“Không
can thiệp nội bộ” là cái lý cùn nhất của chính trị, ngoại giao, mặc dù lịch sử
nhân loại chưa bao giờ áp dụng cái lý đó.
Tôi không biết nguyên văn câu này còn thiếu gì
không. Chẳng hạn, lợi dụng can thiệp để trục lợi, phá hoại, kích động bạo lực
hoặc xâm lược. Còn vì các vấn để nhân loại phổ quát như môi trường, nhân quyền,
hòa bình, kể cả tự do thương mại… mà bảo “không can thiệp” thì chỉ có thể nói
là lý cùn.
Một thằng ở đầu nguồn xả thải vô tội vạ, không can
thiệp có mà cả khu vực phải ăn, ngửi cứt của nó. Một thằng sở hữu vũ khí suốt
ngày chĩa súng sang nhà người khác, dù là để tự vệ đi nữa thì hàng xóm cũng phải
lên tiếng chứ chẳng nhẽ yên tâm sống trước mũi súng của nó? Một thằng làm hàng
giả, buôn gian bán lận, dù chỉ trong nội địa quốc gia của nó nhưng chắc chắc ảnh
hưởng đến thị trường toàn cầu, nếu “không can thiệp” thì các hiệp ước thương mại
ra đời làm gì?
Các vi phạm nhân quyền lại càng phải can thiệp, vì quyền
con người là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Tòa án quốc tế xét xử tội phạm diệt
chủng có phải là sự can thiệp nội bộ không? Hay đơn giản là Việt Nam từng tiêu
diệt bọn diệt chủng Pol Pot có bị xem là can thiệp không?
Vấn đề nhân quyền không đơn thuần là chính trị mà gắn
sát sao với quan hệ đời thường nhất. Nói dễ hiểu thế này. Một anh chồng hành hạ
vợ như súc vật, thậm chí đánh chết vợ mình, hàng xóm tố cáo hay chính quyền bắt
anh ta, cái lý mà anh chồng ấy tuyên bố “không được can thiệp nội bộ” chỉ có thể
là cái lý của thằng điên!
Tôi hiểu “không can thiệp nội bộ” chỉ được sử dụng
khi quốc gia đó đảm bảo quyền tự quyết của đa số người dân. Vậy chính quyền
Hong Kong hay Trung Quốc đã đảm bảo quyền đó chưa hay đang sa vào tội ác với
dân?
Trong một thể chế phản dân chủ cũng cần phân biệt nội
bộ nào, nội bộ cầm quyền hay nội bộ nhân dân. Ông tuyên bố ủng hộ nhà cầm quyền
và phản lại ý nguyện của nhân dân Hong Kong thì là lên tiếng can thiệp thô bạo
nội bộ Hong Kong đấy!
Hình cưới trang : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3221890327825188&set=a.2850091388338419&type=3&theater
No comments:
Post a Comment