Lyn Huỳnh
09/12/2019
Không
ít dư luận viên đã bình luận các bài viết về nhà báo Phạm Chí Dũng, rằng, đây
là chuyện nội bộ an ninh quốc gia Việt Nam, phía nước ngoài không có quyền
‘xía’ vô can thiệp.
Luồng ý kiến đó quên mất là Việt Nam đã ban hành Luật
Điều ước quốc tế, hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Trước đây khá lâu, nhân cuộc chiến Nam tư cũ, các luật
gia quốc tế đã đặt vấn đề “quyền can thiệp vì lý do nhân đạo” - mặc dầu lý do
này chưa bao giờ được tất cả các quốc gia nhìn nhận như là một “nguyên tắc luật
quốc tế”. Theo đó các quốc gia có thể can thiệp vào “nội bộ” của một quốc gia
khác, nếu thấy rằng quốc gia này đang có những “thảm trạng” về nhân quyền như
“diệt chủng”, đàn áp, giết chóc người vô căn cứ...
Tuy nhiên, với “Đạo luật Magnitsky” đang được nhiều
quốc gia áp dụng nên có thể xem đó là một “nguyên tắc luật quốc tế” cho “quyền
can thiệp vì lý do nhân đạo”.
Mới đây, trên báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam
có bài viết “Australia xem xét trừng phạt các đối tượng vi phạm nhân quyền”. Phần
kết của bài báo nhận định: “Nếu đạo luật này được ban hành, Australia sẽ là quốc
gia thứ 4 sau Mỹ, Anh và Canada trong liên minh tình báo Five Eyes áp dụng các
biện pháp trừng phạt tương tự đạo luật Magnitsky của Mỹ. Australia có thể sử dụng
đạo luật này để trừng phạt các đối tượng vi phạm nhân quyền ở các quốc gia khác
trên thế giới”.
Theo bài báo trên VOV, Chính phủ Australia đang có kế
hoạch ban hành các quy định mới, tương tự đạo luật Magnitsky của Mỹ, cho phép tịch
thu tài sản và cấm nhập cảnh các đối tượng người nước ngoài vi phạm nhân quyền.
Đạo luật Magnitsky
được thiết lập là để kỷ niệm cái chết của kế toán người Nga Sergei Magnitsky.
Năm 2009, sau khi ông tiết lộ về quan chức tham ô của Nga, ông đã bị giam cầm,
bị cực hình và chết trong tù. Nội dung chế tài của bộ luật này bao gồm cấm nhập
cảnh, đóng băng tài sản, cấm giao dịch tại Mỹ. Hiện có 28 quốc gia đều có phiên
bản bộ luật này.
Hiện tại, với riêng các đạo luật về Hong Kong và Duy
Ngô Nhĩ của Hoa Kỳ, xem ra nặng về “dân chủ”, dĩ nhiên là “ôn hòa”. Nhưng nếu lãnh
đạo Bắc Kinh không xem đó làm “điểm báo động”, bất chấp và tiếp tục đàn áp thì
hệ quả có thể rất thảm khốc.
Dân chủ hóa là trào lưu thế giới, là động lực thúc đẩy
phát triển quốc gia trong bền vững và hài hòa. Việt Nam nếu muốn hùng mạnh thì
không thể từ khước trào lưu dân chủ hóa ấy.
Việc nhiều tổ chức quốc tế đang tiếp tục lên tiếng về
vụ bắt bớ nhà báo Phạm Chí Dũng là một ví dụ cho tiến trình dân chủ đó ở Việt
Nam.
L.H.
VNTB
gửi BVN
No comments:
Post a Comment