BBC Tiếng Việt
20 tháng 12 2019
Hạ
viện Anh vừa ủng hộ luật Brexit với 358 phiếu thuận, 234 phiếu chống, trong
vòng một để dọn đường ra khỏi EU cuối tháng 1/2020.
Các thủ tục tiếp theo yêu cầu luật Brexit còn phải
qua các vòng đọc nữa và được Thượng viện - House of Lords thông qua.
Sau đó, còn cần con dấu hoàng gia của Nữ hoàng Anh
luật này mới có hiệu lực.
Tuy thế, cuộc bỏ phiếu ở Điện Westminster, trụ sở
Quốc hội Anh chiều 20/12/2019 được cho là ngày lịch sử.
Nữ nhà báo của BBC News, Vicky Young chia sẻ trên
Twitter rằng Quốc hội Anh bắt đầu và kết thúc năm 2019 bằng hai lần "bỏ
phiếu Brexit".
"Từ thất bại với đa số 230 phiếu chống lần trước, nay luật này có
đa số 124 phiếu thuận. Tất cả đều thay đổi."
Luật Brexit mà Anh đang hoàn tất để có hiệu lực mới
chỉ đề cập đến bước một ra để Anh ra khỏi EU.
Sang năm 2020, Anh sẽ đàm phán với EU về các thỏa
thuận tương lai điều chỉnh quan hệ kinh tế, thương mại, biên giới hai bên.
Nữ dân biểu Andrea Jenkyns vừa chia sẻ trên mạng xã
hội hình bà chụp bảng thông báo kết quả bỏ phiếu tại QH Anh về Brexit. TWITTER
ANDREA JENKYNS MP
Sau đó, nếu đạt được đồng thuận, quốc hội các nước
thành viên EU còn phải thông qua hiệp ước về thỏa thuận với Anh, điều một số
nhà quan sát nói, sẽ khó hoàn tất trước ngày cuối cùng của năm 2020.
Xem lại bài: Brexit có phải Định
mệnh của Anh?
Nhà báo Nguyễn Giang từ London bình luận:
"Anh Quốc thực ra đã đồng sàng dị mộng với EU
từ lâu, ở trong mà không nằm bên trong, 'being in but not inside".
Anh hiện tham gia thị trường chung EU (single
market), nhưng ở ngoài khu vực tiền euro, ngoài khối Schengen về tự do
đi lại.
Từ trước 2016, Anh cố không chịu theo phán quyết của
Tòa án Nhân quyền châu Âu (European Convention on Human Rights - ECHR).
Sau Brexit, Anh sẽ thôi quan hệ với tòa ECHR, thu hồi
quyền phán quyết các vấn đề hiến pháp về cho Tòa Tối cao ở London.
Như thế,
trong bốn trụ cột EU: tiền tệ, tự do đi lại, tòa án và thị trường, Anh chỉ
còn ràng buộc với thị trường chung.
Cuộc bỏ phiếu chiều 20/12, vài ngày trước Giáng
Sinh 2019, sẽ khiến Anh chia tay thị trường láng giềng này.
Nhưng dù có nhiều rủi ro, vấn đề rời thị trường xét
cho cùng chỉ mang tính kinh tế, thương mại, còn về chính trị, Anh sẽ trở lại vị
trí lịch sử muôn thuở là đứng bên cạnh châu Âu lục địa."
No comments:
Post a Comment