Viễn Đông Daily
15/12/2019
Một
tập tài liệu 400 trang do New York Times tiết lộ cho thấy những chi tiết mới về
cách người Trung Quốc tổ chức giam giữ hàng loạt hơn 1 triệu người từ các nhóm
thiểu số Hồi giáo, bao gồm cả người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan.
Công an Trung Cộng
đang tuần tra tại Kashgar trong vùng Tân Cương trong hình chụp tháng Sáu 2019.
(Greg Baker/AFP via Getty Images)
Tập tài liệu mà chỉ báo NY Times duy nhất có được đã mô tả là “một trong những vụ rò rỉ tài liệu từ chính phủ quan trọng nhất từ bên trong Trung Quốc,” cho thấy vai trò quan trọng của các quan chức hàng đầu Trung Cộng hiện nay, cũng như Chủ tịch Tập Cận Bình, trong việc thành lập các trại cải tạo lao động mà Bắc Kinh gọi là trại huấn nghệ.
Theo tờ New York Times, người tiết lộ những tài liệu
này là một quan chức cao cấp của Trung Ương Cộng Sản Trung Quốc, người muốn bảo
đảm các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng Sản Trung Quốc không thể thoát khỏi
trách nhiệm gây tội ác qua chính sách đàn áp người thiểu số.
Liên Hiệp Quốc cho biết có những báo cáo đáng tin cậy về việc ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các trại “cải tạo” tại Tân Cương.
Các cuộc nổi loạn đã xảy ra đưa đến một chính sách đàn áp người sắc tộc tệ hại nhất của Trung Quốc, mở đầu cho công cuộc bắt người thiểu số Hồi vào các trại giam ở Tân Cương ngày nay.
Trung Quốc viện lý do duy trì việc đối xử tàn tệ với người Duy Ngô Nhĩ - một nhóm thiểu số Hồi giáo nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ - là cần thiết để chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.
Các tài liệu bị tiết lộ cho thấy Chủ Tịch Tập Cận
Bình đã đặt nền tảng chọ cuộc đàn áp vào năm 2014 trong các bài phát biểu riêng
tư với các quan chức, sau vụ tấn công bằng dao chết người tại một nhà ga do người
Duy Ngô Nhĩ gây ra, trong đó hơn 130 người bị thương và ít nhất 33 người thiệt
mạng.
Tuy nhiên, các tài liệu này không cho thấy được việc Tập Cận Bình trực tiếp ra lệnh tạo ra các trại giam.
Trong các bài phát biểu, Tập Cận Bình kêu gọi “đấu tranh chống khủng bố, xâm nhập và ly khai” toàn diện bằng cách sử dụng “các cơ quan độc tài” và thể hiện “hoàn toàn không thương xót”.
Các tài liệu cho thấy một sự khác biệt rõ rệt giữa Tập Cận Bình và niềm tin của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào về cách thức thích hợp để kiểm soát khủng bố ở khu vực nhạy cảm, giáp biên giới Pakistan và Afghanistan.
Trong khi Hồ Cẩm Đào phản ứng với các cuộc bạo loạn chết người năm 2009 tại thủ đô Urumsi của Tân Cương bằng một cuộc đàn áp, ông cũng thúc đẩy cải cách kinh tế. Tuy nhiên, Tập Cận Bình cho rằng mặc dù có tăng trưởng kinh tế, “chủ nghĩa ly khai dân tộc” và “bạo lực khủng bố” vẫn gia tăng.
“Tác động tâm lý của tư tưởng tôn giáo cực đoan đối với mọi người không bao giờ được xem thường,” Tập Cận Bình nói với các quan chức trong chuyến đi tới Tân Cương năm 2014.
“Những người bị bắt bởi chủ nghĩa cực đoan tôn giáo - nam hay nữ, già hay trẻ - có lương tâm bị hủy hoại, mất nhân tính và giết người mà không chớp mắt.”
Theo tờ New York Times, các tài liệu cho thấy các trại giam người Hồi được thành lập vào tháng 8 năm 2016 sau khi Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) vốn nổi tiếng với việc đàn áp người Tây Tạng, được bổ nhiệm làm bí thư Tân Cương. Chen Quanguo đã sử dụng các bài phát biểu của ông Tập để biện minh cho chiến dịch này và nói với các quan chức “hãy làm tròn việc mọi người nên làm tròn.”
Nhưng chính phủ đã lường trước “sự hỗn loạn” trong việc xé tan nát các gia đình. Các tài liệu của chính phủ đã hướng dẫn chi tiết cho chính quyền địa phương về cách xử lý những học sinh, sinh viên có thể trở về nhà để tìm cha mẹ, họ hàng và hàng xóm bị đưa vào trại giam.
Các học sinh, sinh viên đã được thông báo rằng mặc dù người thân của họ không phạm tội nhưng họ không thể được thả ra. Mọi hành động của các học sinh, sinh viên có thể làm cho thời gian giam thân nhân của họ được rút ngắn hoặc bị kéo dài thêm.
Các tài liệu cũng cho thấy có sự chống lại cuộc đàn áp trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc, với một số lo ngại rằng việc giam giữ sẽ tiếp tục gây thêm bất mãn và gia tăng sự ly khai.
No comments:
Post a Comment