NỘI DUNG :
Anh Vũ
- RFI
.
BBC
Tiếng Việt
==========================================
Anh Vũ - RFI
Đăng ngày: 18/12/2019 - 16:02
Ngày
17/12/2019, tại cảng Tam Á, đảo Hải Nam, trước sự chứng kiến của chủ tịch Tập Cận
Bình, Trung Quốc chính thức đưa vào hoạt động trong biên chế của hải quân hàng
không mẫu hạm Sơn Đông ( Type 001 A), chiếc đầu tiên do Trung Quốc tự đóng.
Tàu sân bay Sơn Đông (Shandong) của Trung Quốc (ảnh
chụp lúc công việc đóng tàu chưa hoàn tất). Wikimedia
Sự kiện này đánh dấu một mốc mới trong chiến lược
phát triển sức mạnh hải quân để Trung Quốc trở thành cường quốc trên biển,
trong bối cảnh đang cạnh tranh với Mỹtrong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương .
Sơn Đông là chiếc tàu sân bay, 100% made in China,
chiếc thứ hai trong chương trình phát triển hải quân Trung Quốc đầy tham vọng với
một đội tàu sân bay có thể lên tới 4 đến 5 chiếc. Những nỗ lực hiện đại hóa hải
quân rầm rộ như vậy khiến giới quan sát phải đạt câu hỏi : Trung Quốc đặt trọng
tâm lớn vào chiến lược phát triển hải quân nhằm đối đầu với chiến lược kiềm chế
của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, hay chỉ răn đe các nước trong khu
vực ?
Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, thuộc Đại học
Baptist Hồng Kông nhận định : « Tàu sân bay là một thuộc tính sức mạnh.
Nó đặt Trung Quốc lên trên các nước trong vùng và giúp Trung Quốc đẩy mạnh hiện
diện trên các vùng Biển Đông và Hoa Đông ». Đó cũng là những vùng biển
mà Bắc Kinh đã tỏ rõ tham vọng muốn làm bá chủ, qua những đòi hỏi chủ quyền
lãnh thổ bất chấp luật pháp quốc tế.
Tham vọng trở thành cường quốc hải quân của Trung Quốc
đã bắt đầu hình thành từ những năm 1990 và 2000, nhưng nó thực sự trở thành ưu
tiên kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012.
Ông James Goldrick, chuyên gia về lực lượng hải quân
tại Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Đại học Quốc gia Úc, ghi nhận : « Với
chiếc hàng không mẫu hạm mới, Trung Quốc muốn sẵn sàng cho sự hiện diện rõ nét,
hùng mạnh và lâu dài » trên các vùng biển mà họ muốn giành sự kiểm
soát nhằm bảo vệ tàu bè của họ, đặc biệt là các tàu cung ứng năng lượng sống
còn cho họ từ Trung Đông.
Để ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh, Hoa Kỳ nhân
danh « quyền tự do hàng hải », gần đây thường xuyên đưa tàu chiến qua lại tuần
tra trong vùng Biển Đông, áp sát các đảo có tranh chấp, thậm chí vào cả vùng biển
Đài Loan. Những động thái như vậy bị Bắc Kinh coi là hành động khiêu khích, đe
dọa.
Dưới con mắt của chuyên gia quân sự Trung Quốc Song
Zhongping được AFP trích dẫn thì « chiếc hàng không mẫu hạm mới này là
một sự trợ giúp to lớn nhằm giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và an ninh
quốc gia » trước mối đe dọa từ hải quân Mỹ. Trong khi đó, theo chuyên
gia về quốc phòng Trung Quốc Steve Tsang, thuộc Trường nghiên cứu Phương Đông
và Châu Phi (SOAS), Đại học Luân Đôn, tàu sân bay có thể là thứ vũ khí răn đe
và hữu ích nếu một ngày nào đó Trung Quốc quyết định sử dụng vũ lực để thôn
tính Đài Loan, một giải pháp mà Bắc Kinh vẫn không loại trừ.
Bắc Kinh đã có trong tay 2 chiếc hàng không mẫu hạm
và còn tiếp tục đóng thêm chiếc thứ 3, thứ 4 hay 5 để phục vụ tham vọng vươn
lên thành cường quốc quân sự. Mục tiêu của họ không phải là chạy đua với Mỹ, mà
là tạo thế lấn át các nước trong vùng, đặc biệt là với Nhật, Hàn Quốc, rồi đến
các nước trong khu vực Đông Nam Á. Một mối lo ngại khác của Trung Quốc còn là
các nước châu Âu như Pháp, Anh, gần đây bắt đầu quan tâm đến sự hiện diện thường
xuyên trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Các chuyên gia quân sự đều có chung nhận định Trung
Quốc có thể đóng bao nhiêu tàu sân bay cũng được tùy theo khả năng của họ,
nhưng số lượng đó cũng không làm thay đổi bàn cờ chiến lược Châu Á -Thái Bình
Dương nếu Mỹ vẫn quan tâm đến khu vực này. Phải mất ít nhất 10 năm nữa hải quân
Trung Quốc mới có thể lấp được lỗ hổng kinh nghiệm tác chiến hiện đại với hạm đội
tàu sân bay. Thách thức trước mắt cho hải quân Trung Quốc là đào tạo đủ lực lượng
không quân có khả năng cất và hạ cánh trên tàu sân bay, xây dựng được các nhóm
tàu tác chiến phối hợp với hàng không mẫu hạm.
Hơn nữa Hải quân Mỹ vẫn chiếm ưu thế, không chỉ vì đội
tàu 11 chiếc hàng không mẫu hạm, hoàn toàn chạy năng lượng hạt nhân mà vì Mỹ có
hệ thống căn cứ quân sự và đồng minh an toàn trải khắp từ Đông Bắc Á xuống Đông
Nam Á qua Nam Thái Bình Dương.
Có điều rõ ràng là tham vọng hiện đại hóa hải quân
Trung Quốc với biểu tượng là tàu sân bay, chỉ thúc đẩy các nước trong vùng lao
vào cuộc chạy đua vũ trang, mua sắm tàu ngầm hay hệ thống tên lửa, ngư lôi chống
tàu sân bay.
-------------------------------------------------
.
BBC Tiếng Việt
18 tháng 12 2019
Sơn
Đông - hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo và là chiếc thứ hai
của nước này - chính thức được đưa vào hoạt động và bàn giao cho Hải quân nước
này hôm 17/12.
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới đảo Hải
Nam chủ trì buổi lễ.
Hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo
khi còn mang tên Type 001A tại nhà máy đóng tàu Đại Liên. GETTY IMAGES
Việc đưa hàng không mẫu hạm mới, mang tên Sơn Đông,
vào hoạt động chính thức, được Trung Quốc xem là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực
xây dựng sức mạnh hải quân của đất nước.
Con tàu này, trước đây được gọi là Type 001A, từng
đi qua eo biển Đài Loan để thực hiện các "thử nghiệm khoa học và huấn luyện
thường xuyên" và cũng từng đến Biển Đông để tham gia cuộc thử nghiệm và diễn
tập ở khu vực.
Tàu sân bay Sơn Đông bắt đầu được thử nghiệm vận
hành trên biển đầu tiên vào tháng 5/2018.
Vận hành hàng không mẫu hạm Sơn Đông, khi đó còn
mang tên Type 001A, trong chuyến thử nghiệm vận hành trên biển đầu tiên vào
tháng 5/2018. GETTY IMAGES
Trước đây, tàu từng được dự kiến đưa vào vận hành
chính thức từ tháng 4. Tuy nhiên, giai đoạn thử nghiệm lại mất nhiều thời gian
hơn so với dự kiến.
Điều này khiến một số nhà quan sát cho rằng, tàu đã
gặp sự cố kỹ thuật, theo
South China Morning Post.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh, cải
tạo từ tàu lớp Kuznetsov mua của Ukraine vào năm 1998, mất khoảng 13 tháng chạy
thử trước khi gia nhập lực lượng vào năm 2012.
Tàu Sơn Đông có lượng giãn nước 65.000 tấn, dài
315,5m, rộng 75m, là tàu sân bay cỡ trung bình chạy bằng động lực thông thường;
tốc độ lớn nhất 30 hải lý/h, thủy thủ đoàn và nhân viên không quân 1.190 người.
Con tàu là phiên bản sửa đổi của thiết kế lớp
Kuznetsov nhưng được lắp đặt radar kiểu mới có thể tìm kiếm toàn diện 360 độ.
Tàu sân bay này có thể mang theo 36 tiêm kích hạm
J-15, so với tàu Liêu Ninh chỉ 24 chiếc. Tàu được nâng cấp hệ thống radar cũng
như có boong tàu rộng để các tiêm kích cất và hạ cánh.
Tàu sân bay được đóng bởi Công ty đóng tàu Đại Liên ở
tỉnh Liêu Ninh, bắt đầu từ tháng 11 năm 2013.
Với bến tàu dài 700 mét, quân cảng này có thể phục vụ
đồng thời nhiều tàu sân bay. Tổ hợp này cũng là nơi đặt căn cứ tàu ngầm hạt
nhân Du Lâm (Yulin).
Căn cứ tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Thanh
Đảo, trên vùng bờ biển phía đông. Đây là cảng nhà của tàu sân bay đầu tiên của
Trung Quốc mang tên Liêu Ninh.
Giấc mơ hàng không mẫu hạm của Trung Quốc
Báo
New York Times dẫn Báo cáo thường niên mới
nhất của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Liêu Ninh đã gia nhập
hạm đội của Hải quân Trung Quốc vào năm 2012 và chưa được thử nghiệm qua các hoạt
động chiến đấu.
Matthew P. Funaiole, một thành viên cao cấp của Dự
án nghiên cứu về sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Quốc tế đóng ở thủ đô Washington, được tờ New York Times dẫn lời cho biết,
c''hỉ có một số rất ít các quốc gia có hàng không mẫu hạm. Với hai hàng không mẫu
hạm hiện có, Trung Quốc lọt vào danh sách các quốc gia như vậy."
Nhưng không dừng ở đó, Trung Quốc đã bắt đầu đóng
tàu sân bay thứ ba tại một nhà máy đóng tàu gần Thượng Hải. Nước này cũng lên kế
hoạch đóng tàu thứ tư. Khi đó, Trung Quốc chỉ đứng sau mỗi Hoa Kỳ, với 10 tàu
sân bay đang hoạt động.
Hải quân Trung Quốc "tiếp tục phát triển thành
một lực lượng hoạt động toàn cầu, dần dần mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài khu
vực Đông Á, với khả năng duy trì hoạt động ngày càng dài hơn," theo báo
cáo của Lầu Năm Góc.
Đưa hàng không mẫu hạm Sơn Đông vào hoạt động đánh dấu
cột mốc quan trọng trong nâng cao sức mạnh hải quân Trung Quốc. PA MEDIA
Dễ dàng khống chế Biển Đông?
Chuyên gia quân sự Song Zhongping ở Hong Kong được
báo South China Morning Post dẫn lời nhận định rằng, hai tàu sân bay Liên Ninh
và Sơn Đông sẽ nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hải quân Trung Quốc, chứ không
phải là Bộ Tư lệnh Chiến khu Bắc Bộ và Nam Bộ.
Nhưng ông cũng nói rằng, trong trường hợp xảy ra chiến
tranh ở Biển Đông, tàu Sơn Đông vẫn có thể được đặt dưới sự chỉ huy của Chiến
khu Nam Bộ để phối hợp các hoạt động chung.
Còn Chuyên gia quân sự Li Jie ở Bắc Kinh cũng
nói với tờ South China Morning Post rằng, việc Bắc Kinh đã
"chọn quân cảng Tam Á [để đưa tàu vào vận hành] vì giới lãnh đạo quân sự
nước này muốn nêu bật tầm quan trọng địa chiến lược của căn cứ hàng không mẫu hạm
thứ hai của Trung Quốc."
Từ Quân cảng Tam Á, quân đội Trung Quốc sẽ có thể dễ
dàng kiểm soát Biển Đông và các tuyến hàng hải trong khu vực.
Việc triển khai tàu sân bay mới tại Tam Á cũng nhằm
răn đe các lực lượng đòi độc lập ở Đài Loan, một nguồn tin quân sự cho tờ South
China Morning Post biết.
Nguồn tin này lý giải điều này bằng việc viện dẫn việc
tàu sân bay này từng đi khu vực eo biển Đài Loan trước khi đến Tam Á.
No comments:
Post a Comment