NỘI DUNG :
VOA Tiếng Việt
.
Tú Anh – RFI
.
RFA
==============================================
VOA Tiếng Việt
12/12/2019
Con
số nhà báo bị giam trên toàn thế giới vẫn gần mức cao kỷ lục, theo một cuộc
thăm dò hàng năm được Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) công bố ngày 11/12. Theo đó,
Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê-út và Ai Cập là những nước bỏ tù nhiều ký giả
nhất trên thế giới.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và các nhà hoạt động cho
tự do báo chí thắp nến tưởng niệm trước tòa dại sứ Ả rập Saudi tại Washington
nhân một năm ngày nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại. (Ảnh chụp ngày 2/10/2019)
“Trong 4 năm liên tiếp, hàng trăm ký giả bị bỏ tù
trên toàn thế giới giữa lúc những nhà độc tài như Tập Cận Bình, Recep Tayyip
Erdoğan, Mohammad bin Salman, và Abdel Fattah el-Sisi không có chỉ dấu cho thấy
nhẹ tay đối với truyền thông chỉ trích họ,” báo cáo của CPJ nhan đề Điều tra Trại
giam 2019 cho biết.
Dù con số các
nhà báo bị giam trên toàn thế giới giảm từ 253 còn 245 vào năm 2019, nhưng tổ chức theo dõi tự do báo chí có trụ sở tại New York này cho biết
các nhà báo bị truy tố về tội loan tin “thất thiệt” hay “tin giả” tiếp tục leo
thang.
“Con số nhà báo bị truy tố về tội ‘tin giả’ tăng lên
thành 30 so với 28 vào năm ngoái,” báo cáo nói và giải thích là việc truy tố, hầu
hết tại Ai Cập, “đã gia tăng mạnh kể từ năm 2012 khi CPJ phát hiện là chỉ có một
nhà báo trên toàn thế giới bị truy tố.”
“Trong năm qua, những quốc gia áp bức trong đó có
Nga và Singapore đã ban hành luật hình sự hóa việc đăng tải “tin giả.”
Cuộc thăm dò năm nay đánh dấu lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ
không bị liệt kê là nước bỏ tù nhiều ký giả nhất thế giới tính từ năm 2015 tới
nay, một phần vì Ankara bài trừ tất cả các hoạt động loan tin độc lập và phóng
thích các nhà báo đang chờ xét xử hay kháng cáo.
Trung Quốc—đứng hàng thứ hai sau Thổ Nhĩ Kỳ là một
trong những nước đàn áp truyền thông nhất trên thế giới trong nhiều năm—có 47
nhà báo bị tù, cùng con số của năm 2018, phần lớn là hậu quả từ việc các nhà
báo nỗ lực ghi nhận có việc đàn áp rộng lớn tại Tân Cương nơi cự ngụ của sắc tộc
thiểu số Uighurs đa số theo Hồi Giáo.
“Một trường hợp gần đây nhất tại Trung Quốc là bà
Sophia Huang Xueqin, một nhà báo tự do trước đây là một nhà báo điều tra cho
các hãng tin Trung Quốc. Bà bị bắt vào tháng 10 năm nay một ít lâu sau khi bà
mô tả trên trang blog của bà việc tuần hành cùng với những người biểu tình đòi
dân chủ tại Hong Kong như thế nào,” báo cáo cho biết.
Ả Rập Xê-út “nơi con số nhà báo bị tù tăng lên một
cách đều đặn kể từ năm 2011,” báo cáo viết, hiện đang giam giữ 26 nhà báo giữa
những tố cáo về nạn tra tấn tù nhân.
Hầu hết 26 nhà báo hiện bị giam tại Ai Cập, theo báo
cáo của CPJ, bị xét xử tập thể, bị đưa tập thể ra trước các thẩm phán, thường bị
truy tố về tội khủng bố và loan tin thất thiệt.
Các giới chức chính phủ Ai Cập, giống như các chính
phủ tại Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nga và Iran, thường cho rằng họ chỉ nhắm vào
các nhà báo làm bất ổn đất nước họ.
Cuộc thăm dò năm 2019 của CPJ cũng nói Iran gia tăng
việc giam giữ các nhà báo trong năm 2019, tương tự như Nga, với 7 nhà báo bị
nhà nước giam giữ.
“Trong số 38 nhà báo bị giam tại tiểu vùng-Sahara
châu Phi, nhiều nhất vẫn là tại Eritrea với hầu hết các nhà báo chưa từng nghe
nhắc đến trong gần hai thập niên,” báo cáo nói và cho biết thêm là Cameroon là
nước có thành tích tệ nhất trong số các nước châu Phi trong khi các bằng chứng
về duy trì tự do ngôn luận xuống dốc tại Ethiopia và Nigeria.
Ba nhà báo bị giam tại châu Mỹ: ở Venezuela,
Honduras và Cuba.
Việt Nam vẫn là quốc gia tại châu Á giam giữ nhiều
nhà báo, chỉ sau Trung Quốc, với 12 nhà báo trong tù.
Thăm dò hàng năm của CPJ không bao gồm những nhà báo
mất tích hay những người bị các tổ chức không phải là nhà nước giam giữ. Cuộc
thăm dò chỉ tính các nhà báo bị chính phủ giam giữ tính tới ngày 1/12/2019.
(Nguồn
Peter Cobus, VOA)
----------------------------
Tú
Anh – RFI
Đăng ngày 11-12-2019
Ít
nhất 250 nhà báo đang bị cầm tù trên thế giới. Trung Quốc đứng đầu các chế độ độc
đoán không chấp nhận truyền thông độc lập, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê
Út, Erythrea, Iran. Tại châu Á, Việt Nam chiếm huy chương bạc trong danh sách
không vẻ vang này, theo bản báo cáo thường niên của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo
(CPJ), công bố ngày 11/12/2019 từ NewYork.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ). Ảnh minh họa.Reuters
Trong năm 2019, số nhà báo bị giam trên thế giới vì
nhiệm vụ thông tin độc lập tiếp tục chiếm mức độ gần như kỷ lục : ít nhất 250
người, giảm được 5 người so với năm trước, theo phối kiểm của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà
Báo (CPJ).
Tại châu Á, Việt Nam tiếp tục đứng hạng nhì sau
Trung Quốc trong danh sách chế độ nhà tù khắc nghiệt chống báo chí với 12 nhà
báo bị giam hay đang chờ lãnh án. Nạn nhân mới nhất là ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch
Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam.
Các nhà tù Trung Quốc giam giữ ít nhất 48 phóng
viên, nhiều hơn năm 2018 một người. Trong bối cảnh đàn áp tại Tân Cương và
phong trào dân chủ tại Hồng Kông, hàng chục phóng viên Trung Quốc bị bắt vì các
bài phóng sự. CPJ đặt biệt chú ý trường hợp nữ phóng viên độc lập Sophia Hoàng
Tuyết Cần (Huang Xue Qin), bị bắt vào tháng 10
/2019 sau khi kể lại câu chuyện cô tham gia tuần hành dân chủ tại Hồng Kông trên blog cá nhân.
/2019 sau khi kể lại câu chuyện cô tham gia tuần hành dân chủ tại Hồng Kông trên blog cá nhân.
Thổ Nhĩ Kỳ đứng sau Trung Quốc với 47 người tù vốn
là phóng viên, ít hơn năm trước 11 người nhưng không có nghĩa là có tiến bộ.
Sau khi triệt hạ gần 100 cơ quan truyền thông độc lập, chính quyền Erdogan tạm
thả hàng chục nhà báo trong khi chờ xử phúc thẩm.
Trong khu vực vùng Vịnh, Ả Rập Xê Út và Ai Cập chiếm
quán quân với 26 tù nhân báo giới ở mỗi nước. Tại Iran, trong bối cảnh biểu
tình chống vật giá leo thang, số nhà báo bị bắt lên đến 11 người.
-----------------------------------------------------
RFA
11/12/2019
Việt
Nam bỏ tù 12 nhà báo trong năm 2019 và là một trong nhóm 10 nước hàng đầu thế
giới có biện pháp đàn áp đối với báo giới chỉ trích chính phủ.
Thông cáo báo
chí của Ủy Ban Bảo vệ Ký giả- CPJ, trụ sở tại Hoa Kỳ công bố ngày 11 tháng 12 kết
luận như vừa nêu. Cụ thể trên toàn thế giới có ít nhất 250 nhà báo bị bỏ tù
trong năm 2019. Năm ngoái con số cũng tương tự chỉ nhỉnh hơn một chút là 255.
Các nhà báo bị
chính quyền Việt Nam bắt giữ. Từ trái qua: nhà báo Phạm Chí Dũng, nhà báo
Trương Duy Nhất, nhà báo Phạm Văn Hóa.
Photo RFA
Trung Quốc là nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất trong
năm nay với số lượng ít nhất là 48 người; trở thành quốc gia đứng đầu đàn áp giới
ký giả trong năm 2019. Theo CPJ thì số lượng nhà báo tại Hoa Lục bị bỏ tù tăng
đều đặn mỗi năm kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền và củng cố kiểm soát
chính trị tại đất nước đông dân nhất thế giới này.
Tại Việt Nam, kể sau kỳ đại hội đảng lần thứ 12 vào
tháng giêng năm 2016 và ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức tổng bí thư, biện
pháp đàn áp được nhận định tăng mạnh hơn so với trước đó. Nhà báo mới nhất bị bắt
vào ngày 21 tháng 11 vừa qua là ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập.
CPJ tổng kết đa số những nhà báo bị bỏ tù đều đối diện
với cáo buộc chống nhà nước hoặc bị cho là đưa tin giả.
Theo CPJ thì chừng 8% những nhà báo bị bỏ tù trên thế
giới trong năm 2019 là nữ giới; giảm so với tỷ lệ 13% vào năm ngoái
CPJ cho rằng các nhà báo không thể bị cầm tù chỉ vì
thực thi nhiệm vụ đưa tin của họ.
No comments:
Post a Comment