Sunday, 22 December 2019

NÓI LĂNG NHĂNG . . . LÀ MỘT LŨ PHẢN QUỐC (Trần Giao Thủy)




Trần Giao Thủy
Posted on December 22, 2019 

Chỉ có một điều tôi biết chắc rằng, ngay cả những người theo làn gió chướng đổi chiều, đã về Việt Nam. Họ cũng cảm thấy họ chẳng sung sướng gì, đôi khi tỏ ra buồn phiền, nghi kỵ, thất vọng không muốn nói ra. Đó là trường hợp ông Nguyễn Cao Kỳ.
Nguyễn Văn Lục, Gió chướng đã đổi chiều”, DCVOnline 14/07/2007)

Tướng Nguyễn Cao Kỳ đeo kính râm trong cuộc biểu tình chống lại chế độ của ông. (Ảnh của Dick Swanson / Bộ sưu tập hình ảnh LIFE / Getty Images)

Không rõ ông Nguyễn Cao Kỳ đã nói gì với tác giả để trong bài “Gió chướng đã đổi chiều” Nguyễn Văn Lục đã đi đến kết luận là ông tướng cựu Tư lệnh không quân VNCH, cựu Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương (Thủ tướng chính phủ quân nhân 1965-1967), cựu phó Tổng thống VNCH (1967-1971) chẳng sung sướng gì, đôi khi tỏ ra buồn phiền, nghi kỵ và thất vọng không muốn nói ra sau khi đã theo làn gió chướng, đổi chiều.

Nguyễn Cao Kỳ, từ những ngày ông còn đi lính, hay đang làm Thủ tướng hoặc phó Tổng thống và ngay cả những ngày cuối cùng của nền đệ nhị Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam, chưa khi nào chứng tỏ là người có tính ngại ngùng, không muốn nói ra.

Đối với quần chúng, chính Nguyễn Cao Kỳ đã xác định, trách nhiệm của ông là đóng vai như

“một quân nhân, một chính khách, và một tài tử (nguyên văn “military man, a politician, and a movie star.”)
PREMIER KY: Who Rules Vietnam? Newsweek, Số 27 tháng 9, 1965, trang 32.)

Đã được xem là “tay chơi” vang tiếng một thời ở các vũ trường, phòng trà Sài Gòn đọc những vần thơ lê thê, ướt át, cùng lúc đeo súng lục khắc tên người tinh mới nhất trên bá ngà, ông Nguyễn Cao Kỳ khó có thể là loại người “không muốn nói ra”.

Ngay cả lúc những phi vụ thả biệt kích ra Bắc còn trong vòng bí mật, tháng 7, 1964, ông Nguyễn Cao Kỳ đã tuyên bố với ký giả là ông đã vài lần bay vượt vĩ tuyến 17 (trong hai năm 1960-62). Stanley Karnow xem đây là một tiết lộ đã làm Hoa Kỳ phải xấu hổ vì ở thời điểm ấy ngôn ngữ tuyên truyền của Mỹ vẫn cho cộng sản Bắc Việt là phe duy nhất vi phạm hiệp định Geneva (Stanley Karnow, Vietnam: A History (1983, 1991), trang 379).

Khả năng phát ngôn và tuyên bố giựt gân của Nguyễn Cao Kỳ phát triển khá sớm. Năm 1964, khi 34 tuổi, ông tuyên bố “Chúng ta cần đến bốn hay năm Hitler tại Việt Nam.” Tháng 7, 1965 khi tờ New York Post cho đăng lại lời tuyên bố vừa kể thì ông đổi chiều, cải chính gỡ gạc và sau đó trong cuốn Twenty Years and Twenty Days (1976) cho rằng ông chưa bao giờ xem Hitler là thần tượng.(1)


Một tuyên bố khác của ông Nguyễn Cao Kỳ vào những ngày cuối tháng 4, 1975 tại Sài Gòn đại ý cho những người bỏ chạy là đồ hèn nhát và Kỳ sẽ ở lại chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Nhưng đó chỉ là tuyên bố. Ngày 29 tháng 4, 1975, khoảng sau sáu giờ chiều, trực thăng do Nguyễn Cao Kỳ lái đã đáp trên chiến hạm U.S.S. Midway ngoài biển đông trên đường chạy sang Mỹ trong chiến dịch Frequent Wind (White Christmas, The Fall Of Saigon, A Photographer’s Diary: April 20-30, 1975, Dirck Halstead và Thư riêng của William A. Bloomer, Thiếu tướng (hồi hưu) Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ, gởi Max Krause thuộc thư khố Đại học Emporia State University, 13/03/2003).

https://i.pinimg.com/474x/de/06/e9/de06e901d2ed8fee1a26e84fdce87f2f--vietnam-pull.jpg
 Thiếu úy Ken Prater (sĩ quan vận chuyển của USS Midway), Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Tướng Ngô Quang Trưởng trên chiến hạm U.S.S. Midway (29/04/1975). 
Nguồn: midwaysailor.com/Ảnh Hải quân Hoa Kỳ

Trên đây chỉ là một vài thí dụ về những tuyên bố của ông Nguyễn Cao Kỳ ngày xưa, hơn 30 năm về trước. Những tuyên bố đó chứng tỏ ông Kỳ không phải loại người “không muốn nói ra” như tác giả Nguyễn Văn Lục nhận xét.

Đó là chuyện ngày xưa. Gần với hiện tại hơn, ngày 13 tháng 6, 2002, trong một bài nói chuyện (2) tại De Anza College ở California, ông Kỳ đã nói và nói rất nhiều. Với bài nói chuyện dài hơn 4000 chữ, một mặt Nguyễn Cao Kỳ quảng cáo cho cuốn Buddha’s Child: My Fight to Save Vietnam (St. Martin’s Press, 2002), mặt khác ông chuẩn bị cho chuyến bay “theo chiều gió” hai năm sau.







No comments:

Post a Comment

View My Stats