đầu trong Thượng viện đã tỏ dấu hiệu cho thấy họ hợp tác
với Nhà Trắng về phiên xét xử.
Nhưng ông Flake, một
người thường xuyên chỉ trích ông Trump, khuyên các đồng nghiệp cũ của ông đặt
câu hỏi liệu họ có tiến hành phiên xét xử của họ theo cùng cách này dưới thời cựu
Tổng thống Obama hay không.
"Tôi có một phép thử đơn giản cho tất cả chúng
ta: Nếu như Tổng thống Barack Obama có hành vi giống hệt như vậy thì sao? Tôi
biết chắc câu trả lời cho câu hỏi đó là gì, và quý vị cũng vậy," ông Flake viết. "Quý
vị sẽ hiểu một cách hết sức rõ ràng hiểm họa mà việc này đề ra, và quý vị sẽ biết
chính xác mình phải làm gì.
"Nhưng điều không thể biện minh là nhắc lại lập
luận của phe Cộng hòa Hạ viện, nói rằng tổng thống không làm gì sai trái. Ông
ta có làm điều sai trái," ông nói tiếp. "Nếu có lúc phải
đặt quốc gia lên trên đảng phái thì đó là lúc này. Và bằng việc đặt quốc gia
lên trên đảng phái, quý vị có thể cứu được Đảng Cộng hòa trước khi quá muộn."
Những nhận xét gay
gắt này được đưa ra sau khi ông Flake trước đó trong năm nay nói rằng Đảng Cộng
hòa không nên ủng hộ ông Trump tái tranh cử.
Ông Flake tuyên bố
về hưu không làm thượng nghị sĩ nữa vào tháng 10 năm 2017 sau khi ông có những
cuộc tranh cãi gây chú ý với ông Trump. Tổng thống đã nói rằng chính ông đã buộc
ông Flake phải về hưu.
No comments:
Post a Comment