Âu Dương Thệ
25/12/2019
Trong thời gian gần
đây trên các cơ quan báo chí do ĐCS Trung quốc (TQ) kiểm soát xuất hiện loạt
bài “Kể chuyện Tập Cận Bình”. Đặc điểm của loạt bài này
là ca tụng và thần thánh hóa cá nhân và cả gia đình họ Tập. Để thực hiện mục
tiêu này nên các bài đã ca tụng hết mình Tập Cận Bình được coi là lãnh tụ đang
dẫn dắt TQ thực hiện giấc mơ vĩ đại của thời đại, quyết phục hưng TQ trở thành
một siêu cường trên thế giới.
Họ Tập đang ru ngủ
nhân dân TQ dùng khẩu hiệu tái lập đế quốc với “Thực hiện giấc mơ vĩ
đại” của Đại Hán bằng cách tăng cường ngân sách quốc phòng chỉ đứng
sau Mỹ, hiện đại hóa không quân và hải quân để biến biển Đông thành cái ao của
TQ!
Trong đó cá nhân Tập
Cận Bình được thêu dệt như một người từ đạo đức tới trí tuệ vẹn toàn từ thuở nhỏ.
Đặc điểm nữa là ca tụng lòng yêu nước của họ Tập tuyệt cao. Từ đó cố tạo ra một
ấn tượng, Tập Cận Bình là một người vẹn toàn theo Khổng giáo: Tu thân, tề gia,
trị quốc, bình thiên hạ!
Dụng tâm đưa ra loạt
bài “Kể chuyện Tập Cận Bình”, họ Tập muốn thực hiện tham vọng
trở thành lãnh tụ suốt đời như các thời đại phong kiến trước đây ở TQ. Ngay thời
Mao Trạch Đông, sau khi nắm được lục địa 1949, Mao cũng tự thần thánh hóa mình
nên đã thủ tiêu ngay cả các đồng chí đối thủ trong ĐCS và cầm quyền tới khi chết
(1976). Trong thời gian cai trị trên 1/4 thế kỉ Mao đã giết hại bao nhiệu triệu
người TQ qua chính sách “Cải cách ruộng đất”, “Phong trào nhảy vọt” tới “Cách mạng
Văn hóa”…!
Trong số loạt
bài “Kể chuyện Tập Cận Bình” có những bài dưới đây đã
được phổ biến trên các đài phát thành, truyền hình và báo chí TQ, kể cả các đài
TQ phát thanh ra nước ngoài, như:”Hiếu thảo với cha mẹ, tận trung với
nước, hiểu về yêu nước yêu nhà của đồng chí Tập Cận Bình”, “Tình
‘kính lão’ của Chủ tịch Tập Cận Bình”, “Ông Tập Trọng Huân trở
thành ‘ông lão cứng đầu’, là vì ai?“, “Ai là anh hùng trong lòng Tổng
Bí thư Tập Cận Bình?”, “Câu nói của Tổng Bí thư Tập Cận Bình khiến
cô giáo suýt rơi nước mắt”, “Kỳ tích Trung Quốc dựa vào cái gì?
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đưa ra ba cụm từ then chốt”,
“Chủ tịch Tập Cận Bình: Tấm gương của thanh niên”, “Tư tưởng Tập Cận
Bình về Văn minh sinh thái dẫn dắt việc xây dựng “Trung Quốc tươi
đẹp”, “Người theo đuổi giấc mơ, Trung Quốc 2019”…
Chủ trương tự thần
thánh hóa của Tập Cận Bình – Nguyễn Phú Trọng đã từng nhận là “Bạn” –
cũng giống hệt như Hồ Chí Minh. Sau khi chiếm được chính quyền, lấy tên giả là
Trần Dân Tiên, họ Hồ đã viết loạt bài “Những mẩu chuyện hoạt động của
Hồ Chủ tịch” tự kể và tự đề cao gọi HCM là “cha già của dân tộc”!!!
Các nhà độc tài đều có điểm giống nhau là tự thần thánh hóa! Khi nắm độc quyền
trong tay họ trở thành tự kiêu tự đại, coi dân chỉ như cục đất sét, nhào nắn thế
nào cũng được!
Dưới đây là một số
bài tiêu biểu “Kể chuyện Tập Cận Bình” đã được Đài Phát
thanh TQ phổ biến bằng tiếng Việt:
Ai là
anh hùng trong lòng Tổng Bí thư Tập Cận Bình?
(Đài Trung quốc tiếng
nước ngoài (CRI), phần tiếng Việt 26-11-2019)
Những người nào
khiến Tổng Bí thư Tập Cận Bình tôn kính, thậm chí cảm động đến mức
rơi nước mắt? Những người đã có ảnh hưởng rất lớn đến Tổng Bí thư
Tập Cận Bình trong thời thanh niên, thậm chí thiếu niên, và nhiều lần
được Tổng Bí thư đề cập. Nói khái quát đặc trưng của những nhân vật
này, có thể dùng từ “anh hùng” để định nghĩa. Hai chữ này có trọng
lượng hết sức lớn trong lòng Tổng Bí thư Tập Cận Bình.
Tổng Bí thư Tập
Cận Bình rất tôn sùng Nhạc Phi và Thích Kế Quang, coi tận trung báo
quốc là mục tiêu theo đuổi suốt cuộc đời.
Sinh ra trong gia
đình quân nhân cách mạng, Tổng Bí thư Tập Cận Bình sùng bái các anh
hùng dân tộc chinh chiến tại chiến trường như Nhạc Phi, Thích Kế
Quang, Phùng Tử Tài, v.v., trong lòng hướng tới Quân Giải phóng Nhân
dân Trung Quốc, sau khi tốt nghiệp đại học, đồng chí Tập Cận Bình đã
làm việc tại Văn phòng Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Tổng Bí thư Tập
Cận Bình đề cập đến Thích Kế Quang trong nhiều trường hợp. Tháng 4
năm 2014, khi thị sát công tác tại Sở Công an thành phố Kashgar, Tân
Cương, đồng chí Tập Cận Bình dùng câu chuyện Thích Kế Quang đánh
giặc Oa Nhật Bản lộng hành ở vùng duyên hải để khích lệ cảnh sát.
Đồng chí nói: “Nhìn thấy cây gậy của các bạn, thì tôi nghĩ đến
Thích Kế Quang đời nhà Minh làm thế nào huấn luyện quân đội đánh
giặc Nhật Bản. Thích Kế Quang rót nhọn tre bương, tre rất dài, một
nhóm từ 5 đến 7 người. Trước tiên dùng gậy tre bương chặn giặc Oa
Nhật Bản, khiến chúng không thể tiếp cận được. Rồi binh sĩ cầm khiên
xông lên đánh giặc, rất hiệu quả. Chúng ta cũng cần phải có binh
pháp tốt và vũ khí hữu hiệu”.
Tại Hội nghị
Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Viện Công trình Trung Quốc diễn ra
tháng 5 năm 2018, Tổng Bí thư Tập Cận Bình dùng câu thơ của Thích Kế
Quang như sau: “Phồn sương tận thị tâm
đầu huyết, sái hướng thiên phong thu diệp đan” (sương thu phủ khắp muôn
ngọn núi, lá gặp sương thu, màu đỏ hơn cả hoa tháng hai, giống như tâm
huyết của mình khiến ngọn núi và lá cây chuyển sang màu đỏ), để ca
ngợi tình cảm yêu nước sâu đậm của nhà khoa học các thế hệ. Tháng 6
năm 2018, khi khảo sát tại tỉnh Sơn Đông, Tổng Bí thư Tập Cận Bình
đội mưa leo đến lầu chính Bồng Lai Các, nghe giới thiệu về Thích Kế
Quang huấn luyện lực lượng hải quân, bảo vệ biên giới trên biển, Tổng
Bí thư nhấn mạnh: “Lịch sử cổ đại, cận đại và hiện đại của nước
ta hình thành bức tranh lịch sử trọn vẹn của dân tộc Trung Hoa. Cán
bộ lãnh đạo phải đọc nhiều sách lịch sử, hấp thu dinh dưỡng tinh
thần từ lịch sử”.
Ngoài Thích Kế
Quang ra, Nhạc Phi cũng là một anh hùng dân tộc gây ảnh hưởng rất lớn
đến Tổng Bí thư Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh:
“Trong các giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa yêu
nước nằm ở tầng sâu nhất, căn bản nhất và vĩnh viễn nhất”. Tổng Bí
thư Tập Cận Bình nói bài thơ “Mãn Giang Hồng” của Nhạc Phi và bài
văn “Trung Quốc đáng yêu” của Phương Chí Mẫn thể hiện “tấm lòng quê
nhà”, “tăng cường chí khí và niềm tin của người Trung Quốc”.
Năm 5-6 tuổi, bà
Tề Tâm, mẹ của đồng chí Tập Cận Bình đưa con đi mua sách, hồi đó,
trong bộ sách “Nhạc Phi truyện” có một cuốn mang tên “Mẹ của Nhạc Phi
xăm chữ lên lưng con”, còn có một cuốn sách kể câu chuyện tận trung
báo quốc, bà Tề Tâm đã mua hai cuốn sách này. Bà Tề Tâm đọc những
sách này, kể câu chuyện tận trung báo quốc, mẹ của Nhạc Phi xăm chữ
lên lưng con cho Tập Cận Bình nghe. Từ đó, Tổng Bí thư Tập Cận Bình
đã khắc ghi bốn chữ “Tận trung báo quốc”, và coi đó là mục tiêu theo
đuổi suốt cuộc đời.
Tổng Bí thư Tập
Cận Bình rơi nước mắt vì Tiêu Dụ Lộc, trong lòng có Đảng, có dân,
có trách nhiệm, có kỷ luật.
Ngoài người thời
cổ đại ra, Tổng Bí thư Tập Cận Bình thường nhớ đến và hai lần rơi
nước mắt vì một Bí thư Huyện ủy, người này là Tiêu Dụ Lộc. Mối
liên hệ giữa Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tiêu Dụ Lộc có thể khái
quát bằng một cuốn sách, hai lần rơi nước mắt và 3 chuyến khảo sát.
Trước tiên là
một cuốn sách, cuốn sách chuyên đề đầu tiên của Tổng Bí thư Tập Cận
Bình sau Đại hội Đảng lần thứ 18 là “Làm Bí thư Huyện ủy như đồng
chí Tiêu Dụ Lộc”, thể hiện vị trí đặc biệt của Tiêu Dụ Lộc trong
lòng Tổng Bí thư.
Tổng Bí thư Tập
Cận Bình hai lần rơi nước mắt vì Tiêu Dụ Lộc, lần đầu tiên xảy ra
vào năm 13 tuổi. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhớ lại rằng: “Ngày
6/2/1966, tờ ‘Nhân Dân nhật báo’ đăng bài phóng sự dài ‘Tấm gương của
các Bí thư Huyện ủy—Tiêu Dụ Lộc’ do đồng chí Mục Thanh và các đồng
chí khác viết, hồi đó tôi đang học lớp 7, giáo viên môn học Chính
trị họ Trương đã đọc bài phóng sự này cho chúng tôi, chúng tôi nhiều
lần khóc nức nở, nhất là khi đọc đến phần đồng chí Tiêu Dụ Lộc
kiên trì làm việc khi bệnh ung thư gan tới giai đoạn cuối, dùng cây
gậy chống ở vị trí của gan, bên phải của ghế mây bị chọc thủng một
lỗ lớn, tôi rất cảm động. Tinh thần Tiêu Dụ Lộc gây ảnh hưởng rất
lớn đến tôi”. Lần thứ 2 rơi nước mắt là tờ “Nhân Dân nhật báo” số ra
ngày 9/7/1990 đăng bài “Nhân dân kêu gọi Tiêu Dụ Lộc” trên đầu trang,
đồng chí Tập Cận Bình lúc đó đảm nhiệm Bí thư Thành ủy Phúc Châu,
tỉnh Phúc Kiến khóc nức nở sau khi đọc xong bài báo này, đêm cùng
ngày đã viết một bài từ “Niệm nô kiều”. Bài viết này đăng trên tờ
“Buổi tối Phúc Châu” số ra ngày 16/7/1990, bày tỏ tình cảm tôn kính
đồng chí Tiêu Dụ Lộc, cũng như niềm tin kiên định yêu dân, vì dân, có
tinh thần trách nhiệm của đồng chí Tập Cận Bình.
Về ba chuyến
khảo sát, tháng 4 năm 2009, đồng chí Tập Cận Bình lúc đó đảm nhiệm
Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước đặc biệt đến
vườn kỷ niệm Tiêu Dụ Lộc, chiêm ngưỡng đài kỷ niệm Tiêu Dụ Lộc, đặt
vòng hoa trước ngôi mộ Tiêu Dụ Lộc. Tháng 3 năm 2014, Tổng Bí thư Tập
Cận Bình lần thứ hai đến Lan Khảo, nơi làm việc của Tiêu Dụ Lộc.
Lúc đó, đồng chí Tập Cận Bình trên cương vị Tổng Bí thư chỉ rõ
rằng: “Tôi sở dĩ lựa chọn Lan Khảo là điểm liên hệ, một nguyên nhân
quan trọng là Lan Khảo là nơi bắt nguồn của tinh thần Tiêu Dụ Lộc”.
Tháng 5 năm 2014, Tổng Bí thư Tập Cận Bình lần thứ ba đến Lan Khảo,
tham gia hội nghị sinh hoạt dân chủ chuyên đề của ban lãnh đạo ủy viên
thường vụ Huyện ủy Lan Khảo, khẳng định cách làm của huyện Lan Khảo
triển khai hoạt động giáo dục và thực tiễn với việc tôn vinh tinh
thần Tiêu Dụ Lộc là manh mối chính…
Tổng Bí thư Tập
Cận Bình đã đề cập Tiêu Dụ Lộc tại nhiều trường hợp. Sau đó, bất
kể là tới vùng nông thôn, học đại học hay nhập ngũ, đặc biệt là sau
khi làm Bí thư Huyện ủy, Bí thư Thành ủy, trong đồng chí Tập Cận
Bình luôn có bóng dáng Tiêu Dụ Lộc. Với tâm trạng nhìn thấy người
hiền tài thì muốn noi theo học tập, Tổng Bí thư Tập Cận Bình luôn
noi gương Tiêu Dụ Lộc, đối chiếu bản thân.
Tháng 1 năm 2015,
khi tọa đàm với các học viên lớp đào tạo của trường Đảng Trung ương
dành cho các Bí thư Huyện ủy, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đề xuất
phải làm Bí thư Huyện ủy như Tiêu Dụ Lộc, thực hiện trong lòng có
Đảng, có nhân dân, có trách nhiệm, có kỷ luật.
Tổng Bí thư Tập
Cận Bình còn đề cập nhiều anh hùng liệt sĩ: cá nhân như Dương Tịnh
Vũ, Triệu Thượng Chí, Tả Quyền, v.v; tập thể như “5 tráng sĩ núi
Lang Nha” của Bát Lộ Quân, “Đại đội Lưu Lão Trang” của Tân Tứ Quân, 8
nữ chiến sĩ của Liên quân chống Nhật Đông Bắc, cũng như “800 tráng
sĩ” của quân đội Quốc Dân Đảng.
Tổng Bí thư Tập
Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh: một dân tộc có hy vọng không thể không
có anh hùng, một quốc gia có tiền đồ không thể không có tiên phong.
Dân tộc Trung Hoa là dân tộc tôn kính anh hùng và có rất nhiều anh
hùng, trong thời đại hòa bình cũng cần có tấm lòng anh hùng.
Người Trung Quốc
cần phải ghi nhớ mọi anh hùng đóng góp cho dân tộc Trung Hoa và nhân
dân Trung Quốc, tôn kính anh hùng, bảo vệ anh hùng, học tập anh hùng,
quan tâm anh hùng.
***
Ông Tập Trọng Huân trở thành “ông lão
cứng đầu”, là vì ai?
(CRI 25-10-2019)
Các bạn thân
mến, tiết mục “Kể chuyện Tập Cận Bình” hôm nay sẽ giới thịêu với
các bạn câu chuyện giao lưu giữa phụ thân của Chủ tịch Tập Cận Bình
– ông Tập Trọng Huân và quần chúng nhân dân ở cơ sở.
Dân tộc Trung Hoa
xưa nay luôn coi trọng gia đình, coi trọng tình thân. Phẩm chất tốt đẹp
của gia đình truyền thống dân tộc Trung Hoa đã in sâu trong lòng người
Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cũng vậy, được sinh ra và lớn lên trong
một gia đình đầm ấm và hài hòa. Ông Tập Trọng Huân cần kiệm chăm lo
gia đình, dạy con nghiêm khắc, cho rằng là cán bộ cấp cao của Đảng,
nghiêm chỉnh tác phong của Đảng, trước hết phải thực hiện từ bản
thân và người nhà của bản thân. Trong những ngày cuối đời, ông Tập
Trọng Huân nhiều lần nói với các con rằng: “Bố chẳng để lại cho các
con tài sản gì, nhưng bố đã để lại cho các con một danh tiếng tốt.”
Khi tiếp xúc với
quần chúng nhân dân ở cơ sở, ông Tập Trọng Huân luôn luôn bình đẳng
thân thiết, tràn đầy nhiệt tình, do vậy ông được người dân hết sức
yêu mến. Tiết mục hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn câu chuyện giao tiếp
giữa ông Tập Trọng Huân và công nhân thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam,
Trung Quốc.
Tháng 5 năm 1975,
ông Tập Trọng Huân được điều động xuống cơ sở Lạc Dương, “thay đổi môi
trường để nghỉ ngơi và dưỡng bệnh.” Ở Nhà máy Vật liệu chịu lửa
Lạc Dương, ông Tập Trọng Huân sinh hoạt rất có quy luật. Việc cần làm
hàng ngày chính là tập thể dục, tắm rửa và đọc sách báo. Khoảng 5
giờ sáng ông đã dậy và đi bộ dọc đập thôn Nam, sau bữa sáng, liền đi
tắm ở bể tắm công cộng của nhà máy, rồi về nhà đọc sách báo. Ông
có trí nhớ rất tốt, trên đường gặp ai ông đều có thể gọi ra tên của
họ, chào hỏi và trò chuyện.
Trong quãng thời
gian này, ông Tập Trọng Huân “không phải là đảng viên, cũng không có
việc làm”, nhưng trong bài hồi ký của phu nhân Tề Tâm, “quãng thời gian
này là những ngày Trọng Huân cảm thấy thoải mái nhất”.
Bên cạnh đó, ông
Tập Trọng Huân vẫn quan tâm đến quần chúng công nhân và nông dân, đã
nhận được sự tin cậy và yêu mến của mọi người với nhân cách độc
đáo và hấp dẫn. Sau khi khôi phục công việc, ông Tập Trọng Huân từng
hai lần viết thư cho công nhân Nhà máy Vật liệu chịu lửa Lạc Dương
Đinh Căn Hỷ, thể hiện đầy đủ quan hệ gắn bó máu thịt giữa ông và
quần chúng công nhân.
Ngày 22/2/1978,
theo yêu cầu của Trung ương, ông Tập Trọng Huân đáp tàu hỏa về Bắc
Kinh. Tháng 4 năm 1978, ông Tập Trọng Huân xuống miền Nam đến tỉnh
Quảng Đông, thành lập Đặc khu kinh tế Thâm Quyến và Châu Hải, đã viết
nên trang sử thời đại về Cải cách mở cửa Trung Quốc.
Bức thư đầu tiên
là sau nửa năm rời khỏi Nhà máy Vật liệu chịu lửa Lạc Dương, ông
Tập Trọng Huân đã đảm nhiệm Bí thư thứ hai Tỉnh ủy Quảng Đông, ông
gửi thư cho ông Đinh Căn Hỷ, nói về nỗi nhớ sau khi tạm biệt.
Đồng chí Đinh Căn Hỷ:
Xin chào Đồng chí.
Công việc của đồng chí có bận không? Tháng 2
tôi vội vã rời khỏi Lạc Dương, tháng 4 lại rời khỏi Bắc Kinh đến
Quảng Đông, sau đó rất bận, nên không có thời gian viết thư cho đồng
chí, rất xin lỗi, tin rằng đồng chí chắc sẽ thông cảm.
Nhân dịp đồng chí Hồ Thế Hậu của Học viện
Máy móc Nông nghiệp về Lạc Dương, tôi gửi thư cho đồng chí, tình hình
cụ thể của tôi, đồng chí ấy sẽ kể với đồng chí, ở đây tôi không
nhắc lại nữa. Đồng chí có việc gì, thì gửi thư cho tôi, nếu có dịp
đến Quảng Đông công tác, tôi chắc chắn sẽ tiếp đón nhiệt tình, chúc
an khang tốt đẹp. Xin gửi lời hỏi thăm chị Trí cũng như các cháu Đinh
Tuấn, Đinh Mẫn, Đinh Hồng.
Tôi biết đồng chí là đồng chí tốt tặng than
trong tuyết, chứ không phải người dệt gấm thêu hoa, mong đồng chí viết
thư cho tôi chia sẻ tình hình của đồng chí.
Tập Trọng Huân
Ngày 9/10/1978
Ngày 9/11/1982,
khi đảm nhiệm Bí thư Ban Bí thư Trung ương, dù bận trăm công nghìn
việc, ông Tập Trọng Huân vẫn tranh thủ thời gian viết thư cho ông Đinh
Căn Hỷ rằng: Lâu ngày không gặp, rất nhớ đồng chí. Các cháu Đinh
Hồng, Đinh Mẫn, Đinh Tuấn học tập và công việc vẫn tốt chứ? Các
cháu đều là thanh thiếu niên thông minh tài giỏi, có chí tiến thủ.
Chúc các cháu mạnh khỏe, trưởng thành, công tác và học tập thuận
lợi. Chúc đồng chí và đồng chí Trí Vinh Hoa hạnh phúc an khang.
Có rất nhiều câu
chuyện về ông Tập Trọng Huân quan tâm quần chúng nhân dân, nhưng có một
việc khiến công nhân Nhà máy Vật liệu chịu lửa Lạc Dương đến nay vẫn
rất khó quên.
Hồi đó, khi thấy
công nhân rất khó lên xe buýt công cộng giờ tan làm, ông Tập Trọng Huân
liền chen lên xe buýt đến Thành ủy phản ánh vấn đề. Trước cổng
Thành ủy, khi nhân viên trực ban từ chối yêu cầu gặp lãnh đạo Thành
ủy, ông nói thẳng rằng: Tôi là Tập Trọng Huân, muốn phản ánh vấn đề
với lãnh đạo Thành ủy. Ông cứ làm thế mới được gặp Bí thư Thành
ủy, nói rõ tình hình, yêu cầu tăng thêm xe, giải quyết vấn đề khó
lên xe buýt công cộng khi đi làm và tan làm.
Do ông đứng ra
“cầu cho dân”, khiến vấn đề được giải quyết rất nhanh. Công nhân Nhà
máy Vật liệu chịu lửa Lạc Dương đều rất cảm động vì tinh thần của
ông, gọi ông là “ông lão cứng đầu”, “ông lão tốt bụng”.
Các công nhân trẻ
trong nhà máy cũng thường xuyên giúp ông Tập Trọng Huân mua bột mì,
thợ cạo định kỳ cắt tóc cho ông, bác sĩ cũng chủ động đưa thuốc
đến nhà ông. Cứ đến ngày lễ, rất nhiều công nhân đều mời ông đến nhà ăn
cơm, ông Tập Trọng Huân cũng mời các công nhân đến nhà ông ăn cơm và
trò chuyện.
Công nhân Nhà máy
Vật liệu chịu lửa Lạc Dương không những thường xuyên viết thư cho Tập
Trọng Huân, mà còn đi thăm ông nhân dịp họ đến Bắc Kinh công tác, trò
chuyện tâm sự với ông.
Thợ cạo từng
cắt tóc cho ông Tập Trọng Huân tìm đến Trung Nam Hải ở Bắc Kinh thăm
ông, nhưng bị nhân viên công tác chặn ngoài cổng, sau khi được biết, ông
Tập Trọng Huân đã phê bình nhân viên công tác một cách nghiêm khắc
rằng: “Đừng làm khó chịu với quần chúng nhân dân”. Sau đó, ông Tập
Trọng Huân cứ tiếp thợ cạo này, và nhờ ông gửi lời hỏi thăm tới
tất cả công nhân.
Từ đó, miễn là
cán bộ và quần chúng cơ sở đến Bắc Kinh thăm, đều được ông Tập
Trọng Huân tiếp đón nhiệt tình.
Mọi người thường
nói, “Gia đình là lớp học đầu tiên trong cuộc đời, cha mẹ là người
thầy đầu tiên của con cái”. Chính trong lớp học này, Chủ tịch Tập
Cận Bình đã được hưởng sự giáo dục suốt đời từ bố mẹ. Chủ tịch
Tập Cận Bình từng nói, “tôi đã kế thừa và hấp thu rất nhiều phẩm
chất cao cả từ phụ thân”. Khi nói về tầm ảnh hưởng của phụ thân,
Chủ tịch Tập Cận Bình từng viết thư cho ông Tập Trọng Huân rằng: “Bố
đã ảnh hưởng những người xung quanh bằng tình yêu thương bác ái, bố
giống như con bò già, lặng lẽ cày cấy vì nhân dân Trung Quốc. Điều
này cũng khích lệ con tập trung hết sinh lực cả đời vào sự nghiệp
phục vụ nhân dân, đền ơn đáp nghĩa đất nước tươi đẹp và bà con Trung
Quốc đã nuôi dạy con.”
Hiếu
thảo với cha mẹ, tận trung với nước, hiểu về yêu nước yêu nhà của
đồng chí Tập Cận Bình
(CRI 02-12-2019)
Cổ nhân nói: “Tu
thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Trong mắt đồng chí Tập Cận
Bình, “muôn vàn gia đình đều sống tốt, đất nước mới hưng thịnh, dân
tộc mới lớn mạnh”.
1. Hiếu thảo với cha mẹ: nền nếp gia đình là cốt lõi tinh thần của
gia đình, cũng là hình ảnh thu nhỏ giá trị của xã hội.
“Từ mẫu thủ trung
tuyến, Du tử thân thượng y. Lâm hành mật mật phùng, Ý khủng trì trì quy. Thuỳ
ngôn thốn thảo tâm, Báo đắc tam xuân huy. ”
Tạm dịch nghĩa:
“Sợi chỉ trong tay
mẹ hiền, Nay đang ở trên áo người đi xa. Lúc mới lên đường, mẹ khâu kỹ càng, Có
ý sợ con chậm trễ trở về. Ai dám nói rằng tấm lòng của một tấc cỏ, Lại có thể
báo đáp được ánh nắng của ba xuân?”
Đồng chí Tập
Cận Bình từng ngâm bài thơ “Du Tử Ngâm” này tại buổi liên hoan mừng
xuân Ất Mùi 2015.
Trong văn phòng
của đồng chí, những tấm ảnh về đời sống gia đình đầm ấm chụp ở
thời gian khác nhau được đặt ở vị trí nổi bật; đồng chí đẩy xe lăn
cho phụ thân tuổi cao, dắt tay mẫu thân tản bộ, chụp chung với phu nhân
Bành Lệ Viên, đạp xe chở con gái bé nhỏ đi chơi… hiếu thảo với cha
mẹ, thương yêu vợ con, tuy bận trăm công nghìn việc, không thể ở bên
người thân thường xuyên, nhưng đồng chí không bao giờ quên trách nhiệm
như vậy.
“Gia đình là tế
bào cơ bản của xã hội, là trường học đầu tiên của đời người” “nền
nếp gia đình là hạt nhân tinh thần của một gia đình, cũng là một hình
ảnh thu nhỏ về giá trị xã hội”. Theo đồng chí Tập Cận Bình, hạnh
phúc gia đình không phải là một việc nhỏ bình thường chỉ liên quan
đến một gia đình. Đồng chí nhiều lần nhấn mạnh, “Gia đình hòa thuận
thì xã hội ổn định, gia đình hạnh phúc thì xã hội hài hòa, gia
đình văn minh thì xã hội văn minh” “Không có hạnh phúc trọn vẹn của
muôn vàn gia đình, thì không có phồn vinh phát triển của đất nước”.
Đồng chí coi
trọng xây dựng nền nếp gia đình, kế thừa nền nếp gia đình tốt đẹp
lấy mình làm gương, từng khuyến cáo đông đảo Đảng viên cán bộ tại
nhiều trường hợp, “cán bộ lãnh đạo cần phải đặt xây dựng nền nếp
gia đình ở vị trí quan trọng”. Đồng chí nêu rõ, nền nếp gia đình
của cán bộ lãnh đạo, không phải là chuyện nhỏ cá nhân, việc riêng
của gia đình, mà là biểu hiện quan trọng của tác phong cán bộ lãnh
đạo.
“Bất kể thời
đại thay đổi ra sao, bất kể cuộc sống thay đổi thế nào, chúng ta đều
phải coi trọng xây dựng nền nếp gia đình, chú trọng gia đình, chú
trọng gia giáo, chú trọng nền nếp gia đình”. Lời nói của đồng chí
Tập Cận Bình thấm sâu, vang vọng bên tai.
2. Tận trung với nước: Bốn chữ “Tinh Trung Báo Quốc” là mục tiêu
theo đuổi cả cuộc đời của tôi”.
Ngày 2/5/2018, khi
tọa đàm với thầy trò Đại học Bắc Kinh, đồng chí Tập Cận Bình nêu
rõ, “yêu nước, là tình cảm sâu sắc nhất, lâu bền nhất của đời
người, là cội nguồn lập nên đạo đức, nguồn gốc lập nên công trạng
của một người”, sự bộc lộ tình cảm mộc mạc chất phác này liên quan
chặt chẽ với sự từng trải và trưởng thành của đồng chí Tập Cận
Bình.
Đồng chí Tập
Cận Bình từng nhớ: “Khi tôi còn rất bé, khoảng 5-6 tuổi, mẹ dắt tôi
đi mua sách.” “Tôi lười không muốn đi bộ, mẹ cõng tôi, đến mua truyện
tranh về Nhạc Phi.” “Sau khi mua về, mẹ kể cho tôi nghe câu chuyện Tinh
Trung Báo quốc, mẹ của Nhạc Phi xăm chữ lên lưng con trai. Tôi nói, xăm
chữ trên lưng, phải đau lắm đấy. Mẹ tôi bảo, đau thật, nhưng trong lòng
ghi nhớ. Bốn chữ ‘Tinh Trung Báo Quốc’, tôi luôn nhớ đến bây giờ, cũng
là mục tiêu theo đuổi của cả cuộc đời tôi”.
Từ khi xuống nông
thôn ở Diên An, Thiểm Bắc, đến Chính Định, Ninh Đức, Hạ Môn… trên
đường đi, tận tụy phục vụ nhân dân và đất nước, luôn là tấm lòng
không thay đổi của đồng chí Tập Cận Bình.
Kể từ khi giữ
chức Tổng Bí thư, tại nhiều trường hợp khác nhau, đồng chí Tập Cận
Bình đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần chủ nghĩa yêu nước
đối với đất nước, dân tộc. Đồng chí nêu rõ, “tinh thần chủ nghĩa yêu
nước ăn sâu bén rễ trong tâm thức dân tộc Trung Hoa, là gien tinh thần
của dân tộc Trung Hoa, “yêu nước, không thể chỉ nói suông, mà phải gắn
bó chặt chẽ giữa lý tưởng của mình với tiền đồ của tổ quốc, cuộc
đời mình với mệnh vận của dân tộc, mọc rễ từ nhân dân, cống hiến
cho đất nước”.
Lời nói chắc như
đinh đóng cột, nói ra nguyện ước ban đầu và tấm lòng của đồng chí
Tập Cận Bình, càng là nguyện vọng thiết tha của Đảng và Nhà nước
đối với đông đảo thanh niên.
3. Thống nhất yêu nhà với yêu nước: gia đình là nước nhỏ nhất, nhà nước là sự
tập hợp của muôn vàn gia đình
Gia đình là nước
nhỏ nhất, nước là sự tập hợp của môn vàn gia đình. Trong phổ hệ văn
minh tinh thần của người Trung Quốc, đất nước và gia đình, xã hội và
cá thể là cộng đồng không thể chia tách.
“Khá giả hay
không, mấu chốt ở bà con”. Đây là lời nói luôn ở cửa miệng của đồng
chí Tập Cận Bình. Khi khảo sát tại Tôn Nghĩa, Quý Châu, đồng chí
Tập Cận Bình nhấn mạnh, “Chính sách do Trung Ương Đảng xây dựng tốt
hay không, cần phải xem bà con khóc hay cười”. Khi khảo sát tại quận
Định Hải, thành phố Châu Sơn, Chiết Giang, đồng chí Tập Cận Bình nêu
rõ, “chén vàng chén bạc không bằng lời khen của bà con”.
Một mặt, muôn
vàn gia đình đều tốt, đất nước mới hưng thịnh, dân tộc mới mạnh.
Đất nước giàu mạnh, dân tộc phục hưng, nhân dân hạnh phúc, không phải
trừu tượng, rốt cuộc đều cần phải thể hiện ở muôn vàn gia đình
hạnh phúc trọn vẹn, thể hiện ở cuộc sống nhân dân không ngừng cải
thiện.
Mặt khác, đất
nước hưng thịnh, dân tộc mạnh, gia đình mới tốt. Chỉ có thực hiện
giấc mơ Trung Quốc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, giấc mơ của mỗi
một gia đình mới có nền tảng vững chắc. Lấy lịch sử làm tấm gương,
mọi người mới có thể hiểu về đạo lý sâu sắc đất nước và gia đình
là thống nhất, cùng chung vận mệnh.
Bởi vậy, hiếu
thảo với cha mẹ, tận trung với nước không những là truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Trung Hoa , cũng thể hiện sự thống nhất giữa “yêu
nhà” và “yêu nước” của tình yêu nước nhà. Như sáng kiến đồng chí
Tập Cận Bình đề xuất nhân dịp năm mới, “Chúng ta cần phải ra sức tôn
vinh tấm lòng yêu nước yêu nhà trong toàn xã hội, vun đắp và thực
hiện giá trị quan cốt lõi chủ nghĩa xã hội, tôn vinh tinh thần chủ
nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tập thể, tinh thần chủ nghĩa xã hội, đề
xướng thống nhất yêu nhà và yêu nước, để mỗi người, mỗi gia đình
đều đóng góp cho đại gia đình các dân tộc Trung Hoa”.
Tình yêu nước yêu
nhà của đồng chí Tập Cận Bình không ngừng viết tiếp trong hành động
“Nói suông hại nước, làm việc thực chấn hưng đất nước”. Mỗi một
người đều là người theo đuổi giấc mơ, đều có một trách nhiệm và
đảm đương đối với đất nước. Tôn vinh tình yêu nước yêu nhà, tức phải
hội tụ trí tuệ, sức mạnh và nhiệt tình của hơn 400 triệu gia đình,
hơn 1,3 tỷ dân, chung sức chung lòng, nỗ lực đảm đang vì trách nhiệm
này, phấn đấu vì cuộc sống tươi đẹp hơn, phấn đấu vì tương lai tươi
đẹp hơn của tổ quốc.
No comments:
Post a Comment